Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Ăn thịt trăn để thay thế thịt bò, lợn và gia cầm?
Trước bối cảnh ngành nông nghiệp toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, các chuyên gia đang tìm hiểu thêm về những nguồn thịt nào có thể đóng vai trò thay thế bền vững cho thịt bò, thịt lợn và gia cầm.
Kết quả từ cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy, tại các trang trại nuôi trăn gồm 2 loài trăn lưới và trăn Miến Điện ở Đông Nam Á, chỉ nuôi trong 12 tháng, trăn có thể cung cấp một loại thịt ít thải ra lượng carbon hơn so với các lựa chọn hiện tại.
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Scientific Report chỉ ra, thịt trăn nuôi có thể là nguồn thay thế bền vững hơn các loại thịt nuôi khác vì chúng sản sinh nhanh chóng ngay cả khi không dồi dào nguồn thức ăn.
Nghiên cứu được tiến hành tại trang trại nuôi trăn ở Việt Nam và Thái Lan (Ảnh: People for Wildlife).
Ông Patrick Aust, chuyên gia bảo tồn tại tổ chức phi lợi nhuận People for Wildlife nhận định "trăn là loài chuyển hóa thức ăn cực kỳ tốt đặc biệt là protein". Đây cũng là loài có khả năng sinh tồn tốt bất chấp sự khắc nghiệt.
Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn được thể hiện trong đại dịch Covid-19 có thể gây ra "tác động thảm khốc" với hệ thống chăn nuôi toàn cầu, loài trăn được xem "vẫn sống tốt".
"Trong thời gian diễn ra Covid-19, một số lượng lớn gà và lợn phải tiêu hủy vì gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thì loài trăn vẫn sống sót bất chấp sự khắc nghiệt mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Chúng chịu được sự bất thường trong các mùa ở miền nam Việt Nam hay Campuchia", ông Aust nói.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các động vật khác được nuôi để lấy thịt mất nhiều thời gian sinh sản hơn trăn. Nghiên cứu công bố trên PLOS Biology vào năm 2021 cho thấy, trong một năm, một con bò mẹ sinh trung bình 0,8 con bê, một con lợn nuôi lấy thịt sinh 22 đến 27 con lợn con, thì một con trăn cái có thể đẻ từ 50 đến 100 quả trứng.
Thịt trăn được bày bán tại Uganda (Ảnh: News).
Hiện thế giới cần nguồn protein chất lượng cao và lượng khí thải carbon thấp, thì loài trăn đáp ứng được nhu cầu này, đặc biệt khi tác động của biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Cũng theo ông Aust, trên thực tế, những loài bò sát từ lâu trở thành món ăn phổ biến trên khắp vùng nhiệt đới, trăn là một trong số đó. Thịt trăn được mô tả "mềm và khá giống với thịt gà".
"Thịt trăn thường được chiên với độ giòn mềm. Tuy nhiên sẽ phải mất thời gian dài để thế giới và phương Tây thích nghi về văn hóa với tư tưởng ăn thịt trăn", vị chuyên gia này phân tích.
Cùng chung quan điểm, ông Daniel Natusch, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia tại Đại học Macquarie, Australia, cho rằng "bệnh tật, biến đổi khí hậu, biến động tài nguyên là những yếu tố dẫn tới sự thất bại của hệ thống nông nghiệp hiện nay".
"Chúng ta cần cung cấp thức ăn cho hành tinh trong khi nguồn protein chất lượng cao lại là tài nguyên hữu hạn. Thịt trăn sở hữu nhiều đặc tính giúp chúng ta ứng phó, giảm nhẹ những thách thức này", ông Daniel đưa ra nhận định.
Trong tương lai, nguồn thịt trăn có khả thi?
Để tìm hiểu thực tiễn việc nuôi trăn lấy thịt, các chuyên gia từ Đại học Macquarie và Đại học Oxford đã nghiên cứu 4.600 con trăn ở 2 trang trại. Một trang trại gần TPHCM (Việt Nam) và một trang trại thuộc tỉnh Uttaradit ở miền trung của Thái Lan.
Những con trăn được nuôi nhốt ở hệ thống chuồng trại đơn giản với chế độ ăn là những loài gặm nhấm đánh bắt từ tự nhiên và xúc xích làm từ chất thải thực phẩm do trang trại tự làm.
Các khay thịt trăn bán trong siêu thị ở Indonesia (Ảnh: News).
Dù chỉ ăn một tuần một lần nhưng mỗi con tăng trung bình tới 46gram mỗi ngày. Trong khi đó, trăn Miến Điện ăn 4,1gram thức ăn tiêu thị lại cho ra 1gram thịt. Từ đó cho thấy nuôi trăn lấy thịt hiệu quả hơn nhiều so với các loài vật nuôi khác.
"Loài bò sát máu lạnh biến thức ăn thành thịt hiệu quả hơn so với những sinh vật máu nóng", ông Daniel nói.
Quan trọng hơn, mô hình trang trại nuôi trăn ít tạo ra khí nhà kính hơn so với trang trại nuôi động vật máu nóng thông thường như lợn, bò hay gia cầm.
Điểm cộng nữa là trăn tiêu thụ nước rất ít.
Mặc dù vậy, ý tưởng nuôi trăn lấy thịt quy mô lớn khó phát triển ở những khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc.
"Chắc còn rất lâu nữa thực khách mới được ăn món bánh kẹp thịt trăn trong các nhà hàng", chuyên gia Rick Shine nói.
Xem tiếp...
Trước bối cảnh ngành nông nghiệp toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, các chuyên gia đang tìm hiểu thêm về những nguồn thịt nào có thể đóng vai trò thay thế bền vững cho thịt bò, thịt lợn và gia cầm.
Kết quả từ cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy, tại các trang trại nuôi trăn gồm 2 loài trăn lưới và trăn Miến Điện ở Đông Nam Á, chỉ nuôi trong 12 tháng, trăn có thể cung cấp một loại thịt ít thải ra lượng carbon hơn so với các lựa chọn hiện tại.
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Scientific Report chỉ ra, thịt trăn nuôi có thể là nguồn thay thế bền vững hơn các loại thịt nuôi khác vì chúng sản sinh nhanh chóng ngay cả khi không dồi dào nguồn thức ăn.
Ông Patrick Aust, chuyên gia bảo tồn tại tổ chức phi lợi nhuận People for Wildlife nhận định "trăn là loài chuyển hóa thức ăn cực kỳ tốt đặc biệt là protein". Đây cũng là loài có khả năng sinh tồn tốt bất chấp sự khắc nghiệt.
Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn được thể hiện trong đại dịch Covid-19 có thể gây ra "tác động thảm khốc" với hệ thống chăn nuôi toàn cầu, loài trăn được xem "vẫn sống tốt".
"Trong thời gian diễn ra Covid-19, một số lượng lớn gà và lợn phải tiêu hủy vì gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thì loài trăn vẫn sống sót bất chấp sự khắc nghiệt mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Chúng chịu được sự bất thường trong các mùa ở miền nam Việt Nam hay Campuchia", ông Aust nói.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các động vật khác được nuôi để lấy thịt mất nhiều thời gian sinh sản hơn trăn. Nghiên cứu công bố trên PLOS Biology vào năm 2021 cho thấy, trong một năm, một con bò mẹ sinh trung bình 0,8 con bê, một con lợn nuôi lấy thịt sinh 22 đến 27 con lợn con, thì một con trăn cái có thể đẻ từ 50 đến 100 quả trứng.
Hiện thế giới cần nguồn protein chất lượng cao và lượng khí thải carbon thấp, thì loài trăn đáp ứng được nhu cầu này, đặc biệt khi tác động của biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Cũng theo ông Aust, trên thực tế, những loài bò sát từ lâu trở thành món ăn phổ biến trên khắp vùng nhiệt đới, trăn là một trong số đó. Thịt trăn được mô tả "mềm và khá giống với thịt gà".
"Thịt trăn thường được chiên với độ giòn mềm. Tuy nhiên sẽ phải mất thời gian dài để thế giới và phương Tây thích nghi về văn hóa với tư tưởng ăn thịt trăn", vị chuyên gia này phân tích.
Cùng chung quan điểm, ông Daniel Natusch, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia tại Đại học Macquarie, Australia, cho rằng "bệnh tật, biến đổi khí hậu, biến động tài nguyên là những yếu tố dẫn tới sự thất bại của hệ thống nông nghiệp hiện nay".
"Chúng ta cần cung cấp thức ăn cho hành tinh trong khi nguồn protein chất lượng cao lại là tài nguyên hữu hạn. Thịt trăn sở hữu nhiều đặc tính giúp chúng ta ứng phó, giảm nhẹ những thách thức này", ông Daniel đưa ra nhận định.
Trong tương lai, nguồn thịt trăn có khả thi?
Để tìm hiểu thực tiễn việc nuôi trăn lấy thịt, các chuyên gia từ Đại học Macquarie và Đại học Oxford đã nghiên cứu 4.600 con trăn ở 2 trang trại. Một trang trại gần TPHCM (Việt Nam) và một trang trại thuộc tỉnh Uttaradit ở miền trung của Thái Lan.
Những con trăn được nuôi nhốt ở hệ thống chuồng trại đơn giản với chế độ ăn là những loài gặm nhấm đánh bắt từ tự nhiên và xúc xích làm từ chất thải thực phẩm do trang trại tự làm.
Dù chỉ ăn một tuần một lần nhưng mỗi con tăng trung bình tới 46gram mỗi ngày. Trong khi đó, trăn Miến Điện ăn 4,1gram thức ăn tiêu thị lại cho ra 1gram thịt. Từ đó cho thấy nuôi trăn lấy thịt hiệu quả hơn nhiều so với các loài vật nuôi khác.
"Loài bò sát máu lạnh biến thức ăn thành thịt hiệu quả hơn so với những sinh vật máu nóng", ông Daniel nói.
Quan trọng hơn, mô hình trang trại nuôi trăn ít tạo ra khí nhà kính hơn so với trang trại nuôi động vật máu nóng thông thường như lợn, bò hay gia cầm.
Điểm cộng nữa là trăn tiêu thụ nước rất ít.
Mặc dù vậy, ý tưởng nuôi trăn lấy thịt quy mô lớn khó phát triển ở những khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc.
"Chắc còn rất lâu nữa thực khách mới được ăn món bánh kẹp thịt trăn trong các nhà hàng", chuyên gia Rick Shine nói.
Xem tiếp...