Phương Nga
Tích Cực
Nhiều chị em phụ nữ cho rằng khi “đến tháng” thì không nên gội đầu nhưng ở một số người, kỳ kinh hàng tháng kéo dài đến 7, 8 ngày mà nếu không gội đầu trong suốt khoảng thời gian này thì sẽ rất mất vệ sinh. Vậy, khi có kinh nguyệt thì phụ nữ có nên gội đầu hay không?
Quan niệm về việc không gội đầu khi đến tháng có thể xuất phát từ niềm tin cho rằng khi có kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ dễ mắc bệnh hơn bình thường và gội đầu sẽ làm cho da đầu bị lạnh, tóc ướt, điều này càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số người nhận thấy rằng gội đầu trong kỳ kinh nguyệt khiến tóc rụng nhiều hơn. Do những niềm tin này nên nhiều người cho rằng phụ nữ không nên gội đầu khi đến tháng. Tất nhiên, không phải ai cũng tin và làm theo điều này.
Trên thực tế, gội đầu khi đang có kinh nguyệt thực sự có thể gây rụng tóc vì trong kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi. Khi nội tiết tố không ổn định, tóc sẽ dễ rụng hơn bình thường. Tuy nhiên, sự dao động nội tiết tố không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng rụng tóc. Do đó, về câu hỏi có nên gội đầu trong ngày “đèn đỏ” không thì câu trả lời là có thể, miễn sao gội đầu đúng cách là được.
Ngoài rụng tóc, cơ thể sẽ còn có nhiều thay đổi khác trong kỳ kinh nguyệt. Các nội tiết tố trong cơ thể sẽ có sự dao động trong khoảng thời gian này, do đó sức đề kháng bị suy giảm và nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Khi gội đầu, da đầu và tóc sẽ bị ướt và điều này càng làm tăng nguy cơ cảm lạnh. Tuy nhiên, có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng cách dùng nước ấm để gội đầu để duy trì nhiệt độ cơ thể. Lưu ý, không dùng nước nóng vì nước nóng sẽ làm khô tóc và da đầu. Ngay sau khi gội đầu và tắm xong, hãy sấy khô tóc và mặc quần áo ấm.
Khi hết kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể sẽ ổn định trở lại và tóc sẽ ngừng rụng. Nhưng nếu đã hết kinh mà tóc vẫn bị rụng thì rất có thể rụng tóc là do nguyên nhân khác như:
Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, rụng tóc còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Vậy phải làm thế nào để giảm và ngăn ngừa rụng tóc?
Rụng tóc có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu là do thay đổi nội tiết tố trong ngày “đèn đỏ” thì có thể khắc phục bằng cách ăn uống lành mạnh, ăn đủ 5 nhóm thực phẩm, nếu cần thiết thì có thể uống bổ sung vitamin và khoáng chất để các hệ thống trong cơ thể hoạt động bình thường và giảm mức độ dao động nội tiết tố, nhờ đó giữ cho tóc chắc khỏe và ít gãy rụng.
Nếu rụng tóc là do các nguyên nhân khác thì có thể khắc phục bằng các cách dưới đây:
Nếu đã chăm sóc cẩn thận mà tóc vẫn bị rụng nhiều đến mức tóc thưa mỏng đi rõ rệt thì nên đi khám. Đôi khi, rụng tóc là do di truyền hoặc do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và trong những trường hợp này, việc chăm sóc tóc sẽ không giúp ích nhiều cho tình trạng rụng tóc. Khi đi khám, bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây rụng tóc và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, tóc thưa mỏng và hói:
Hoàn toàn có thể gội đầu bình thường khi có kinh nguyệt. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong những ngày “đèn đỏ” có thể gây rụng tóc nhưng không đáng kể. Để giữ cho mái tóc chắc khỏe thì phải chăm sóc tóc đúng cách và gội đầu là điều rất cần thiết để giữ cho tóc và da đầu luôn sạch sẽ. Điều quan trọng là gội đầu với tần suất hợp lý, không quá nhiều và không quá ít. Nếu đã hết kinh mà vẫn bị rụng tóc thì cần phải xác định nguyên nhân để có cách điều trị thích hợp. Nếu tóc bị rụng quá nhiều thì nên sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Xem tiếp...
Quan niệm đến tháng không nên gội đầu bắt nguồn từ đâu?
Quan niệm về việc không gội đầu khi đến tháng có thể xuất phát từ niềm tin cho rằng khi có kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ dễ mắc bệnh hơn bình thường và gội đầu sẽ làm cho da đầu bị lạnh, tóc ướt, điều này càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số người nhận thấy rằng gội đầu trong kỳ kinh nguyệt khiến tóc rụng nhiều hơn. Do những niềm tin này nên nhiều người cho rằng phụ nữ không nên gội đầu khi đến tháng. Tất nhiên, không phải ai cũng tin và làm theo điều này.
Có nên gội đầu khi đến tháng không?
Trên thực tế, gội đầu khi đang có kinh nguyệt thực sự có thể gây rụng tóc vì trong kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi. Khi nội tiết tố không ổn định, tóc sẽ dễ rụng hơn bình thường. Tuy nhiên, sự dao động nội tiết tố không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng rụng tóc. Do đó, về câu hỏi có nên gội đầu trong ngày “đèn đỏ” không thì câu trả lời là có thể, miễn sao gội đầu đúng cách là được.
- Nên gội đầu với tần suất vừa đủ. Quá lâu không gội đầu sẽ khiến bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn và dầu thừa tích tụ trên tóc và da đầu nhưng gội đầu quá thường xuyên lại có thể khiến tóc bị hư tổn.
- Sử dụng dầu gội và dầu xả phù hợp với tình trạng tóc, không chứa chất gây hại
- Gội đầu bằng nước mát, không dùng nước nóng
- Không gãi mạnh da đầu khi gội đầu
- Sau khi gội dùng khăn thấm nhẹ nhàng, không vò tóc và không chải đầu khi tóc ướt.
- Chờ tóc khô hoàn toàn mới đi ngủ hoặc buộc tóc. Nếu thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt thì có thể sấy tóc để tóc khô nhanh hơn, không nên để tóc ướt quá lâu.
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Ngoài rụng tóc, cơ thể sẽ còn có nhiều thay đổi khác trong kỳ kinh nguyệt. Các nội tiết tố trong cơ thể sẽ có sự dao động trong khoảng thời gian này, do đó sức đề kháng bị suy giảm và nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Khi gội đầu, da đầu và tóc sẽ bị ướt và điều này càng làm tăng nguy cơ cảm lạnh. Tuy nhiên, có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng cách dùng nước ấm để gội đầu để duy trì nhiệt độ cơ thể. Lưu ý, không dùng nước nóng vì nước nóng sẽ làm khô tóc và da đầu. Ngay sau khi gội đầu và tắm xong, hãy sấy khô tóc và mặc quần áo ấm.
Các nguyên nhân gây rụng tóc khác
Khi hết kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể sẽ ổn định trở lại và tóc sẽ ngừng rụng. Nhưng nếu đã hết kinh mà tóc vẫn bị rụng thì rất có thể rụng tóc là do nguyên nhân khác như:
- Mắc các bệnh gây rụng tóc như rụng tóc từng mảng, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, lupus, tiểu đường…
- Di truyền: Di truyền là nguyên nhân của 95% trường hợp rụng tóc hói đầu ở nam giới. Tình trạng rụng tóc di truyền ở nam giới chủ yếu là do hormone dihydrotestosterone (DHT) gây ra. Phụ nữ cũng có hormone DHT nhưng lượng ít hơn nhiều so với nam giới. Thêm nữa, cơ thể phụ nữ còn có hormone estrogen giúp giữ cho tóc chắc khỏe. Do đó, DHT không phải là nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới. Nguyên nhân gây rụng tóc di truyền ở phụ nữ hiện vẫn đang được nghiên cứu.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc, tóc sẽ trở nên yếu và dễ rụng. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc gồm có protein, sắt, kẽm, vitamin nhón B đặc biệt là biotin (vitamin B7), vitamin D…
- Stress: Stress có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rụng tóc. Stress còn có thể khiến cho nang tóc bắt đầu giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn telogen) sớm hơn bình thường. Ở giai đoạn này, nang tóc sẽ ngừng mọc tóc mới. Điều này khiến tóc bị rụng nhiều và tóc mới mọc lên yếu, mảnh hơn bình thường. Ngoài ra, stress còn có thể gây ra hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) – tình trạng mà bệnh nhân liên tục nhổ, bứt tóc .
Làm thế nào để giảm rụng tóc?
Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, rụng tóc còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Vậy phải làm thế nào để giảm và ngăn ngừa rụng tóc?
Các cách tự trị rụng tóc
Rụng tóc có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu là do thay đổi nội tiết tố trong ngày “đèn đỏ” thì có thể khắc phục bằng cách ăn uống lành mạnh, ăn đủ 5 nhóm thực phẩm, nếu cần thiết thì có thể uống bổ sung vitamin và khoáng chất để các hệ thống trong cơ thể hoạt động bình thường và giảm mức độ dao động nội tiết tố, nhờ đó giữ cho tóc chắc khỏe và ít gãy rụng.
Nếu rụng tóc là do các nguyên nhân khác thì có thể khắc phục bằng các cách dưới đây:
- Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho tóc như protein, biotin và kẽm.
- Hạn chế uống đồ uống có cồn và không hút thuốc lá.
- Tránh sử dụng nhiệt độ cao và hóa chất có hại lên tóc. Không buộc tóc quá chặt, chải đầu quá mạnh, giật, nhổ tóc và các thói quen gây hại cho tóc khác.
- Chăm sóc tóc đúng cách. gội đầu với tần suất vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít, chải đầu mỗi ngày để kích thích lưu thông máu đến da đầu.
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể bằng cách ngủ đủ giấc và cố gắng hạn chế căng thẳng.
Điều trị rụng tóc bằng các phương pháp chuyên sâu
Nếu đã chăm sóc cẩn thận mà tóc vẫn bị rụng nhiều đến mức tóc thưa mỏng đi rõ rệt thì nên đi khám. Đôi khi, rụng tóc là do di truyền hoặc do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và trong những trường hợp này, việc chăm sóc tóc sẽ không giúp ích nhiều cho tình trạng rụng tóc. Khi đi khám, bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây rụng tóc và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, tóc thưa mỏng và hói:
- Cấy tóc: Đây là giải pháp cho những người bị hói. Trong quá trình cấy tóc, nang tóc sẽ được di chuyển từ những khu vực có tóc mọc tốt trên da đầu đến khu vực có tóc thưa mỏng hoặc hói. Khi được cấy vào vị trí mới, nang tóc sẽ mọc tóc vĩnh viễn. Có 2 phương pháp cấy tóc chính là:
- Cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc): cắt một dải da đầu kèm theo nang tóc, sau đó tách từng cụm nang tóc và cấy vào vùng bị hói. Ưu điểm của phương pháp FUT là giữ được nguyên vẹn các nang tóc, nhờ đó tỷ lệ mọc tóc sau cấy sẽ cao hơn và ngoài ra, phương pháp này không làm giảm mật độ tóc ở khu vực lấy nang tóc.
- Cấy tóc FUE (chiết cụm nang tóc): lấy trực tiếp từng cụm nang tóc từ da đầu rồi cấy vào vùng có ít tóc. Phương pháp FUE có ưu điểm là chỉ để lại những vết sẹo rất nhỏ trên da đầu, thời gian hồi phục nhanh hơn so với cấy tóc FUT và có thể giữ nguyên độ dài của sợi tóc khi lấy và cấy nang tóc, điều này giúp che đi vùng tóc mới cấy và khách hàng có thể để kiểu tóc như bình thường ngay sau khi cấy tóc.
- Liệu pháp PRP (huyết tương giàu tiểu cầu): tiêm huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao vào da đầu để nuôi dưỡng nang tóc, thúc đẩy mọc tóc chắc khỏe. Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng huyết tương của chính khách hàng nên không gây kích ứng hay dị ứng.
- Thuốc trị rụng tóc: Có hai loại thuốc trị rụng tóc là dạng bôi và dạng uống. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Tiêm tế bào gốc Rigenera Activa: tiêm tế bào gốc của khách hàng vào da đầu để thúc đẩy sự mọc tóc từ cấp độ tế bào.
- Trị rụng tóc bằng laser: sử dụng năng lượng từ tia laser để tăng cường chức năng của các tế bào nang tóc và cung cấp năng lượng cho tế bào, từ đó giúp tóc mọc tốt hơn. Một số công nghệ laser trị rụng tóc là laser Fotona và laser cường độ thấp LLLT.
Tóm tắt bài viết
Hoàn toàn có thể gội đầu bình thường khi có kinh nguyệt. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong những ngày “đèn đỏ” có thể gây rụng tóc nhưng không đáng kể. Để giữ cho mái tóc chắc khỏe thì phải chăm sóc tóc đúng cách và gội đầu là điều rất cần thiết để giữ cho tóc và da đầu luôn sạch sẽ. Điều quan trọng là gội đầu với tần suất hợp lý, không quá nhiều và không quá ít. Nếu đã hết kinh mà vẫn bị rụng tóc thì cần phải xác định nguyên nhân để có cách điều trị thích hợp. Nếu tóc bị rụng quá nhiều thì nên sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Xem tiếp...