Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
BHXH bắt buộc là chính sách an sinh xã hội quan trọng được xây dựng nhằm hỗ trợ người lao động với phần lớn trách nhiệm đóng góp là của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp), người lao động chỉ đóng một phần.
Tham gia BHXH bắt buộc, người lao động sẽ được hỗ trợ các chế độ trợ cấp khi gặp các trường hợp rủi ro như bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản…
Đặc biệt, sau khi hết tuổi làm việc, người lao động có thể an tâm nghỉ ngơi khi được thụ hưởng chế độ hưu trí từ quá trình tham gia BHXH với tiền lương hưu hằng tháng, bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí với tỷ lệ chi trả lên đến 95%. Khi qua đời, thân nhân của người lao động còn được hưởng tiền tử tuất và mai táng phí.
Tham gia BHXH để chờ có lương hưu là cách tốt nhất để đảm bảo cuộc sống an nhàn về già (Ảnh minh họa: BHXH TPHCM).
Tuy nhiên, thực tế có nhiều người lao động chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội này, có người cứ gặp khó khăn tài chính là xin hưởng chế độ BHXH một lần, rút hết số tiền trong tài khoản BHXH của mình đã tích lũy nhiều năm.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật BHXH 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, tổng số lượt người hưởng BHXH một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người. Sau khi hưởng BHXH một lần xong, có khoảng 1,3 triệu lượt người quay lại thị trường lao động và tham gia BHXH trở lại.
Đáng lo ngại là người hưởng BHXH một lần tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi (chiếm khoảng 40%), thứ 2 là nhóm tuổi từ trên 20 đến đủ 30 tuổi (chiếm khoảng 37%)… Tỷ lệ này cho thấy, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ 20 tuổi đến 40 tuổi.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, nguyên nhân dẫn đến người rút BHXH một lần chủ yếu là do người lao động làm việc trong các khu công nghiệp có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều. Khi người lao động bị mất việc, gặp khó khăn tài chính là rút BHXH một lần để chi tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lao động xem BHXH một lần như là khoản tiết kiệm để rút khi cần tiền.
Phát biểu tại hội thảo góp ý cho dự án Luật BHXH (sửa đổi), một cán bộ công đoàn ở Bình Tân (TPHCM) thẳng thắn chia sẻ: "Có trường hợp cũng không khó khăn mà công nhân muốn mua xe máy, sắm điện thoại mới đắt tiền… cũng xin nghỉ việc để chờ rút BHXH một lần, lấy tiền mua sắm".
Theo ông Trần Dũng Hà, Phó giám đốc BHXH TPHCM, lợi ích lớn nhất của BHXH là lương hưu, đảm bảo tuổi già an vui cho người lao động, rút BHXH một lần khi gặp khó khăn là lựa chọn sai lầm.
Ông Hà cho rằng, việc chọn rút BHXH một lần khiến người lao động sau này về già không có lương hưu, có thể trở thành gánh nặng cho con cháu hoặc phải làm việc để kiếm sống khi đã đến tuổi nghỉ hưu.
Nếu tính cụ thể, khi nghỉ việc mà quyết định rút BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được nhận 4 khoản tài chính lớn của chế độ hưu trí.
Xem tiếp...
Tham gia BHXH bắt buộc, người lao động sẽ được hỗ trợ các chế độ trợ cấp khi gặp các trường hợp rủi ro như bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản…
Đặc biệt, sau khi hết tuổi làm việc, người lao động có thể an tâm nghỉ ngơi khi được thụ hưởng chế độ hưu trí từ quá trình tham gia BHXH với tiền lương hưu hằng tháng, bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí với tỷ lệ chi trả lên đến 95%. Khi qua đời, thân nhân của người lao động còn được hưởng tiền tử tuất và mai táng phí.
Tham gia BHXH để chờ có lương hưu là cách tốt nhất để đảm bảo cuộc sống an nhàn về già (Ảnh minh họa: BHXH TPHCM).
Tuy nhiên, thực tế có nhiều người lao động chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội này, có người cứ gặp khó khăn tài chính là xin hưởng chế độ BHXH một lần, rút hết số tiền trong tài khoản BHXH của mình đã tích lũy nhiều năm.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật BHXH 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, tổng số lượt người hưởng BHXH một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người. Sau khi hưởng BHXH một lần xong, có khoảng 1,3 triệu lượt người quay lại thị trường lao động và tham gia BHXH trở lại.
Đáng lo ngại là người hưởng BHXH một lần tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi (chiếm khoảng 40%), thứ 2 là nhóm tuổi từ trên 20 đến đủ 30 tuổi (chiếm khoảng 37%)… Tỷ lệ này cho thấy, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ 20 tuổi đến 40 tuổi.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, nguyên nhân dẫn đến người rút BHXH một lần chủ yếu là do người lao động làm việc trong các khu công nghiệp có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều. Khi người lao động bị mất việc, gặp khó khăn tài chính là rút BHXH một lần để chi tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lao động xem BHXH một lần như là khoản tiết kiệm để rút khi cần tiền.
Phát biểu tại hội thảo góp ý cho dự án Luật BHXH (sửa đổi), một cán bộ công đoàn ở Bình Tân (TPHCM) thẳng thắn chia sẻ: "Có trường hợp cũng không khó khăn mà công nhân muốn mua xe máy, sắm điện thoại mới đắt tiền… cũng xin nghỉ việc để chờ rút BHXH một lần, lấy tiền mua sắm".
Theo ông Trần Dũng Hà, Phó giám đốc BHXH TPHCM, lợi ích lớn nhất của BHXH là lương hưu, đảm bảo tuổi già an vui cho người lao động, rút BHXH một lần khi gặp khó khăn là lựa chọn sai lầm.
Ông Hà cho rằng, việc chọn rút BHXH một lần khiến người lao động sau này về già không có lương hưu, có thể trở thành gánh nặng cho con cháu hoặc phải làm việc để kiếm sống khi đã đến tuổi nghỉ hưu.
Nếu tính cụ thể, khi nghỉ việc mà quyết định rút BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được nhận 4 khoản tài chính lớn của chế độ hưu trí.
Xem tiếp...