THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Có nên dùng baking soda để khử mùi cơ thể không?

Phương Nga

Tích Cực
Do lo ngại về các thành phần trong chất khử mùi thông thường nên ngày càng có nhiều người quan tâm đến các sản phẩm tự nhiên để khắc phục mùi hôi ở vùng dưới cánh tay. Một trong những giải pháp thay thế là sử dụng baking soda (sodium bicarbonate) hay còn gọi là muối nở.


Baking soda có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như làm bánh, khử mùi hay vệ sinh vật dụng. Tuy nhiên, gần đây, baking soda còn được biết đến với những ứng dụng trong chăm sóc thân thể và sức khỏe, một trong số đó là khử mùi cơ thể.

Vậy việc sử dụng baking soda làm chất khử mùi có những ưu và nhược điểm gì? Cần lưu ý những gì trước khi sử dụng.

Lợi ích của việc dùng baking soda làm chất khử mùi​


Baking soda vốn nổi tiếng với khả năng hút mùi nên thường được dùng để loại bỏ mùi hôi trong tủ lạnh, tủ bếp hay những vị trí khác trong nhà.

Nhờ khả năng hút mùi này nên baking soda đã được nhiều người lựa chọn làm chất khử mùi tự nhiên.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về các lợi ích nói chung của baking soda nhưng mới chỉ có rất ít nghiên cứu khoa học ủng hộ việc sử dụng baking soda làm chất khử mùi cho vùng nách. Những lợi ích được đưa ra cho đến thời điểm này đều chỉ dựa trên trải nghiệm của những người đã sử dụng baking soda để giảm mùi cơ thể.

Một nghiên cứu cho thấy rằng baking soda có đặc tính kháng khuẩn, điều này có nghĩa là baking soda có khả năng chống lại vi khuẩn gây mùi dưới cánh tay. (1) Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trong lĩnh vực nha khoa chứ không phải chăm sóc da.

Việc sử dụng baking soda làm chất khử mùi có thể mang lại những lợi ích khác, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm với các hóa chất và thành phần có trong chất khử mùi thông thường, chẳng hạn như:

  • Nhôm: Một số ý kiến lo ngại rằng việc hấp thụ nhôm từ chất khử mùi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. (2)
  • Paraben: Mặc dù các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành nhưng một số nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng paraben trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da do ung thư.
  • Triclosan: Thành phần này có thể làm xáo trộn hoạt động của một số loại hormone trong cơ thể.
  • Màu nhân tạo: Thành phần này có thể gây kích ứng da.

Nhược điểm của việc dùng baking soda làm chất khử mùi​


Baking soda có thể giúp làm giảm mùi hôi trên cơ thể nhưng cách này sẽ không phù hợp với những người có da nhạy cảm.

Người có làn da khô hoặc nhạy cảm có thể sẽ gặp các vấn đề như da mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc và đóng vảy nếu sử dụng baking soda lên vùng da dưới cánh tay.

Baking soda gây khô da do có tính kiềm. Độ pH từ 7,0 trở lên được coi là có tính kiềm và độ pH của baking sodaở rơi vào khoảng 9,0.

Theo nghiên cứu, làn da khỏe mạnh có độ pH khoảng 5,0 và có tính axit. Vì vậy việc bôi một chất có tính kiềm như baking soda lên da sẽ làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của da và điều này có thể dẫn đến khô da quá mức.

Một cách để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn là kiểm tra độ nhạy cảm của da với baking soda trước khi sử dụng.

Cách kiểm tra là bôi một ít baking soda lên một vùng da nhỏ ở mặt trong của cánh tay. Sau đó đợi 48 tiếng để xem da có xảy ra phản ứng dị ứng hay kích ứng hay không. Nếu không có phản ứng gì thì có thể yên tâm dùng baking soda cho vùng da dưới cánh tay.

Nếu muốn giữ cho vùng dưới cánh tay luôn khô thoáng và không có mùi trong suốt cả ngày thì sẽ phải bôi lại baking soda thường xuyên. Lý do là bởi các chất khử mùi nói chung, bao gồm cả baking soda, chỉ làm giảm đi mùi cơ thể chứ không có tác dụng bít lỗ chân lông và ngăn tiết mồ hôi giống như chất chống mồ hôi.

Cách tự làm chất khử mùi bằng baking soda​


Cách đơn giản nhất để khử mùi cơ thể bằng baking soda là lấy một lượng baking soda vừa đủ và xoa lên nách. Nhưng cách này sẽ gây bẩn ra xung quanh và dính lên áo, hơn nữa hiệu quả lại không được cao.

Thay vào đó, nên làm hỗn hợp chất khử mùi bằng cách sau đây:

  1. Trộn khoảng 1/4 muỗng cà phê baking soda với một ít nước ấm cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
  2. Thoa hỗn hợp lên nách và dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ lên da.
  3. Chờ cho hỗn hợp khô hoàn toàn trước khi mặc áo.

Hoặc cũng có thể kết hợp baking soda với các nguyên liệu khác mà không cần thêm nước:

  • Trộn baking soda với tinh bột ngô (cornstarch) theo tỷ lệ 1:6. Tinh bột ngô có tác dụng như một chất chống mồ hôi giúp giữ da khô ráo.
  • Trộn baking soda với bơ hạt mỡ (shea butter) hoặc bơ dừa theo tỷ lệ 1:2. Bơ hạt mỡ và bơ dừa giúp cấp ẩm và làm dịu làn da khô, nhạy cảm.
  • Trộn baking soda với dầu dừa theo tỷ lệ 1:4 và thêm một giọt tinh dầu, ví dụ như tinh dầu oải hương (lavender) hay tinh dầu tràm trà (tea tree oil)

Dù chọn công thức nào thì cũng phải thoa thử hỗn hợp lên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho vùng dưới cánh tay để đảm bảo da không bị dị ứng hay kích ứng.

Các lựa chọn khác để khử mùi cơ thể​


Nếu baking soda khiến da bị khô, ngứa hoặc kích ứng thì có thể thử các lựa chọn khử mùi tự nhiên khác, chẳng hạn như:

  • Giấm táo pha loãng với nước
  • Dầu dừa
  • Tinh bột ngô
  • Bơ hạt mỡ
  • Chiết xuất cây phỉ (witch hazel)
  • Tinh dầu tràm trà hoặc các loại tinh dầu khác pha loãng với dầu nền như dầu dừa

Tóm tắt bài viết​


Do đặc tính khử mùi hôi nên baking soda có thể giúp làm giảm mùi cơ thể ở vùng dưới cánh tay.

Tuy nhiên, baking soda không thân thiệt với làn da. Baking soda có tính kiềm cao hơn nhiều so với da nên có thể phá vỡ sự cân bằng pH tự nhiên của da. Điều này có thể dẫn đến khô, ngứa, mẩn đỏ và kích ứng, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.

Nếu không muốn dùng chất khử mùi thông thường nhưng lại e ngại những tác hại của baking soda thì bạn có thể thử những nguyên liệu tự nhiên khác cũng có tác dụng khử mùi như giấm táo, tinh bột ngô, dầu dừa hay các loại tinh dầu hoặc chọn mua các loại chất khử mùi tự nhiên bán sẵn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom