SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Cơn hen cấp - dấu hiệu và cách xử trí - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Thái An Nhiên

Fan Cứng

Hen​

  • Là bệnh mạn tính không lây của đường hô hấp tuy khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát tốt. Khi gặp một người bệnh lên cơn hen cấp, cần hiểu rõ các dấu hiệu và có cách xử trí kịp thời.
  • Cơn hen cấp là những đợt ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, xảy ra bởi tình trạng tắc nghẽn luồng khí thở do các phế quản bị co thắt, sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đàm nhớt làm bít tắc phế quản.
  • Việc xử trí cấp cứu đúng cách nhằm mục đích chặn đứng cơn suyễn kịp thời giúp người bệnh giảm khó thở, tránh những biến chứng nặng của bệnh sau đó.

Dấu hiệu cơn hen cấp​

  • Khó thở: Cảm giác ngộp, không đủ hơi, khó thở ra, phải ngồi bám vào ghế để thở.
  • Khò khè: Là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi thở ra.
  • Ho: Thường đi kèm với khó thở, có thể khạc đờm.
  • Nặng, tức ngực: Cảm giác như có vật gì nặng đè lên ngực gây tức, khó thở.
  • Hắt hơi, chảy nước mắt mũi.
  • Một số dấu hiệu nặng: tím tái, rối loạn ý thức, co kéo cơ hô hấp, không nói được,… cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cách xử trí​

  • Trấn an bệnh nhân: giúp họ giảm lo lắng, căng thẳng…
  • Hỏi xem anh/chị có phải bị hen không? Có mang theo ống thuốc nào không? Có giấy tờ hướng dẫn xử trí bệnh của họ kèm theo không?
  • Giúp bệnh nhân dùng thuốc họ mang theo mình: tìm thuốc trong túi xách, túi quần áo.
  • Ở trẻ em hoặc người cao tuổi có thể mang theo một ống nhựa trong (gọi là buồng đệm) để gắn vào ống hít.
  • Sau khi dùng thuốc hãy gọi hỗ trợ y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra.

Bệnh nhân không mang thuốc

  • Loại bỏ các tác nhân kích thích xung quanh: khói thuốc lá, chó mèo, phấn hoa,… hoặc đề phòng với các yếu tố thời tiết không thuận lợi.
  • Giúp bệnh nhân tập thở, bình tĩnh hơn: cố gắng thở chậm, hít vào qua mũi khoảng 14 giây và thở ra trong 16 giây, chúm môi khi thở ra có thể giúp thở ra chậm lại và giữ đường thở mở trong thời gian dài hơn.
  • Có thể cho bệnh nhân uống đồ uống chứa caffeine như: cà phê, soda, nước chè.
  • Một số loại thuốc có thể dùng: salbutamol, theostat, bambec, medrol, prednisolon… tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Xem tiếp...
 
Top Bottom