Thu Thủy
Nổi Tiếng
Hơn 2 năm kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2015), đến nay mới chỉ có 549 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất (sổ đỏ) được cấp cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, ít hơn nhiều so với sức cầu tiềm năng từ đối tượng này.
Lượng người nước ngoài quan tâm tới bất động sản Việt Nam tăng mạnh sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, nhưng có ít giao dịch được thực hiện. Ảnh: Lê Toàn
Vẫn còn nhiều điểm vướng
Theo thống kê không chính thức, hiện có hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều có liên hệ mật thiết với gia đình ở quê hương. Nếu tận dụng được số lượng này, đây là nguồn khách hàng rất tiềm năng đối với thị trường bất động sản, bởi họ là những người có khả năng tài chính tốt, có đủ khả năng tham gia vào mọi phân khúc trên thị trường bất động sản.
Luật Nhà ở 2014 cũng đã có nhiều điểm cởi mở để thu hút dòng vốn này chảy vào thị trường bất động sản. Thực tế, sau khi Luật Nhà ở 2014 được thông qua và có hiệu lực, thống kê từ nhiều sàn phân phối cũng như chủ đầu tư cho thấy, số lượng người nước ngoài tìm kiếm thông tin và đặt vấn đề mua bất động sản tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, thậm chí số lượng bằng nhiều năm trước cộng lại.
Tuy nhiên, từ việc quan tâm đến ra quyết định lại là chuyện khác, do còn quá nhiều vướng mắc khiến người nước ngoài "chùn bước". Do đó, hiện mới chỉ có 549 sổ đỏ được cấp cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sau 2 năm Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực.
Tại một cuộc tọa đàm gần đây, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho biết, còn nhiều "vùng cấm" hơn tưởng tượng dành cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Rất nhiều người nước ngoài tìm đến các văn phòng luật sư để nhờ sự hỗ trợ về thủ tục sở hữu nhà, nhưng luật sư hay tư vấn viên phải mất nhiều thời gian để giải quyết. Đến khi tìm được phương án giải quyết rồi thì họ lại không còn nhu cầu nữa.
“Chẳng hạn như vấn đề về việc xác định khu vực cần đảm bảo quốc phòng, an ninh, hay trường hợp nếu người nước ngoài có nhu cầu bán nhà ở thuộc sở hữu của mình, thì người mua căn nhà đó sẽ được sở hữu trong thời hạn như thế nào?
Nếu người mua là người nước ngoài hoặc Việt kiều thì thời hạn sử dụng căn nhà mua đó sẽ là 50 năm, hay là khoảng thời gian còn lại của chủ cũ. Nếu người mua là người Việt Nam, thì họ có được sử dụng căn nhà này vĩnh viễn hay không?... Đó là những vấn đề mà Luật Nhà ở 2014 cùng các văn bản hướng dẫn chưa giải quyết”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, một vướng mắc nữa là Luật Nhà ở 2014 quy định các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có Việt kiều và tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 lại không quy định cá nhân nước ngoài là người sử dụng đất, Nghị định 99/2015 thay thế Nghị định 51/2009 cũng không hề có quy định nào về quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài trong trường hợp sở hữu nhà ở.
Bổ sung quan điểm của ông Hà, ông Greg Ohan, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, trong trường hợp may mắn nhanh chóng tìm được người mua để chuyển nhượng lại căn hộ, thì người nước ngoài phải làm một loạt thủ tục hành chính để hoàn thành việc mua bán này.
Đầu tiên, cần phải làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được công chứng và dịch tại cơ quan đăng ký ở nước sở tại. Sau đó, một lần nữa phải được công chứng, dịch ra tiếng Việt tại phòng công chứng địa phương. Việc này tốn khá nhiều thời gian và phải trả một khoản chi phí.
“Mọi việc chưa dừng lại ở đó, họ tiếp tục phải chuẩn bị “hợp đồng đặt cọc” và “hợp đồng mua bán”, mà chắc chắn cả hai bản phải được công chứng và ký kết bởi tất cả các bên, bao gồm cả chủ đầu tư. Sẽ không có bản hợp đồng mẫu nào cả, nên họ cần phải tự chuẩn bị cho mình hoặc tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn. Sau đó, hợp đồng phải được dịch, được ký tên và có sự làm chứng bằng tiếng Việt bởi một công chứng viên. Khi giao dịch hoàn tất, sẽ phải đóng thuế trên giá trị tài sản”, ông Ohan cho biết.
Chưa hết, theo ông Ohan, khi đã xong hết các thủ tục trên, cách duy nhất để hồi khoản tiền đầu tư về nước là thông qua các ngân hàng quốc tế, nhưng người nước ngoài phải cung cấp tất cả tài liệu kể trên. Chỉ sau khi hoàn tất việc đó, ngân hàng mới cho phép họ nhận được tiền. Ngoài ra, họ cũng cần phải thanh toán phí cho chủ đầu tư để hoàn tất việc chuyển nhượng.
Vẫn phải chờ
Để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, tháng 5/2017, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài nêu rõ, Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở phải rõ ràng, minh bạch.
“Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam”, công văn nêu rõ.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương căn cứ nội dung Văn bản số 10328/BQP-TM ngày 19/10/2016 của Bộ Quốc phòng và Văn bản số 786/BCA-TCAN ngày 19/4/2017 của Bộ Công an, phối hợp với Công an và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nằm trong khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở phải được xác định rõ ràng.
Đến giữa tháng 7/2017, UBND TP.HCM có công văn gửi các sở Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng; Tư pháp cùng Bộ Tư lệnh TP.HCM và Công an TP.HCM về việc chấn chỉnh công tác giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND TP.HCM phê bình thủ trưởng các đơn vị có liên quan chậm triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc xác định khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng không cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà ở. Điều này gây chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm trễ này, UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Tư lệnh TP.HCM và Công an TP.HCM thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các chỉ đạo khác có liên quan đến việc xác định khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng tại Thành phố.
Giám đốc Sở Xây dựng cũng được giao sớm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Danh mục này phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, làm cơ sở cho cá nhân, tổ chức biết và tạo cơ sở pháp lý cho Sở Tài nguyên - Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là chủ quyền) cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Tuy vậy, mới chỉ có TP.HCM là có quan tâm tới việc thúc đẩy công tác này, còn thực tế các địa phương khác vẫn chưa có phản hồi cụ thể, đặc biệt là Hà Nội. Vì vậy, câu chuyện làm thế nào để thúc đẩy người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam nhiều hơn nữa vẫn phải chờ.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư Bất động sản
Xem tiếp...
Lượng người nước ngoài quan tâm tới bất động sản Việt Nam tăng mạnh sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, nhưng có ít giao dịch được thực hiện. Ảnh: Lê Toàn
Vẫn còn nhiều điểm vướng
Theo thống kê không chính thức, hiện có hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều có liên hệ mật thiết với gia đình ở quê hương. Nếu tận dụng được số lượng này, đây là nguồn khách hàng rất tiềm năng đối với thị trường bất động sản, bởi họ là những người có khả năng tài chính tốt, có đủ khả năng tham gia vào mọi phân khúc trên thị trường bất động sản.
Luật Nhà ở 2014 cũng đã có nhiều điểm cởi mở để thu hút dòng vốn này chảy vào thị trường bất động sản. Thực tế, sau khi Luật Nhà ở 2014 được thông qua và có hiệu lực, thống kê từ nhiều sàn phân phối cũng như chủ đầu tư cho thấy, số lượng người nước ngoài tìm kiếm thông tin và đặt vấn đề mua bất động sản tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, thậm chí số lượng bằng nhiều năm trước cộng lại.
Tuy nhiên, từ việc quan tâm đến ra quyết định lại là chuyện khác, do còn quá nhiều vướng mắc khiến người nước ngoài "chùn bước". Do đó, hiện mới chỉ có 549 sổ đỏ được cấp cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sau 2 năm Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực.
Tại một cuộc tọa đàm gần đây, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho biết, còn nhiều "vùng cấm" hơn tưởng tượng dành cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Rất nhiều người nước ngoài tìm đến các văn phòng luật sư để nhờ sự hỗ trợ về thủ tục sở hữu nhà, nhưng luật sư hay tư vấn viên phải mất nhiều thời gian để giải quyết. Đến khi tìm được phương án giải quyết rồi thì họ lại không còn nhu cầu nữa.
“Chẳng hạn như vấn đề về việc xác định khu vực cần đảm bảo quốc phòng, an ninh, hay trường hợp nếu người nước ngoài có nhu cầu bán nhà ở thuộc sở hữu của mình, thì người mua căn nhà đó sẽ được sở hữu trong thời hạn như thế nào?
Nếu người mua là người nước ngoài hoặc Việt kiều thì thời hạn sử dụng căn nhà mua đó sẽ là 50 năm, hay là khoảng thời gian còn lại của chủ cũ. Nếu người mua là người Việt Nam, thì họ có được sử dụng căn nhà này vĩnh viễn hay không?... Đó là những vấn đề mà Luật Nhà ở 2014 cùng các văn bản hướng dẫn chưa giải quyết”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, một vướng mắc nữa là Luật Nhà ở 2014 quy định các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có Việt kiều và tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 lại không quy định cá nhân nước ngoài là người sử dụng đất, Nghị định 99/2015 thay thế Nghị định 51/2009 cũng không hề có quy định nào về quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài trong trường hợp sở hữu nhà ở.
Bổ sung quan điểm của ông Hà, ông Greg Ohan, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, trong trường hợp may mắn nhanh chóng tìm được người mua để chuyển nhượng lại căn hộ, thì người nước ngoài phải làm một loạt thủ tục hành chính để hoàn thành việc mua bán này.
Đầu tiên, cần phải làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được công chứng và dịch tại cơ quan đăng ký ở nước sở tại. Sau đó, một lần nữa phải được công chứng, dịch ra tiếng Việt tại phòng công chứng địa phương. Việc này tốn khá nhiều thời gian và phải trả một khoản chi phí.
“Mọi việc chưa dừng lại ở đó, họ tiếp tục phải chuẩn bị “hợp đồng đặt cọc” và “hợp đồng mua bán”, mà chắc chắn cả hai bản phải được công chứng và ký kết bởi tất cả các bên, bao gồm cả chủ đầu tư. Sẽ không có bản hợp đồng mẫu nào cả, nên họ cần phải tự chuẩn bị cho mình hoặc tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn. Sau đó, hợp đồng phải được dịch, được ký tên và có sự làm chứng bằng tiếng Việt bởi một công chứng viên. Khi giao dịch hoàn tất, sẽ phải đóng thuế trên giá trị tài sản”, ông Ohan cho biết.
Chưa hết, theo ông Ohan, khi đã xong hết các thủ tục trên, cách duy nhất để hồi khoản tiền đầu tư về nước là thông qua các ngân hàng quốc tế, nhưng người nước ngoài phải cung cấp tất cả tài liệu kể trên. Chỉ sau khi hoàn tất việc đó, ngân hàng mới cho phép họ nhận được tiền. Ngoài ra, họ cũng cần phải thanh toán phí cho chủ đầu tư để hoàn tất việc chuyển nhượng.
Vẫn phải chờ
Để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, tháng 5/2017, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài nêu rõ, Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở phải rõ ràng, minh bạch.
“Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam”, công văn nêu rõ.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương căn cứ nội dung Văn bản số 10328/BQP-TM ngày 19/10/2016 của Bộ Quốc phòng và Văn bản số 786/BCA-TCAN ngày 19/4/2017 của Bộ Công an, phối hợp với Công an và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nằm trong khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở phải được xác định rõ ràng.
Đến giữa tháng 7/2017, UBND TP.HCM có công văn gửi các sở Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng; Tư pháp cùng Bộ Tư lệnh TP.HCM và Công an TP.HCM về việc chấn chỉnh công tác giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND TP.HCM phê bình thủ trưởng các đơn vị có liên quan chậm triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc xác định khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng không cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà ở. Điều này gây chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm trễ này, UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Tư lệnh TP.HCM và Công an TP.HCM thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các chỉ đạo khác có liên quan đến việc xác định khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng tại Thành phố.
Giám đốc Sở Xây dựng cũng được giao sớm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Danh mục này phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, làm cơ sở cho cá nhân, tổ chức biết và tạo cơ sở pháp lý cho Sở Tài nguyên - Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là chủ quyền) cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Tuy vậy, mới chỉ có TP.HCM là có quan tâm tới việc thúc đẩy công tác này, còn thực tế các địa phương khác vẫn chưa có phản hồi cụ thể, đặc biệt là Hà Nội. Vì vậy, câu chuyện làm thế nào để thúc đẩy người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam nhiều hơn nữa vẫn phải chờ.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư Bất động sản
Xem tiếp...