SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Chụp CT thận là gì? Quy trình kỹ thuật scan thận như thế nào?

BS Hà Nội

Fan Cứng
Một trong những thăm dò phổ biến hiện nay là chụp CLVT (CLVT thận, CT thận, CLVT hệ tiết niệu). Vậy chụp CT scan thận là gì, quy trình thực hiện chụp CT thận ra sao?

chụp ct thận

Vai trò của thận là gì?


Người bình thường có 2 quả thận nằm trong hố thắt lưng, đối xứng nhau qua cột sống. Thận và hệ tiết niệu có vai trò hết sức quan trọng trong việc lọc máu để loại bỏ các chất thải, chất độc ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn có vai trò điều hòa huyết áp, cân bằng các chất điện giải như Natri, Kali, canxi… trong máu.

Bệnh lý thận và hệ tiết niệu đôi khi biểu hiện âm thầm không có triệu chứng, cũng có thể bạn bị đau vùng hông lưng, tiểu máu, tiểu buốt, có thể kèm sốt hay không…

Các bệnh lý của thận có thể dẫn tới chức năng thận kém, gây ứ trệ các chất độc làm ảnh hưởng chức năng các cơ quan quan trọng như não, tim…, có thể dẫn tới tử vong. Bệnh lý ung thư thận nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ lan tràn trong cơ thể và gây tử vong.

Vì vậy bạn cần biết tình trạng sức khỏe của thận cũng như các nguy cơ để có thể chữa trị kịp thời. Xét nghiệm máu có thể cho phép đánh giá chức năng thận tuy nhiên không cho phép phát hiện các khối u, tình trạng tắc nghẽn đường bài xuất nên bạn cần làm các thăm khám bổ sung.

Chụp CT thận là gì?

vai trò của thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn sử dụng kết hợp tia X và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh của cơ thể. Chụp CT thận hay chụp cắt lớp vi tính thận có giá trị cao trong việc chẩn đoán, giúp hiển thị đầy đủ và cụ thể hình ảnh giải phẫu của 2 bên thận.(1)

Kỹ thuật này thường được thực hiện đồng thời chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu, cho phép đánh giá hình thái của thận, tuyến thượng thận cũng như đường bài xuất từ thận xuống bàng quang. Bên cạnh đó chụp CT thận còn giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng chức năng cũng như tình trạng tắc nghẽn đường bài xuất.

Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý ở vùng thận, hệ tiết niệu. Nhìn chung, chụp CT thận giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện các bệnh lý như khối u ở thận, sỏi thận, tụ dịch quanh thận, vị trí của áp xe tại thận… Kỹ thuật chụp CT thận sử dụng công nghệ hiện đại, an toàn, ít để lại tác dụng phụ cho người bệnh sau khi thực hiện.

Có 2 hình thức chụp cắt lớp vi tính thận là chụp CT thận không tiêm thuốc cản quang và có tiêm thuốc cản quang. Tùy vào từng trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp CT thận phù hợp. Bên cạnh việc chụp CT, bác sĩ cũng có thể chỉ định kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang thận, siêu âm thận, cộng hưởng từ, sinh thiết thận… để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

Tại sao phải thực hiện chụp CT thận?


Những trường hợp nào sẽ cần phải chụp CT thận? Liệu kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thật sự cần thiết hay không?

Không phải ai cũng cần chụp CLVT thận, thông thường bác sỹ sẽ chỉ định chụp siêu âm hệ tiết niệu, nếu có bất thường cần đánh giá thêm thì bạn sẽ được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính.

Theo đó, chụp CT thận có thể giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của thận và hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý như:

  • Các bệnh lý khối U: U thận, U tuyến thượng thận, U của đường bài xuất hệ tiết niệu…
  • Sỏi thận, sỏi niệu quản…
  • Tắc nghẽn do các khối u chèn ép đường bài xuất.
  • Áp xe thận.
  • Viêm thận, viêm đường bài xuất
  • Bệnh thận đa nang.
  • Thận niệu quản đôi….

Ngoài ra, nếu người bệnh từng cắt bỏ 1 bên thận thì kỹ thuật chụp CT thận cũng giúp xác định các vấn đề bất thường trong khoảng trống ở bên thận từng bị cắt bỏ. Trong một số trường hợp, chụp CT thận được áp dụng để giúp bác sĩ có thể tìm vị trí đi kim khi sinh thiết thận.

CT Scan thận
Chụp CT thận giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở thận

Quy trình chụp CT thận như thế nào?

1. Chuẩn bị trước khi CT thận


Quá trình chụp CT thận diễn ra nhanh và trước khi chụp CT, người bệnh không cần phải chuẩn bị quá nhiều. Theo đó, một số lưu ý và thao tác cần chuẩn bị bao gồm:

  • Người bệnh được kỹ thuật viên/điều dưỡng hướng dẫn thay quần áo phù hợp tại phòng thay đồ
    Trường hợp người bệnh là trẻ em có người nhà đi kèm hay người bệnh cần có người trợ giúp, kỹ thuật viên phải hướng dẫn người nhà người bệnh mặc áo chì để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm tia X.
  • Nên tránh ăn thức ăn đặc (cơm, bún, bánh mì…) trước khi chụp tối thiểu 2 giờ. Nếu cảm thấy đói, người bệnh có thể dùng thức ăn loãng (cháo, nước yến, sữa…) trước khi chụp tối thiểu 1 giờ. Ngoài ra, trong thời gian chờ tới giờ chụp, người bệnh có thể uống nước lọc, nước có đường, nước trái cây có đường và không nên để bản thân bị khát.
  • Cần thông báo với bác sĩ trước khi chụp CT thận nếu:
    • Đang mang thai hay nghi ngờ mang thai do tia X có thể gây nguy hại cho thai nhi. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp, người bệnh sẽ được che chắn bằng lớp áo chì để hạn chế tối đa nguy cơ tia X ảnh hưởng đến thai nhi.
    • Có tiền căn dị ứng (lông động vật, thức ăn, phấn hoa…) hoặc tiền căn hen suyễn, tiền căn dị ứng với thuốc đối quang thì nên thông báo với bác sĩ. Thuốc đối quang sử dụng khi chụp cắt lớp vi tính có thể gây dị ứng cũng như làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
    • Các trường hợp bị suy tim, cường giáp, suy thận, tăng áp phổi, Basedow, tiêu chảy, nôn ói nhiều… hoặc vừa thực hiện chụp CT có thuốc đối quang trong 24 giờ cũng cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chụp CT thận.
  • Nếu cần lấy mẫu nước tiểu hoặc máu để xét nghiệm trong cùng ngày chụp CT thận có tiêm thuốc đối quang thì nên lấy mẫu trước rồi mới chụp CT sau. Nếu đã chụp CT có tiêm thuốc đối quang thì phải chờ 4 tiếng sau mới lấy mẫu máu (nếu chức năng thận bình thường) và 1 ngày sau mới được thực hiện lấy mẫu nước tiểu.
  • Trước khi bước vào quy trình chụp CT thận, người bệnh được kiểm tra sinh hiệu (mạch, huyết áp) cũng như được hướng dẫn cụ thể về quy trình chụp. Bác sĩ/kỹ thuật viện sẽ dặn dò người bệnh nằm yên và thả lỏng trong suốt quá trình chụp CT thận.
quy trình chụp ct thận
Bác sĩ tư vấn rõ quy trình, lưu ý khi chụp CT thận cho người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

2. Thực hiện CT thận


Toàn bộ quá trình chụp CT thận thường kéo dài không quá 15 phút. Trong suốt thời gian này, nếu cảm thấy đau hoặc sưng nơi tiêm thuốc đối quang thì người bệnh cần báo hiệu cho kỹ thuật viên biết. Ngoài ra, người bệnh cần nằm yên, không cử động hay tự ý nghiêng sang một bên hoặc thay đổi tư thế nằm nếu chưa có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên.

3. Sau khi CT thận


Kết quả sau khi chụp CT thường có trong ngày hoặc nếu bạn chụp CT vào cuối ngày làm việc, kết quả sẽ có vào ngày hôm sau. Kết quả sẽ được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân tích và sau đó gửi về cho bác sĩ lâm sàng để đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe của người bệnh, tư vấn phương pháp điều trị, dùng thuốc phù hợp.

Người bệnh không cần nhập viện theo dõi trong hầu hết các trường hợp chụp CT thận. Bạn có thể ở lại bệnh viện 3 – 4 tiếng để xem có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra hay không. Cần thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn ói, nổi mẩn ngứa, khó thở, nhức đầu đột ngột, dữ dội… Nếu tình trạng sức khỏe ổn định, có thể ra về và nghỉ ngơi trong ngày, sinh hoạt bình thường vào ngày hôm sau.(2)

Phụ nữ cho con bú vẫn có thể chụp CT thận có tiêm thuốc đối quang. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng thì sau khi chụp CT trong 24 giờ mẹ có thể vắt sữa bỏ, không cho con bú phần sữa này.

hình ảnh ct thận
Hình ảnh chụp CT thận

Có rủi ro khi chụp CT thận không?


Chụp CT thận là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông dụng và an toàn. Chỉ có một vài rủi ro ít khi xảy ra khi chụp cắt lớp vi tính thận, ví dụ như:(3)

  • Tia X ảnh hưởng đến thai nhi khi chụp quá nhiều lần trong thời gian mang thai và không được che chắn, bảo vệ cẩn thận.
  • Thuốc đối quang được sử dụng khi chụp CT thận nhằm làm nổi bật các cấu trúc trên hình ảnh chụp CT có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có thể gây ra các tác dụng phụ, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn… hay xẩy ra hơn ở những người có tiền sử dị ứng, nên bạn cần cung cấp thông tin cho nhân viên y tế trước khi chụp có tiêm thuốc.

Trước khi thực hiện chụp CT thận, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ tư vấn chi tiết để đảm bảo người bệnh hiểu rõ về quy trình và rủi ro có thể phát sinh.

Chụp CT thận có phát hiện ung thư không?


Chụp CT thận là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ sớm phát hiện các vấn đề về thận, bao gồm cả sự xuất hiện của các khối ung thư. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể giúp Bác sỹ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và lấy mẫu sinh thiết từ mô thận… Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.

kỹ thuật chụp ct thận
Nên thông báo với bác sĩ về các triệu chứng nghi ngờ ung thư thận

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Nhìn chung, chụp CT thận là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và hiệu quả giúp bác sĩ có thể xác định chính xác về kích thước, hình dạng, cấu trúc của thận. Cho phép phát hiện các bất thường của thận như sự xuất hiện của các khối u, bệnh lý nhiễm trùng hay sỏi thận… Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng các thế hệ máy chụp CT hiện đại bậc nhất để chụp CT thận, mang lại kết quả chính xác cao.

Xem tiếp...
 
Top Bottom