SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
61
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
423K

Chủ động tiêm chủng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn vào mùa

Theo Báo Dân trí đưa tin ngày 12/01, không khí lạnh mùa đông đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tồn tại và phát tán, trong đó có vi khuẩn phế cầu, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phổi tại cộng đồng. Cụ thể bài viết được đăng tải như sau:

Thời tiết giao mùa từ đông sang xuân đặc trưng với tính chất lạnh, ẩm, mưa phùn, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn khiến cho hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Thời điểm cuối năm cũng là dịp nhu cầu giao thương, đi lại tăng cao khiến cho nguy cơ lây bệnh qua đường hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng càng diễn biến phức tạp.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), một loại vi khuẩn gây ra các bệnh nguy hiểm gồm: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa cấp… Chúng thường cư trú ở vùng mũi họng của những người khỏe mạnh bình thường. Khi cơ thể gặp điều kiện bất lợi, chúng sẽ lập tức vào máu và tấn công vào các bộ phận như não, phổi, tai để gây bệnh.


 TCI).


Tình trạng sức khỏe, độ tuổi là các yếu tố liên quan đến khả năng mắc bệnh của mỗi người (Ảnh: TCI).


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ di chứng và tử vong do phế cầu khuẩn gây ra từ 10% đến 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể tăng lên đến 50% đối với những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em và người cao tuổi. Phế cầu khuẩn được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.

Theo ThS.BS. Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng đơn vị, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cho biết, ai cũng có thể mắc phế cầu khuẩn, chúng lây lan giữa người với người thông qua khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết từ vùng mũi, họng, phế quản, phổi.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu gây ra bao gồm trẻ nhỏ, người già, những người bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh do phế cầu, bao gồm: mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc nghiện bia rượu, thuốc lá, cắt lách và tình trạng hồng cầu hình liềm…


 TCI).


Trẻ nhỏ bị viêm phổi có nguy cơ cao diễn tiến nhanh và nặng khi mắc phế cầu khuẩn (Ảnh: TCI).


Bệnh viêm phổi thường khởi phát cấp tính, đi kèm với những triệu chứng đặc trưng gồm: sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi; đau ngực; ho nhiều, thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở. Trẻ em có thể chảy mủ tai vì viêm tai giữa do phế cầu. Bệnh có xu hướng tiến triển nhanh và có thể dẫn đến suy hô hấp, phải thở máy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Đáng quan ngại hơn khi vi khuẩn phế cầu đang có xu hướng kháng lại nhiều loại kháng sinh, điều này khiến cho việc điều trị các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn càng khó khăn, kéo dài và tốn kém.

Ở nước ta hiện nay đang là điểm thu hút du lịch, cộng với tình trạng ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu trầm trọng, các bệnh lý hô hấp có thể sẽ phức tạp hơn. Covid-19 vẫn chưa được loại trừ khỏi cộng đồng, cúm A, Adenovirus, bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV lây lan mạnh mẽ, nhất là trong trường học. Điều này đã dấy lên nỗi lo về dịch bệnh và nguy cơ đồng nhiễm với phế cầu vào thời điểm cuối năm.


 TCI).


Người lớn, người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền cần chủng ngừa sớm (Ảnh: TCI).


Với mức độ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, bác sĩ Hạnh khuyến cáo, ba mẹ cần tiêm vaccine phòng phế cầu sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian chữa bệnh, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong.

Bên cạnh đó, tiêm phòng phế cầu cũng được khuyến cáo cho người trưởng thành, đặc biệt là những người cao tuổi và những người có các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, bệnh tim mạch và tiểu đường, cũng nên xem xét việc tiêm phòng vaccine để giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Bác sĩ Hạnh cho biết, hiện nay, trên thị trường đang lưu hành 2 loại vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây ra gồm: Synflorix (của Bỉ, ngừa 10 chủng phế cầu) tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và Prevenar 13 (Bỉ, ngừa 13 chủng phế cầu) tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến người lớn. Mỗi người có thể chủ động tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho người thân trong gia đình và cộng đồng.

Để tăng hiệu quả phòng bệnh, mỗi gia đình cần tuân thủ các công tác phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc với đám đông, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn.

Đồng thời, cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để củng cố sức đề kháng của cơ thể. Trẻ nhỏ và người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể trong thời tiết thay đổi và mùa lạnh để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ.


Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem tiếp...
 
Top Bottom