MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
691K

Cơ quan chức năng khuyến nghị như thế nào?

Tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long:


Cập nhật lúc 19:03, Thứ bảy, 30/03/2024 (GMT+7)





(Thanh tra) - Trao đổi với Báo Thanh tra, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đưa ra khuyến nghị về các giải pháp ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn nhằm bảo vệ sản xuất và ổn định đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.​


Article thumbnail


Cống ngăn mặn Phú Phong (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Thái Hùng/Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam


Còn 2 đợt xâm nhập mặn cao trong tháng 4

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ đầu mùa khô 2023 - 2024 đến thời điểm cuối tháng 3/2024 đã xuất hiện ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng ít nghiêm trọng hơn so với mùa khô năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020.

Cụ thể, chiều sâu xâm nhập mặn với ranh mặn 4g/l tại vùng cửa sông Cửu Long đã xuất hiện trong phạm vi từ 55 - 65 km, so với trung bình nhiều năm cao hơn từ 6 - 16 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 5 - 8 km (riêng sông Cửa Tiểu - Đại đã xuất hiện cao hơn năm 2016 khoảng 4 - 5km) và thấp hơn năm 2020 từ 7 - 36 km.

Khu vực vùng hai sông Vàm Cỏ (sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây): Phạm vi ảnh hưởng đến 78 - 80 km, so với trung bình nhiều năm thấp hơn từ 2 - 4 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 33 - 43 km, thấp hơn năm 2020 từ 23 - 63 km, so với năm 2023 cao hơn từ 14 - 16 km.

Ở vùng ven biển Tây, hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã đưa vào vận hành nên xâm nhập mặn đã được chủ động kiểm soát.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định: Trong tháng 4/2024, Đồng bằng sông Cửu Long còn 2 đợt xâm nhập mặn cao (từ ngày 7 - 11/4 và từ ngày 23 - 27/4). Dự báo xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long giảm từ 1 - 3 km (tùy từng cửa sông) so với tháng 3/2024. Nếu gió chướng xuất hiện mạnh vào kỳ triều cường, xâm nhập mặn có khả năng cao hơn mức dự báo.

Dự báo đợt xâm nhập mặn từ ngày 7 - 11/4, khu vực cửa sông Cửu Long ranh mặn 4g/l từ 53 - 62 km; khu vực hai sông Vàm Cỏ, ranh 4g/l từ 85 - 90 km.

Đối với đợt xâm nhập mặn từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4/2024, xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông Cửu Long có khả năng giảm dần, ranh mặn 4g/l từ 40 - 55 km. Khu vực hai sông Vàm Cỏ: Xâm nhập mặn với ranh 4g/l có thể xuất hiện từ 90 - 95 km và có khả năng duy trì đến tháng 5 nếu khu vực không xuất hiện mưa.

Cần đề phòng các rủi ro

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang ở thời kỳ giữa - cuối mùa khô, vụ lúa Đông Xuân đã và đang thu hoạch nên nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp đã qua thời kỳ cao điểm. Tuy vậy, trong tháng 4 xâm nhập mặn vẫn còn ở mức cao.

Nhằm đề phòng các rủi ro, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nhằm bảo vệ sản xuất và ổn định đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện chỉ đạo tại các công điện của Thủ tướng Chính phủ: Công điện số 04/CT-TTg ngày 15/1/2024, Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024; Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 661/CT-BNN-TL ngày 23/1/2024, số 1713/BNN-TL ngày 11/3/2024 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023 - 2024.

Tiếp tục tăng cường công tác giám sát, cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành để làm cơ sở tổ chức, điều chỉnh các giải pháp ứng phó phù hợp; vận hành các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh.

Tại các vùng cây ăn trái, trước khi lấy nước tưới cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn; khi ngoài sông xuất hiện nước ngọt cần tăng cường các giải pháp để lấy nước tối đa vào các ao, hồ phân tán, mương liếp và túi trữ nước.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhấn mạnh: “Đặc biệt, khuyến cáo người dân không xuống giống lúa (sau khi đã thu hoạch vụ Đông Xuân) ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa hoặc nguồn nước ngọt trên sông ổn định”.


Thu Huyền

Xem tiếp...
 
Top Bottom