Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Mỗi sản phẩm đều có giá trị sử dụng và giá trị về tiền bạc. Quần áo cũng vậy, cũng là một trong những loại sản phẩm có mức giá giao động và không ổn định trên thị trường. Vì hiện nay giá thành sản phẩm không chỉ dựa vào chất lượng của nó, mà chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thị trường, kinh tế, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng… Vậy nên công thức tính giá bán quần áo cũng thay đổi tuỳ theo các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Để hiểu hơn về những công thức tính giá bán quần áo hiện nay trên thị trường, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều điểm qua một số kiến thức sau.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của một sản phẩm nào đó được tính dựa trên những hao phí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động và các loại chi phi khác. Dựa vào những chi phí tạo ra sản phẩm mà giá thành được quyết định từ đó. Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Để tính giá thành sản phẩm có nhiều cách khác nhau, dưới đây là 3 phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính giá thành sản phẩm:
Hay còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Với công thức đơn giản là: Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí trong kỳ. Nếu trong trường hợp có những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành thì công thức sẽ được chuyển lại như sau:
Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Đây là phương pháp được tính giá thành dành cho những nơi sản xuất cả sản phẩm chính và phụ. Vậy nên trong công thức sẽ không tính đến những chi phí tạo ra sản phẩm phụ, nhằm tính chính xác giá thành cho các sản phẩm chính. Công thức được tổng quát như sau:
Tổng giá thành sản phẩm chính = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + tổng chi phí phát sinh trong kỳ – chi phí sản xuất sản phẩm phụ – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Đây là phương pháp tính giá thành dựa khi sản phẩm được tạo ra theo nhiều giai đoạn và phân khúc khác nhau. Được thực hiện tại nhiều bộ phận khác nhau, công thức sẽ được lập đơn giản như sau:
Tổng giá thành sản phẩm = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 +…+ Giá thành sản phẩm giai đoạn n.
Việc tính giá thành sản phẩm rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Từ việc xây dựng kế hoạch giá thành sản xuất, chúng ta sẽ biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Giá thành giúp doanh nghiệp xem xét được tình hình doanh thu, lợi nhuận và các chiến lược đã được thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả chưa.
Giá thành là một căn cứ để xác định được giá trị của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng ước tính được giá trị cơ bản. Giá thành của sản phẩm còn mang tính cạnh tranh rất cao, vì vậy việc tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi và cạnh tranh được với các đối thủ khác trong một ngành hàng.
Sau khi đã nắm được cách tính cơ bản về giá thành sản phẩm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức tính giá quần áo được áp dụng ra sao. Tuỳ theo mỗi sản phẩm sẽ có những cách tính riêng, vì để hoàn thiện được một sản phẩm, chúng có những cách thức sản xuất khác nhau. Và trong quá trình sản phẩm được bán ra, chúng có những quy định riêng về giá cả.
Mức giá MSRP là mức giá mà phía nhà cung cấp yêu cầu các đại lý bán ra cho người tiêu dùng. MSRP dễ hiểu hơn chính là mức giá niêm yết. Nếu bạn là một đại lý hay là một cửa hàng bán lẻ nào đó, khi nhập hàng từ một nhà cung cấp, bạn phải bán sản phẩm đó theo mức giá mà phía cung cấp đã niêm yết sẵn. Để dễ hiểu hơn các bạn có thể xem ví dụ sau:
Bạn nhập một chiếc áo thun có giá vốn là 100.000 nghìn đồng, mức giá niêm yết mà nhà cung cấp muốn bạn bán là 250.000 nghìn đồng cho đến 300.000 nghìn đồng, thì bạn phải bán đến tay người tiêu dùng mức giá rơi vào khoảng giao động này. Đây là cách thức giúp cho thị trường luôn bình ổn giá, không bị bán phá giá.
Mức giá niêm yết thường được áp dụng cho các nhãn hàng có hệ thống cửa hàng lớn, hay dành cho các đại lý bán lẻ nhượng quyền của các thương hiệu khác. Theo mức giá niêm yết, phần lợi nhuận của người bán hàng sẽ nhận lại được dựa vào phần trăm hoa hồng trên tổng số các sản phẩm được bán ra.
Đôi khi quần áo sẽ có giá bán tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Khi bạn muốn có một tỷ lệ lãi nhất định, bạn sẽ áp dụng cách tính này cho toàn bộ sản phẩm quần áo. Để áp dụng được công thức này, trước hết bạn phải xác định được giá vốn của từng sản phẩm, sau đó cộng thêm tỷ lệ lãi mà bạn mong muốn sẽ ra được giá bán cuối cung của sản phẩm. Mời các bạn tham khảo công thức:
Giá bán lẻ = [(Giá vốn) : (100 – % tỷ lệ lãi mong muốn)] x 100
Áp dụng ví dụ chiếc áo sơ mi có giá gốc là 100.000 nghìn đồng, và tỷ lệ lãi bạn mong muốn là 50%, lúc này giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ được tính: [(100.000) : (100 – 50)] x 100 = 200.000đ. Khi bạn có tỷ lệ lãi mong muốn là 50% dựa vào giá vốn hành bán tức là sẽ lời gấp đôi, áp dụng công thức ta tính được giá thành cuối cùng bán ra là 200.000 đ, tức tăng gấp đôi so với giá vốn 100.000 đ.
Đây là cách tính phổ thông và truyền thống. Người bán có thể tuỳ ý cộng thêm một mức lợi nhuận mong muốn vào sản phẩm nhằm thu lợi nhuận. Cách tính này thường áp dụng cho những cửa hàng nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, không phụ thuộc vào các công ty thời trang có thương hiệu hay nổi tiếng. Công thức tính giá ván quần áo sẽ được áp dụng là:
Giá bán lẻ = giá vốn + lợi nhuận mong muốn trên một sản phẩm
Tuỳ thuộc vào loại quần áo đó như thế nào mà người bán sẽ đưa ra mức lợi nhuận mong muốn. Nếu giá vốn càng cao, người bán thường có xu hướng tăng mức lợi nhuận mong muốn lên. Sử dụng lại ví dụ chiếc áo sơ mi có giá gốc 100.000 đ, lợi nhuận mong muốn là 50.000 đ, vậy giá cuối cùng của chiếc áo sơ mi khi đến với tay người tiêu dùng sẽ là: 100.000 + 50.000 = 150.000 đ.
Có nhiều trường hợp như chiếc áo này có giá gốc 100.000 đ, người bán sẽ bán ra với giá 150.000 đ. Nhưng nếu chiếc áo khác có giá gốc 130.000, thì giá bán lẻ lại lên đến 220.000 đ. Như vậy có thể nói rằng, nếu như tính giá quần áo theo công thức này, người bán có thể tuỳ chọn đưa mức lợi nhuận mong muốn tuỳ thuộc vào từng thời điểm và tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà người bán áp dụng.
Đây là một trong những cách bán hàng áp dụng công thức giá bán linh hoạt. Công thức được sử dụng cũng sẽ tương tự như bán hàng theo lợi nhuận mong muốn:
Giá bán lẻ = Giá vốn + Mức giá thay đổi linh hoạt
Cùng là một chiếc áo sơ mi có giá gốc là 100.000đ, nhưng tại một thời điểm nào chiếc áo sẽ được bán với giá 150.000đ, vào những ngày chạy sale, áo lại được bán với giá 130.000đ. Nhưng nếu vào những khoảng thời gian sản phẩm bị khan hiếm, người bán có thể bán chiếc áo sơ mi với giá 200.000đ.
Đây là chiến lược bán hàng của rất nhiều cửa hàng quần áo khi muốn tăng sự tương tác của người tiêu dùng. Người bán sẽ bán quần áo với giá lẻ ngang với giá vốn hoặc thậm chí bù lỗ. Tuy nhiên người bán sẽ bán xen kẽ với những mặt hàng khác nhằm bù lại được phần tiền lỗ, và trong chiến lược này, cửa hàng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn. Công thức tính giá bán quần áo theo chiến lược này sẽ là:
Giá bán lẻ = Giá vốn hoặc Giá bán lẻ < Giá vốn
Việc tính toán giá bán chuẩn xác cho sản phẩm không phải là điều đơn giản. Phải đưa ra phần tiền lời phù hợp sao cho vừa hấp dẫn với khách hàng đến mua, vừa giúp cửa hàng không bị lỗ vốn. Việc tính toán giá thành sản phẩm nên được thực hiện theo những bước sau, nhằm đưa ra được mức giá hợp lý.
Mỗi sản phẩm được tạo ra đều sỡ hữu những giá trị riêng và có mức vốn ban đầu. Và quần áo cũng vậy, giá vốn chính là phần chi phí cần có để tạo ra được một chiếc áo hoặc quần. Giá vốn quần áo là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất và may vá.
Số tiền này bao gồm tiền nguyên liệu tạo ra quần áo như vải, dây kéo, nút, dây thun… cùng với chi phí lao động trực tiếp như tiền lương của nhân viên. Ngoài ra còn có thêm tiền dụng cụ sản xuất như chi phí hao mòn máy may, máy ủi… và các khoản chi khác nữa như tiền điện, nước, bảo hiểm…
Nói chung, giá vốn hàng bán được tính bằng cách cộng lại tất cả các khoản chi phí, mà nó liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm, cụ thể ở đây là quần áo. Và nếu bạn là một cửa hàng bán lẻ giá vốn hàng hoá được tính theo công thức sau:
Giá vốn hàng hoá (giá gốc) = Giá vốn tại xưởng + chi phí vận chuyển
Chúng ta vẫn sẽ lấy ví dụ chiếc áo sơ mi, theo như những cách áp dụng công thức trên, chiếc áo sơ mi tại cửa hàng có giá vốn là 100.000đ. Tuy nhiên đây là mức giá mà bạn đã cộng thêm tiền chi phí vận chuyển. Có nghĩa là tại xưởng, chiếc áo sẽ có giá khoảng 95.000đ, và sau khi chúng được vận chuyển đến cửa hàng, bạn sẽ tính thêm khoản chi phí này vào giá gốc của sản phẩm.
Tiếp đến bạn sẽ nghiên cứu thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Nghiên cứu đến nhóm người tiêu dùng sẽ mua quần áo của cửa hàng bạn. Họ là người có thu nhập cao hay thấp, sống theo lối sống bình dân, giản dị hay xa hoa. Dựa vào những tiêu chi đó để đưa ra được mức giá bán phù hợp.
Bạn không thể tự đưa ra một mức giá khi chưa hiểu gì về thị trường hay nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu bạn áp đặt một mức giá quá cao, khi khách hàng là những người có nguồn thu nhập thấp, họ sẽ không đủ khả năng để chi trả cho những bộ quần áo được bán ra từ cử hàng của bạn. Thay vào đó, khách hàng sẽ lựa chọn một cửa hàng khác có giá rẻ hơn, đáp ứng được cả về mẫu mã và giá thành.
Chính vì vậy, khi tính giá cho sản phẩm, bạn cần cân đối giữa nguồn giá vốn với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Mức giá phù hợp sẽ là mức giá thuận mua vừa bán, cả khách hàng và cả người bán đều nhận được lợi ích từ sản phẩm đó.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ về thị trường cũng như nhu cầu tiêu thụ quần áo của khách hàng, chúng ta sẽ tiến hành đưa ra mức lợi nhuận mong muốn. Hoặc đưa ra giá bán cuối cùng cho sản phẩm. Mức lợi nhuận sẽ được tính theo công thức như đã được hướng dẫn trong mục II, các bạn có thể xem lại và từ đó đưa ra được mức giá chính xác cho sản phẩm. Thông thường, đối với quần áo, mức giá mà người bán đưa ra sẽ gấp đôi so với giá vốn. Đây là một mức giá khá an toàn, giúp người kinh doanh không bị lỗ vốn.
Sau khi đã đưa ra được mức lợi nhuận mong muốn, chúng ta sẽ tiến hành tính giá bán lẻ của sản phẩm được bán ra. Sau đó dán giá lên mác để người mua có thể dễ dạng lựa chọn. Nếu như có người muốn là cộng tác viên của bạn, thì giá thành của sản phẩm phải được tính lại nhằm đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên. Đây sẽ là giá bán sĩ bạn đưa ra đối với các cộng tác viên, chúng thường được định giá như sau:
Giá vốn < Giá bán sỉ < Giá bán lẻ
Nếu như theo biểu thức trên, ta có thể thấy rằng, các bạn vẫn sẽ có lời khi bỏ sỉ lại cho cộng tác viên, tuy nhiên phần lợi ích này sẽ nhỏ hơn giá bán lẻ và cộng tác viên phải lấy hàng với số lượng lớn. Để giúp các bạn hiểu hơn, chúng ta sẽ có ví dụ sau:
Công thức sẽ được tính tiếp tục như vậy cho đến khi gần sát với mức giá vốn. Mặc dù lợi nhuận bạn thu lại từ khách sỉ không cao, nhưng bù lại bạn có thêm các đối tác buôn bán và lượng hàng vẫn được đi đều đặn mà người bán không phải bỏ công sức hay chi phí để bán hàng. Giảm được lượng hàng tồn kho đáng kể.
Như vậy có khá nhiều công thức tính giá bán quần áo, nhưng người bán vẫn phải luôn xác định được chính xác mức giá vốn tối thiểu nhằm đưa ra được giá bán lẻ cuối cùng đến với người tiêu dùng. Ngoài ra cần nắm rõ thị trường và nhu cầu tiêu thụ quần áo để việc tính toán mức giá sản phẩm được dễ dàng và đem lại nguồn thu lợi nhuận cho người bán hàng.
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
Để hiểu hơn về những công thức tính giá bán quần áo hiện nay trên thị trường, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều điểm qua một số kiến thức sau.
- Những cách đặt tên shop bán quần áo hay nhất
- Bán quần áo online cần bao nhiêu vốn? Dự toán sơ bộ CHI PHÍ
I. Giá thành sản phẩm là gì?
1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của một sản phẩm nào đó được tính dựa trên những hao phí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động và các loại chi phi khác. Dựa vào những chi phí tạo ra sản phẩm mà giá thành được quyết định từ đó. Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
2. Công thức tính giá bán sản phẩm
Để tính giá thành sản phẩm có nhiều cách khác nhau, dưới đây là 3 phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính giá thành sản phẩm:
a. Phương pháp giản đơn
Hay còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Với công thức đơn giản là: Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí trong kỳ. Nếu trong trường hợp có những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành thì công thức sẽ được chuyển lại như sau:
Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
b. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm thô
Đây là phương pháp được tính giá thành dành cho những nơi sản xuất cả sản phẩm chính và phụ. Vậy nên trong công thức sẽ không tính đến những chi phí tạo ra sản phẩm phụ, nhằm tính chính xác giá thành cho các sản phẩm chính. Công thức được tổng quát như sau:
Tổng giá thành sản phẩm chính = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + tổng chi phí phát sinh trong kỳ – chi phí sản xuất sản phẩm phụ – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
c. Phương pháp phân bước
Đây là phương pháp tính giá thành dựa khi sản phẩm được tạo ra theo nhiều giai đoạn và phân khúc khác nhau. Được thực hiện tại nhiều bộ phận khác nhau, công thức sẽ được lập đơn giản như sau:
Tổng giá thành sản phẩm = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 +…+ Giá thành sản phẩm giai đoạn n.
2. Tầm quan trọng của việc tính giá thành sản phẩm
Việc tính giá thành sản phẩm rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Từ việc xây dựng kế hoạch giá thành sản xuất, chúng ta sẽ biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Giá thành giúp doanh nghiệp xem xét được tình hình doanh thu, lợi nhuận và các chiến lược đã được thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả chưa.
Giá thành là một căn cứ để xác định được giá trị của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng ước tính được giá trị cơ bản. Giá thành của sản phẩm còn mang tính cạnh tranh rất cao, vì vậy việc tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi và cạnh tranh được với các đối thủ khác trong một ngành hàng.
II. Những phương pháp tính giá bán quần áo – ngành hàng thời trang
Sau khi đã nắm được cách tính cơ bản về giá thành sản phẩm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức tính giá quần áo được áp dụng ra sao. Tuỳ theo mỗi sản phẩm sẽ có những cách tính riêng, vì để hoàn thiện được một sản phẩm, chúng có những cách thức sản xuất khác nhau. Và trong quá trình sản phẩm được bán ra, chúng có những quy định riêng về giá cả.
1. Mức giá MSRP
Mức giá MSRP là mức giá mà phía nhà cung cấp yêu cầu các đại lý bán ra cho người tiêu dùng. MSRP dễ hiểu hơn chính là mức giá niêm yết. Nếu bạn là một đại lý hay là một cửa hàng bán lẻ nào đó, khi nhập hàng từ một nhà cung cấp, bạn phải bán sản phẩm đó theo mức giá mà phía cung cấp đã niêm yết sẵn. Để dễ hiểu hơn các bạn có thể xem ví dụ sau:
Bạn nhập một chiếc áo thun có giá vốn là 100.000 nghìn đồng, mức giá niêm yết mà nhà cung cấp muốn bạn bán là 250.000 nghìn đồng cho đến 300.000 nghìn đồng, thì bạn phải bán đến tay người tiêu dùng mức giá rơi vào khoảng giao động này. Đây là cách thức giúp cho thị trường luôn bình ổn giá, không bị bán phá giá.
Mức giá niêm yết thường được áp dụng cho các nhãn hàng có hệ thống cửa hàng lớn, hay dành cho các đại lý bán lẻ nhượng quyền của các thương hiệu khác. Theo mức giá niêm yết, phần lợi nhuận của người bán hàng sẽ nhận lại được dựa vào phần trăm hoa hồng trên tổng số các sản phẩm được bán ra.
2. Công thức tính giá bán quần áo theo chiến lược riêng
Đôi khi quần áo sẽ có giá bán tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Khi bạn muốn có một tỷ lệ lãi nhất định, bạn sẽ áp dụng cách tính này cho toàn bộ sản phẩm quần áo. Để áp dụng được công thức này, trước hết bạn phải xác định được giá vốn của từng sản phẩm, sau đó cộng thêm tỷ lệ lãi mà bạn mong muốn sẽ ra được giá bán cuối cung của sản phẩm. Mời các bạn tham khảo công thức:
Giá bán lẻ = [(Giá vốn) : (100 – % tỷ lệ lãi mong muốn)] x 100
Áp dụng ví dụ chiếc áo sơ mi có giá gốc là 100.000 nghìn đồng, và tỷ lệ lãi bạn mong muốn là 50%, lúc này giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ được tính: [(100.000) : (100 – 50)] x 100 = 200.000đ. Khi bạn có tỷ lệ lãi mong muốn là 50% dựa vào giá vốn hành bán tức là sẽ lời gấp đôi, áp dụng công thức ta tính được giá thành cuối cùng bán ra là 200.000 đ, tức tăng gấp đôi so với giá vốn 100.000 đ.
3. Công thức tính giá bán quần áo theo một mức lợi nhuận mong muốn
Đây là cách tính phổ thông và truyền thống. Người bán có thể tuỳ ý cộng thêm một mức lợi nhuận mong muốn vào sản phẩm nhằm thu lợi nhuận. Cách tính này thường áp dụng cho những cửa hàng nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, không phụ thuộc vào các công ty thời trang có thương hiệu hay nổi tiếng. Công thức tính giá ván quần áo sẽ được áp dụng là:
Giá bán lẻ = giá vốn + lợi nhuận mong muốn trên một sản phẩm
Tuỳ thuộc vào loại quần áo đó như thế nào mà người bán sẽ đưa ra mức lợi nhuận mong muốn. Nếu giá vốn càng cao, người bán thường có xu hướng tăng mức lợi nhuận mong muốn lên. Sử dụng lại ví dụ chiếc áo sơ mi có giá gốc 100.000 đ, lợi nhuận mong muốn là 50.000 đ, vậy giá cuối cùng của chiếc áo sơ mi khi đến với tay người tiêu dùng sẽ là: 100.000 + 50.000 = 150.000 đ.
Có nhiều trường hợp như chiếc áo này có giá gốc 100.000 đ, người bán sẽ bán ra với giá 150.000 đ. Nhưng nếu chiếc áo khác có giá gốc 130.000, thì giá bán lẻ lại lên đến 220.000 đ. Như vậy có thể nói rằng, nếu như tính giá quần áo theo công thức này, người bán có thể tuỳ chọn đưa mức lợi nhuận mong muốn tuỳ thuộc vào từng thời điểm và tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà người bán áp dụng.
4. Sử dụng nhiều mức giá cho một sản phẩm
Đây là một trong những cách bán hàng áp dụng công thức giá bán linh hoạt. Công thức được sử dụng cũng sẽ tương tự như bán hàng theo lợi nhuận mong muốn:
Giá bán lẻ = Giá vốn + Mức giá thay đổi linh hoạt
Cùng là một chiếc áo sơ mi có giá gốc là 100.000đ, nhưng tại một thời điểm nào chiếc áo sẽ được bán với giá 150.000đ, vào những ngày chạy sale, áo lại được bán với giá 130.000đ. Nhưng nếu vào những khoảng thời gian sản phẩm bị khan hiếm, người bán có thể bán chiếc áo sơ mi với giá 200.000đ.
5. Bán giá hoà vốn hoặc thua lỗ nhằm thu hút khách hàng
Đây là chiến lược bán hàng của rất nhiều cửa hàng quần áo khi muốn tăng sự tương tác của người tiêu dùng. Người bán sẽ bán quần áo với giá lẻ ngang với giá vốn hoặc thậm chí bù lỗ. Tuy nhiên người bán sẽ bán xen kẽ với những mặt hàng khác nhằm bù lại được phần tiền lỗ, và trong chiến lược này, cửa hàng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn. Công thức tính giá bán quần áo theo chiến lược này sẽ là:
Giá bán lẻ = Giá vốn hoặc Giá bán lẻ < Giá vốn
III. Các bước thực hiện tính giá bán quần áo sỉ lẻ
Việc tính toán giá bán chuẩn xác cho sản phẩm không phải là điều đơn giản. Phải đưa ra phần tiền lời phù hợp sao cho vừa hấp dẫn với khách hàng đến mua, vừa giúp cửa hàng không bị lỗ vốn. Việc tính toán giá thành sản phẩm nên được thực hiện theo những bước sau, nhằm đưa ra được mức giá hợp lý.
1. Tính giá vốn quần áo
Mỗi sản phẩm được tạo ra đều sỡ hữu những giá trị riêng và có mức vốn ban đầu. Và quần áo cũng vậy, giá vốn chính là phần chi phí cần có để tạo ra được một chiếc áo hoặc quần. Giá vốn quần áo là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất và may vá.
Số tiền này bao gồm tiền nguyên liệu tạo ra quần áo như vải, dây kéo, nút, dây thun… cùng với chi phí lao động trực tiếp như tiền lương của nhân viên. Ngoài ra còn có thêm tiền dụng cụ sản xuất như chi phí hao mòn máy may, máy ủi… và các khoản chi khác nữa như tiền điện, nước, bảo hiểm…
Nói chung, giá vốn hàng bán được tính bằng cách cộng lại tất cả các khoản chi phí, mà nó liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm, cụ thể ở đây là quần áo. Và nếu bạn là một cửa hàng bán lẻ giá vốn hàng hoá được tính theo công thức sau:
Giá vốn hàng hoá (giá gốc) = Giá vốn tại xưởng + chi phí vận chuyển
Chúng ta vẫn sẽ lấy ví dụ chiếc áo sơ mi, theo như những cách áp dụng công thức trên, chiếc áo sơ mi tại cửa hàng có giá vốn là 100.000đ. Tuy nhiên đây là mức giá mà bạn đã cộng thêm tiền chi phí vận chuyển. Có nghĩa là tại xưởng, chiếc áo sẽ có giá khoảng 95.000đ, và sau khi chúng được vận chuyển đến cửa hàng, bạn sẽ tính thêm khoản chi phí này vào giá gốc của sản phẩm.
2. Nghiên cứu thị trường
Tiếp đến bạn sẽ nghiên cứu thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Nghiên cứu đến nhóm người tiêu dùng sẽ mua quần áo của cửa hàng bạn. Họ là người có thu nhập cao hay thấp, sống theo lối sống bình dân, giản dị hay xa hoa. Dựa vào những tiêu chi đó để đưa ra được mức giá bán phù hợp.
Bạn không thể tự đưa ra một mức giá khi chưa hiểu gì về thị trường hay nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu bạn áp đặt một mức giá quá cao, khi khách hàng là những người có nguồn thu nhập thấp, họ sẽ không đủ khả năng để chi trả cho những bộ quần áo được bán ra từ cử hàng của bạn. Thay vào đó, khách hàng sẽ lựa chọn một cửa hàng khác có giá rẻ hơn, đáp ứng được cả về mẫu mã và giá thành.
Chính vì vậy, khi tính giá cho sản phẩm, bạn cần cân đối giữa nguồn giá vốn với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Mức giá phù hợp sẽ là mức giá thuận mua vừa bán, cả khách hàng và cả người bán đều nhận được lợi ích từ sản phẩm đó.
3. Xác định mức lợi nhuận mong muốn và đưa ra giá bán lẻ
Sau khi đã nghiên cứu kỹ về thị trường cũng như nhu cầu tiêu thụ quần áo của khách hàng, chúng ta sẽ tiến hành đưa ra mức lợi nhuận mong muốn. Hoặc đưa ra giá bán cuối cùng cho sản phẩm. Mức lợi nhuận sẽ được tính theo công thức như đã được hướng dẫn trong mục II, các bạn có thể xem lại và từ đó đưa ra được mức giá chính xác cho sản phẩm. Thông thường, đối với quần áo, mức giá mà người bán đưa ra sẽ gấp đôi so với giá vốn. Đây là một mức giá khá an toàn, giúp người kinh doanh không bị lỗ vốn.
Sau khi đã đưa ra được mức lợi nhuận mong muốn, chúng ta sẽ tiến hành tính giá bán lẻ của sản phẩm được bán ra. Sau đó dán giá lên mác để người mua có thể dễ dạng lựa chọn. Nếu như có người muốn là cộng tác viên của bạn, thì giá thành của sản phẩm phải được tính lại nhằm đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên. Đây sẽ là giá bán sĩ bạn đưa ra đối với các cộng tác viên, chúng thường được định giá như sau:
Giá vốn < Giá bán sỉ < Giá bán lẻ
Nếu như theo biểu thức trên, ta có thể thấy rằng, các bạn vẫn sẽ có lời khi bỏ sỉ lại cho cộng tác viên, tuy nhiên phần lợi ích này sẽ nhỏ hơn giá bán lẻ và cộng tác viên phải lấy hàng với số lượng lớn. Để giúp các bạn hiểu hơn, chúng ta sẽ có ví dụ sau:
- Chiếc áo sơ mi có giá gốc là 100.000đ, mức lợi nhuận bạn mong muốn là 50%, vậy giá bán lẻ của áo sơ mi sẽ là: 100.000 + 100.000 * 50% = 150.000đ. Vậy nên một chiếc áo sơ mi có giá bán lẻ là 150.000đ.
- Nhưng nếu bạn bỏ giá sỉ với số lượng 10 cái trở lên, lúc này lợi nhuận mong muốn bạn chỉ cần 40%, thì giá tiền mỗi chiếc áo sơ mi sẽ là: 100.000 + 100.000 * 40% = 140.000đ.
- Hay số lượng khách sỉ lấy 20 cái, lợi nhuận mong muốn của bạn sẽ giảm xuống còn 30%, thì giá bán một chiếc áo sơ mi sẽ là: 100.000 + 100.000 * 30% = 130.000đ
Công thức sẽ được tính tiếp tục như vậy cho đến khi gần sát với mức giá vốn. Mặc dù lợi nhuận bạn thu lại từ khách sỉ không cao, nhưng bù lại bạn có thêm các đối tác buôn bán và lượng hàng vẫn được đi đều đặn mà người bán không phải bỏ công sức hay chi phí để bán hàng. Giảm được lượng hàng tồn kho đáng kể.
Một số bài viết hỗ trợ bạn trong việc kinh doanh quần áo:
- Bản kế hoạch kinh doanh quần áo online từ A-Z cho người mới bắt đầu
- Xưởng may áo thun Local Brand chất lượng, bảo mật
- Kinh doanh quần áo có lời không? 7 quy tắc vàng từ người đi trước
- Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ
Như vậy có khá nhiều công thức tính giá bán quần áo, nhưng người bán vẫn phải luôn xác định được chính xác mức giá vốn tối thiểu nhằm đưa ra được giá bán lẻ cuối cùng đến với người tiêu dùng. Ngoài ra cần nắm rõ thị trường và nhu cầu tiêu thụ quần áo để việc tính toán mức giá sản phẩm được dễ dàng và đem lại nguồn thu lợi nhuận cho người bán hàng.
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...