Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Trứng là thực phẩm phổ biến mà hầu như nhà nào cũng có thường xuyên. Và thói quen thường thấy của nhiều gia đình là cất trứng ở cạnh tủ lạnh. Nhiều nhà sản xuất tủ lạnh cũng làm những khay nhựa đựng trứng tặng kèm khi mua tủ, và chúng cũng đặt vừa khay ở cánh tủ nên nhiều người càng tin rằng đặt trứng ở đây là hợp lý.
Nhưng thực tế cánh cửa tủ không phải điểm lý tưởng để bảo quản trứng
Giám đốc kinh doanh của công ty chuyên về bảo quản Space Station, ông Vlatka Lake cho biết cửa tủ lạnh là khu vực có nhiệt độ không ổn định nhất, có sự thay đổi nhiệt độ thất thường bởi chúng ta thường xuyên đóng mở tủ để lấy đồ. Do đó khi đặt trứng ở cánh tủ thì sẽ thường xuyên chịu thay đổi nhiệt độ nên dễ bị hư hỏng Nếu được bảo quản ở vị trí này, trứng sẽ trở nên dễ hư hỏng hơn.
Khi chúng ta đóng mở cánh tủ còn tạo một lực khiến cho trứng bị rung lắc nhiều hơn nên chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vị trí cánh tủ nhiệt độ cao hơn và thay đổi thường xuyên nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn dễ phát triển và làm suy yếu lớp màng bảo vệ của trứng, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến trứng nhanh hỏng.
Cách bảo quản trứng
Trước khi bảo quản trứng nên đảm bảo trứng mới, lau sạch vết bẩn nhưng không được rửa nước để tránh nước thấm vào trong khiến trứng nhanh hỏng.
Đặt trứng vào khay chuyên dụng, đậy nắp để tránh hấp thụ mùi trong tủ lạnh.
Để trứng vào phần giữa hoặc nơi sâu hơn trong tủ lạnh, nhiệt độ cần luôn ổn định mức dưới 20 độ C.
Cách đặt trứng đúng cách là giữ trứng vào hộp đựng ban đầu, đầu nhỏ ở trên và đầu lớn ở dưới, sau đó đặt chúng vào ngăn giữa của tủ lạnh.
Nếu không có tủ lạnh thì chúng ta có thể bảo quản trứng tại nơi khô ráo thoáng mát. Nên đặt trứng ủ vào trong khay có trấu, điều đó sẽ giúp bảo quản trứng được lâu hơn. Bạn cũng có thể bọc từng quả trứng trong giấy báo rồi đặt trong rổ thưa giúp giữ trứng được lâu hơn.
Trứng để trong tủ lạnh chỉ nên duy trì trong khoảng tối đa là 3-5 tuần, tránh sử dụng trứng quá cũ. Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không, bạn chuẩn bị một cốc nước lạnh đầy, cho trứng vào cốc rồi bắt đầu quan sát: Trứng tươi sẽ chìm xuống và nằm yên ở đáy cốc. Trứng hơi cũ (1 tuần nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước. Trứng cũ (3 tuần) giữ thăng bằng với đầu nhọn quay xuống dưới và đầu to quay lên. Trứng bị hỏng nổi hẳn trên mặt nước.
Xem tiếp...
Nhưng thực tế cánh cửa tủ không phải điểm lý tưởng để bảo quản trứng
Giám đốc kinh doanh của công ty chuyên về bảo quản Space Station, ông Vlatka Lake cho biết cửa tủ lạnh là khu vực có nhiệt độ không ổn định nhất, có sự thay đổi nhiệt độ thất thường bởi chúng ta thường xuyên đóng mở tủ để lấy đồ. Do đó khi đặt trứng ở cánh tủ thì sẽ thường xuyên chịu thay đổi nhiệt độ nên dễ bị hư hỏng Nếu được bảo quản ở vị trí này, trứng sẽ trở nên dễ hư hỏng hơn.
Khi chúng ta đóng mở cánh tủ còn tạo một lực khiến cho trứng bị rung lắc nhiều hơn nên chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vị trí cánh tủ nhiệt độ cao hơn và thay đổi thường xuyên nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn dễ phát triển và làm suy yếu lớp màng bảo vệ của trứng, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến trứng nhanh hỏng.
Cách bảo quản trứng
Trước khi bảo quản trứng nên đảm bảo trứng mới, lau sạch vết bẩn nhưng không được rửa nước để tránh nước thấm vào trong khiến trứng nhanh hỏng.
Đặt trứng vào khay chuyên dụng, đậy nắp để tránh hấp thụ mùi trong tủ lạnh.
Để trứng vào phần giữa hoặc nơi sâu hơn trong tủ lạnh, nhiệt độ cần luôn ổn định mức dưới 20 độ C.
Cách đặt trứng đúng cách là giữ trứng vào hộp đựng ban đầu, đầu nhỏ ở trên và đầu lớn ở dưới, sau đó đặt chúng vào ngăn giữa của tủ lạnh.
Nếu không có tủ lạnh thì chúng ta có thể bảo quản trứng tại nơi khô ráo thoáng mát. Nên đặt trứng ủ vào trong khay có trấu, điều đó sẽ giúp bảo quản trứng được lâu hơn. Bạn cũng có thể bọc từng quả trứng trong giấy báo rồi đặt trong rổ thưa giúp giữ trứng được lâu hơn.
Trứng để trong tủ lạnh chỉ nên duy trì trong khoảng tối đa là 3-5 tuần, tránh sử dụng trứng quá cũ. Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không, bạn chuẩn bị một cốc nước lạnh đầy, cho trứng vào cốc rồi bắt đầu quan sát: Trứng tươi sẽ chìm xuống và nằm yên ở đáy cốc. Trứng hơi cũ (1 tuần nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước. Trứng cũ (3 tuần) giữ thăng bằng với đầu nhọn quay xuống dưới và đầu to quay lên. Trứng bị hỏng nổi hẳn trên mặt nước.
Xem tiếp...