SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Cơn tăng huyết áp cấp cứu và một số điều cần biết - Bệnh viện 108

Tăng huyết áp:​

  • Là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, và là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý mạch vành, mạch máu não.
  • Cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) là khi huyết áp tăng lên nhanh chóng và nghiêm trọng (huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg), có thể gặp ở 1-3% những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính.
  • ồm 2 thể lâm sàng: cơn tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn trương.

Cơn tăng huyết áp cấp cứu:​

  • Tăng huyết áp cấp cứu là tăng huyết áp nghiêm trọng (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg), có kèm theo tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc nặng hơn.
  • Tổn thương cơ quan đích thường gặp là: Bệnh não tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đau ngực không ổn định, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp và sản giật.
  • Thuốc lý tưởng để điều trị tăng huyết áp là phải khởi phát nhanh, hiệu lực mạnh, hồi phục nhanh chóng, không gây nhịp nhanh, ít tác dụng phụ.
  • Một số thuốc truyền tĩnh mạch thường được dùng hiện nay: Sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine...

Tăng huyết áp khẩn trương:​

  • Tăng huyết áp khẩn trương là tình huống lâm sàng có huyết áp tăng cao kịch phát (HATT ≥ 180mmHg hoặc HATTr ≥ 120mmHg), nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích.
  • Điều trị tăng huyết áp khẩn trương thường là dùng thuốc uống và hạ huyết áp từ từ trong 24 - 48 giờ, huyết áp cần hạ từ từ
  • Điều quan trọng là không được dùng thuốc gây hạ huyết áp mạnh, đột ngột có thể gây tổn thương đáng kể do giảm tưới máu.

Nguồn: Bệnh viện 108

Xem tiếp...
 
Top Bottom