MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
685K

Chùa Thập Tháp Bình Định: Tiếng than khóc hằng đêm của hòn đá Chém Đầu

Hãy cùng HiQuyNhon tìm hiểu về câu chuyện đầy tâm linh về Hòn đá oan nghiệt tại Chùa Thập Tháp Bình Định Những người thích khám phá về những câu chuyện huyền bí nhất định không nên bỏ qua bài viết này

Vài nét cơ bản về Chùa Thập Tháp Bình Định​


Cách đây gần 4 thế kỉ trước, vào những năm 1677. Một ngôi chùa được ra đời sớm ở Đàng Trong lúc bấy giờ 10 ngôi tháp yểm hậu của người Chàm (Champa) trên khu gò phía Bắc thành Đồ Bàn đã gãy đổ nhưng ngôi cổ tự vẫn còn in đậm dấu vết trên địa danh này. Phía sau chùa vẫn còn những nền móng nhuốm màu rêu phong

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Chùa nằm trên đồi Long Bích, mặt hướng về núi Mò O, dân gian còn gọi là núi Thiên Bút, là vùng lãnh uyển của vua chúa Chiêm Thành xưa.Về phía bắc, nằm yểm hậu sát cạnh thành Đồ Bàn, thuộc thôn Vạn Thuần, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

“Bản tự cung soạn” viết ngày 28/12 năm Kỷ Mùi (năm 1799) hiện lưu giữ tại chùa cũng giải thích: “Chùa Thập Tháp được mang tên “Thập Tháp Di Đà tự”. Nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngọn tháp Chăm, sau thời gian và chiến tranh loạn lạc, bị điêu tàn, sụp đổ.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Vì chùa có 10 ngôi tháp nên gọi là Thập Tháp. Còn Di Đà cũng có nghĩa lý tính, bản giác chúng sinh. Tổng hợp hai ý nghĩa trên tổ đình được mệnh danh là “Thập Tháp Di Đà tự”.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Hòn đá oan nghiệt tại chùa Thập Tháp​


Hòn đá chém cao 0,38m, dài 1,58m, rộng 1,3m, toàn thân láng như hòn đá mài, 4 góc được đẽo hoa văn đơn giản. Trải qua thời gian, hòn đá chém được “bao bọc” nhiều câu chuyện ly kỳ, huyền bí được người trong vùng truyền tụng đời này qua đời khác khiến không ít người phải rùng rợn khi nhắc đến.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Thoạt nhìn, chúng ta sẽ không thể nào hình dung được, bên trong hòn đá mộc mạc đơn giản kia là những tiếng than khóc hằng đêm của hàng trăm mạng người.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Năm 1802, chúa Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long. Khi đó, thành Hoàng Đế là kinh đô của vương triều Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, ông đã mở một cuộc trả thù vô cùng tàn khốc.

Kinh đô oai hùng thời vua Quang Trung đã nhanh chóng bị tàn phá. Tương truyền, vua Gia Long ra chiếu thư kêu gọi những người trong hoàng tộc và thân tộc nhà Tây Sơn ra hàng, với lời hứa hẹn sẽ không sát hại trả thù, ai bị trọng tội thì hình phạt cao nhất là lưu đày vào miền Nam khai khẩn đất mới, ai có tài sẽ được trọng dụng.
Rất nhiều người tin vào lời chiêu dụ đã ra trình diện, vua Gia Long trở mặt, cho quân chém đầu tất cả số người này, không phân biệt trai, gái hay già, trẻ.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Tảng đá dùng kê để chém đầu người dòng dõi nhà Tây Sơn đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Hàng trăm người đã lìa đời trên hòn đá này. Khi gươm chém xuống, hòn đá không hề hấn gì, chỉ mẻ gươm mà thôi.Nhiều người nói, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng một cách thống thiết, khiến không ai dám đi ngang qua cổng thành ban đêm.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Cuộc sống của nhân dân cả vùng bất ổn. Không chỉ những quan lại trong vương triều nhà Nguyễn mà cả người dân sống trong thành Hoàng Đế cũng không yên. Người dân cho rằng, nỗi oan khuất, đau đớn và linh hồn của hàng trăm người chết đã lặn vào tảng đá chém. Khi quan quân triều đình nhà Nguyễn đến di dời tảng đá chém ấy đi khỏi cổng thành thì không tài nào nhấc nổi dù có cả trăm người

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Tương truyền, một ngày nọ, vị quốc sư Phước Huệ, trụ trì chùa Thập Tháp đến xin lập đàn cầu siêu để hóa giải nỗi oan, lấy lại sự yên bình cho người dân trong vùng. Đàn tràng được lập lên cúng liên tục trong 3 ngày đêm. Sau đó, sư Phước Huệ xin được mang hòn đá chém về chùa Thập Tháp. Kì lạ thay, lúc này chỉ cần 4 người đã khiêng được tảng đá dời khỏi cổng thành về chùa.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Từ đó, nỗi oan khuất được hóa giải, những linh hồn tội nghiệp đã được siêu thoát. Người dân xung quanh thành không còn bị đánh thức bởi những tiếng khóc não lòng giữa đêm khuya.

Tại chùa Thập Tháp, ban đầu hòn đá được mang về đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi ở phía Nam của chùa. Phía trước khối bạch thạch được đặt thêm một khối đá nhỏ khác, với ý đồ để làm bậc tam cấp bước vào chính điện. Các nhà sư nói rằng, việc đặt phiến đá chém ở đây là có ý đồ của nhà chùa. Các bậc tiền bối muốn khối oan hờn này được thường xuyên nghe kinh kệ của chùa mà làm cho những sinh mạng từng bỏ mình trên đó được siêu thoát.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Một trong những minh chứng cho sự rùng rợn về hòn đá chém đầu tại chùa Thập Tháp, nhất định phải kể đến câu chuyện đồn của nhà sư Mật Hạnh (trụ trì của chùa trước đây) lúc 20 tuổi. Vào những đêm mùa đông, trong tiết trời âm u, nhà sư thấy một phụ nữ thường xuyên bước ra từ hòn đá rồi đi đến chỗ đặt tấm bia di tích của nhà chùa. Người phụ nữ này đêm nào cũng mặc áo cụt trắng, quần đen.

Khi chó trong chùa sủa ran thì bóng người phụ nữ mới biến mất. Một thời gian sau, sư phụ của nhà sư Mật Hạnh là cao tăng Phước Huệ lại một lần nữa chuyển hòn đá vào để ngay cửa bước vào chính điện của nhà chùa

Sau đó nhà sư Phước Huệ kể lại với các đệ tử của mình chuyện trong đêm đầu tiên chuyển hòn đá vào chùa, nhà sư đang ngon giấc trên gác thì thấy có một vị mặc trang phục yyy võ tướng hiện hình nói rằng: “Ông ỷ mình là đệ tử của Phật nên phá nhà tôi hả?”. Nhà sư Phước Huệ hét to một tiếng khiến tất cả sư đệ trong chùa đều nghe thấy.

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Hơn 200 năm đã trôi qua, hòn đá chém vẫn yên vị ngay cửa làm một bậc tam cấp để phật tử bước lên khu Phương Trượng. Trải qua bao thời gian, hòn đá vẫn giữ được màu trắng sáng tuyệt đẹp. Nếu không được nghe chuyện về nó, không ai có thể ngờ hòn đá kia đã chứa biết bao nỗi oan khuất của hàng trăm mạng người xưa…

 sưu tầm)
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Chùa Thập Tháp ở đâu​


Tọa độ nằm ở phía Bắc Thành Đồ Bàn, nay thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 27 km về phía Bắc.

1 17
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Chùa Thập Tháp có vị trí cạnh bên Thành Đồ Bàn và Tháp Cánh Tiên.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Thập Tháp từ Quy Nhơn​


Chỉ cần theo chỉ dẫn là đi đến nơi an toàn, đường đi khá thuận tiện. Bắt đầu từ thành phố Quy Nhơn, du khách đi theo đường quốc lộ 1A đi ra phía Bắc, đi qua thị trấn Đập Đá sẽ dễ dàng nhận thấy cầu Vạn Thuận, nhìn về phía tay trái sẽ có con đường nhỏ dẫn vào chùa, đi khoảng 200m sẽ tới nơi.

2 18
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Nguồn gốc tên gọi​


Ngày xưa chùa được xây dựng cạnh khu đồi rộng có hình mai rùa chu vi gần 1km gọi là đồi Long Bích, tên khác là gò Thập Tháp chính là một đoạn phế tích bờ bắc thành Đồ Bàn xưa.

3 14
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Ý nghĩa lịch sử​


Đầu tiên phải kể đến là Thiền sư Nguyên Thiều đã lập ngôi chùa này và lúc bấy giờ chỉ là một thảo am để truyền đạo.

4 13
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Đến năm 1683, thì được xây dựng lại mà vật liệu chính để xây chùa là gạch từ 10 ngôi tháp Chàm bị đổ. Được lệnh của chúa, nhà sư Nguyên Thiều bắt đầu truyền bá Phật pháp cho cả xứ Đàng trong, nên giao chùa lại cho đồng môn là Hòa thượng Đạo Nguyên và đệ tử Hòa thượng Kỳ Phương trụ trì.

z3302822986419 44ef3a1d25144b9e9c9ef01d2b19fb41
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Sau đó, thiền sư cung thỉnh được nhiều pháp trượng pháp khí cùng nhiều kinh Phật và chùa Thập Tháp vẫn giữ cho đến ngày hôm nay.

5 9
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Đến nay, chùa đã trải qua hơn 300 năm lịch sử mà vẫn đứng vững, đã trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng.

Kiến trúc chùa Thập Tháp​


Khi đến cổng chùa, hai trụ biểu vuông cao nằm phía trên là hai tượng sư tử ngồi uy nghi, phía trên khắc hai chữ “Thập Tháp”. Vào phía bên trong nhìn rõ tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ.

z3302817458541 7051d771e8a3bbb231f51a332cf84858 1
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ “khẩu”, gồm có 4 khu chính: Khu chính điện có diện tích khoảng 400m, khu phương trường khoảng 130m, khu Tây đường khoảng 120m2 và khu Đông đường khoảng 150m2 được nối với nhau bằng một sân rộng ở giữa.

z3302822176214 c57effb5b6c0b325ea87aa4a146e272a
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

– Khu Chính điện: gồm có một ngôi nhà 5 gian, 3 gian giữa là điện thờ gồm các khám thờ tam thế Phật và thờ tượng Quan Âm; hai gian phụ hai bên là phòng chúng tăng. Còn nữa, có đến 3 khám thờ khác đặt ở vị trí hai vách hông và đối diện với khám chính trước hành lang. Suy cho cùng, chính điện đã trải qua nhiều thời kỳ trùng tu nên có sự kết hợp giữa cũ và mới. Không vì vây, mà chùa vẫn toát lên vẻ cổ kính khó tả.

z3302819020117 2406dbd762928724cbc00a75bd03f1e5 1
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

– Khu phương trượng: vật liệu dùng để xây là gạch, lợp ngói âm dương. Được chia làm ba gian, gian giữa thờ Hòa thượng Phước Huệ đời thứ 40, hai bên là chỗ nghỉ cho khách tăng.

z3302817937389 5232a2f78e4363d2e60c7d9e581df354
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

– Khu Đông đường (bên trái) và Tây đường (bên phải): Đông đường có mục đích chính là nơi tiếp khách và chỗ ở của tăng chúng. Tây đường có mái lớp ngói âm dương, là nơi thờ phụng Sơ tổ khai Sơn ( Nguyên Thiều ) cùng với các chư vị kế thừa và Phật từ quá cố.

z3302818533187 baa6b9867a1cde3c9b43cba87edcaa72
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Chùa Thập Tháp là kết quả sau nhiều lần trùng tu, sửa sang mang giá trị kiến trúc rất lớn, không những thế còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, hiện vật ý nghĩa và có giá trị được lưu giữ đến ngày hôm nay.

Vẻ đẹp bình yên tại chùa Thập Tháp​


Có thể nói, Chùa Thập Tháp sở hữu vẻ đẹp non sơ hữu tình tựa như một bức tranh thủy mặc. Phía trước chùa có hồ sen bát ngát, bao bọc xung quanh là sông Côn hùng vĩ, nhìn rõ phía xa thấy được núi Mò O.

z3302819798053 72555e7363aae6353c2d0bf09e84bbde
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Vào phía bên trong chùa, ngắm vẻ đẹp của các hòn non bộ nước chảy róc rách suốt 4 mùa, không gian trở nên thơ mộng, trữ tình gồm nhiều cây xanh tỏa bóng râm, xanh mát.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Thập Tháp​

  • Ăn mặc lịch sự khi viếng chùa.
  • Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, vật gây ô nhiễm vào chùa.
  • Không hành nghề mê tín dị đoan
  • Không đập phá, đào bới, khắc, viết, vứt rác làm ảnh hưởng cảnh quan tại Chùa.
  • Không chăn thả gia súc, chặt cây, lấy đất và các tài sản khác của Chùa Thập Tháp.
z3302823757731 fbb6d7facedb383c96065a856f1c1325
Chùa Thập Tháp Bình Định (nguồn: sưu tầm)

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé

-Bài viết: Thảo My-

Bạn có thể tham khảo một số bà viết sau về Quy Nhơn:
Quán ăn ship tận nhà
Quán nước ship tận nhà

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.vn

Xem tiếp...
 
Top Bottom