BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
299K

Cư dân ngán ngẩm vì hàng chục năm chờ sổ hồng

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
(PLO)- Hàng ngàn cư dân chưa được cấp sổ hồng cho căn hộ dù họ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, chủ đầu tư các dự án thì luôn nại ra nhiều lý do cho việc chậm trễ của mình.


Tại TP.HCM, không hiếm trường hợp cư dân ở các chung cư kêu cứu vì chưa được cấp sổ hồng hàng chục năm khiến tâm lý và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Mới nhất là trường hợp hơn 2.500 hộ dân ở khu tái định cư Phú Mỹ, quận 7.

Tiền đã trả đủ, sổ hồng không thấy đâu

Trong cái nắng trưa những ngày đầu tháng 7, hàng chục cư dân trẻ già đều có mặt ở khu tái định cư Phú Mỹ đang chuẩn bị băng rôn với những dòng chữ: Yêu cầu CĐT (chủ đầu tư) Đức Khải trả sổ hồng cho cư dân, CĐT Đức Khải 10 năm chưa cấp sổ hồng cho cư dân, quyền lợi của 2.500 hộ dân bị chiếm đoạt 10 năm qua…


Cư dân không có lỗi

Tính đến thời điểm này, việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và quyền sử dụng đất của chủ đầu tư sau khi đã bán căn hộ cho khách hàng của Công ty Đức Khải là không phù hợp pháp luật. Cụ thể là Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015 của Chính phủ quy định: Chủ đầu tư phải có trách nhiệm giải chấp nhà ở trước khi ký hợp đồng giao dịch mua bán nhà ở với khách hàng.

Cư dân họ không thể nào biết được câu chuyện thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng được thực hiện như thế nào và đó không phải lỗi do họ. Nếu người mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (trả hết giá trị căn hộ) theo hợp đồng mua bán thì chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện trách nhiệm cấp sổ hồng cho cư dân.

Ông NGUYỄN NHẬT THANH,

giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM


Ông Nam, một cư dân ở đây, kể: “Khoảng năm 2012, gia đình tôi mua căn hộ thuộc block A3 từ Công ty Đức Khải với giá hơn 1,3 tỉ đồng từ tiền tích góp và đã trả đủ tiền. Nhưng đến nay, 10 năm rồi gia đình tôi và hàng ngàn hộ khác vẫn chưa có sổ hồng, cuộc sống bị ảnh hưởng ghê gớm”.

Không riêng ông Nam, hàng ngàn hộ dân ở các block chung cư khu vực này đều trong tình cảnh tương tự khi tiền đã trả nhưng phải sống trong căn hộ chưa có chủ quyền. Họ muốn dùng căn hộ để vay ngân hàng hoặc dùng cho các mục đích khác đều không xong.

Càng về trưa, trời càng nắng, hàng chục cư dân vẫn xếp hàng ngay ngắn phía sau những băng rôn kêu cứu, họ đồng loạt hô: “Đức Khải trả sổ hồng cho cư dân”. Những hình ảnh này không lạ vì nó diễn ra thường ở các chung cư còn “nợ” sổ hồng khắp TP.HCM và nó tạo ra cảm giác ngán ngẩm cho những người sinh sống ở chung cư.

Có nơi "nợ" 20 năm

Báo cáo trả lời cử tri mới nhất của UBND TP Thủ Đức cũng cho biết hàng loạt chung cư “nợ” sổ hồng của cư dân, thậm chí có nơi còn “nợ” cả gần 20 năm nay.

Theo đó, ngày 18-12-1981, UBND TP.HCM cấp giấy phép sử dụng đất, giao cho Cục Đo đạc và bản đồ nhà nước (nay là Công ty TNHH MTV Tài nguyên và môi trường Miền Nam) khu đất 35.150 m2 tại xã An Khánh, huyện Thủ Đức (nay là phường An Khánh, TP Thủ Đức). Khu đất này để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên, làm bãi tập kết vật tư và kiểm nghiệm các loại máy móc.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


 KC

Khu dân cư của chủ đầu tư Đức Khải đang “nợ” sổ hồng hàng ngàn hộ dân. Ảnh: KC

Khoảng năm 2001, Công ty TNHH MTV Tài nguyên và môi trường Miền Nam đã xây dựng khối chung cư sáu tầng gồm 48 căn hộ trên phần diện tích khuôn viên khoảng 380,2 m2 nhưng đến nay cũng chưa có sổ hồng.

Lý do được nêu trong văn bản của UBND TP Thủ Đức là: “Chung cư Đo Đạc đã được xây dựng từ năm 2001, UBND quận 2 (nay là TP Thủ Đức) trước đây cũng đã thống nhất giải quyết cấp sổ hồng cho các hộ dân. Tuy nhiên, hiện Công ty TNHH MTV Tài nguyên và môi trường Miền Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất”.

Vòng luẩn quẩn không lối ra

Trong khi hàng ngàn hộ dân đã mua nhà, trả tiền và bị “treo” sổ hồng, “treo” quyền lợi hàng chục năm nay thì đến nay chủ đầu tư khu tái định cư Phú Mỹ là Công ty Đức Khải vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho cư dân.

Ngày 7-7, Pháp Luật TP.HCM đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Giám đốc pháp lý dự án Công ty Đức Khải, để tìm hiểu thông tin thì bà Yến cho biết việc phát ngôn báo chí cần xin phép lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, đến nay sau nhiều lần liên hệ bà Yến vẫn chưa có phản hồi về việc trả lời.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiên, Trưởng Ban quản trị khu dân cư Phú Mỹ, cho biết Sở Xây dựng TP đã có văn bản trả lời lý do về việc hàng ngàn người dân chưa được cấp sổ hồng. Theo đó Công ty CP Đức Khải chưa xóa đăng ký thế chấp tại ngân hàng và chưa cung cấp hồ sơ cho Sở TN&MT TP để thực hiện việc cấp sổ hồng cho cư dân. Theo ông Hiên, Sở Xây dựng TP cũng đã yêu cầu Công ty CP Đức Khải có trách nhiệm cấp sổ hồng cho các cư dân.

Trong văn bản ngày 22-3-2021 của Công ty Đức Khải gửi Sở TN&MT TP thì công ty nại ra các khó khăn. Thứ nhất là vướng mắc trong việc giải chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai. Theo tìm hiểu thì công ty này đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai của các block cho ngân hàng để vay hơn 4.000 tỉ đồng. Năm 2018, chủ đầu tư chỉ mới giải chấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của block A1 (dự án có chín block).

Khó khăn thứ hai theo công ty là vướng mắc khi thực hiện chủ trương đầu tư của TP trong việc thanh quyết toán khấu trừ nghĩa vụ tài chính của dự án. Theo đó, dự án được đầu tư theo hình thức: Nhà nước giao đất cho chủ đầu tư tự thực hiện ứng vốn đầu tư dự án, sau đó chủ đầu tư bàn giao cho Nhà nước quỹ đất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo thị trường để phục vụ dự án tái định cư trọng điểm của TP.

Công ty này cho biết đã ứng vốn đầu tư 470 căn hộ block B4 và hạng mục hạ tầng khác như: Kè bảo vệ bờ sông Phú Xuân, Công viên Cây xanh khu II, trạm xử lý nước thải. Giá trị thực hiện các dự án hạ tầng và 470 căn hộ trên là hơn 390 tỉ đồng, trong khi đó giá trị quyền sử dụng đất của dự án chung cư Đức Khải (khu tái định cư Đức Khải) là hơn 344 tỉ đồng.

“Như vậy, giá trị đầu tư của công ty nhiều hơn giá trị quyền sử dụng đất của dự án nên TP phải hoàn trả cho công ty số tiền hơn 56 tỉ đồng. Đến nay, TP vẫn chưa hoàn tất thủ tục thanh quyết toán cho công ty” - văn bản của Công ty Đức Khải nêu.

Ngoài ra, từ những bất cập và chồng chéo về việc thanh toán giá trị đầu tư dự án đã khiến công ty nhiều lần bị cơ quan thuế các cấp cưỡng chế nên cũng ảnh hưởng đến công tác cấp sổ hồng cho cư dân.•


Tập trung giải quyết việc cấp sổ hồng cho cư dân

Trong chương trình “Dân hỏi - chính quyền trả lời” do HĐND TP.HCM chủ trì hồi tháng 3 vừa rồi, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP, cho biết chính quyền TP luôn xác định việc cấp sổ hồng là giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân và chủ đầu tư dự án. Vì vậy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là tập trung giải quyết các vấn đề này.

Năm 2013, toàn TP có 223 dự án nhà ở, TP đã thực hiện cấp sổ hồng trên 71.000 căn, những dự án đủ điều kiện TP đã giải quyết cấp sổ. Còn lại hiện nay là 50.000 căn hộ chưa cấp sổ hồng, trong đó có hai nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất, trách nhiệm của chủ đầu tư là chưa nộp hồ sơ đầy đủ (trường hợp chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ cấp sổ hồng thì sẽ bị xử phạt). Thứ hai là khi xây dựng chung cư thì xây không đúng phép (có sáu dự án) nên phải xử lý sai phép, ngoài ra cũng có vấn đề thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ngân hàng nhưng phải đảm bảo xây dựng xong thì giải chấp ở ngân hàng - rút giấy chứng nhận ra - nộp ở cơ quan nhà nước để thực hiện cấp sổ hồng cho cư dân. Hiện có 50 dự án chủ đầu tư đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ngân hàng.

Ngoài ra còn có phần nhóm liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước đang được giải quyết như: Xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung (có 43 dự án vướng mắc).


KIÊN CƯỜNG

Xem tiếp...
 
Top Bottom