THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
332K

Chồng giận thì vợ bớt lời: Bí kíp 'cơm sôi nhỏ lửa' trong mỗi cuộc cãi vã

Phương Nga

Tích Cực
logo.png
- Vợ chồng dù tâm đầu ý hợp đến đâu thì khi sống chung một nhà cũng không tránh khỏi cảnh xô bát đũa. Phải làm gì những lúc cơm không lành, canh không ngọt?


Khi bị đứt tay, chúng ta cần nhanh chóng cầm máu. Nhưng khi cơn giận phừng phừng bùng lên, không phải ai cũng nghĩ đến việc giập lửa. Khi mất bình tĩnh, ta cần nghĩ ngay đến việc sơ cứu cảm xúc để mối quan hệ không tổn thương thêm.

Cơn giận không phải lúc nào cũng là điều tồi tệ​


Khi đang cãi nhau, ai cũng hăng máu giành phần đúng về mình. Thế nhưng vì không ai chịu nhường ai nên chuyện nhỏ xé ra to, cuối cùng đúng cũng thành sai. Là con người thì ai cũng có cảm xúc nên nổi giận cũng là chuyện bình thường. Khi đang trong cơn giận thì tốt nhất không nên khăng khăng mình đúng và mình phải giành phần thắng. Việc thừa nhận cảm xúc thật của bản thân có thể giúp bạn đối phó với cơn giận tốt hơn. Hãy cứ thừa nhận tôi đang giận dữ và tôi biết mình đang giận dữ.

Cơn giận cũng giống như ngọn lửa, lửa có ích nhưng cũng có thể thiêu rụi mọi thứ. Nếu như bạn đã nhẫn nhịn đủ nhiều thì cơn giận chính là tín hiệu cảnh báo cho đối phương biết họ đã chạm đến giới hạn của bạn. Lúc này, một cơn giận, một trận cãi vã là dấu hiệu của việc đã đến lúc nên giải quyết vấn đề.

Cách ly bản thân khỏi “chiến trường”​


Khi đang điên tiết thì cách tốt nhất là rời đi, đưa bản thân ra khỏi “bãi chiến trường”. Nhiều người cứ cố đấm ăn xôi để thỏa mãn cái tôi, cuối cùng chính bản thân lại chịu thiệt, bởi khi ngôn từ bất lực thì bạo lực sẽ lên ngôi. Có khi chỉ vì một trận cãi vã to tiếng mà dẫn đến việc chén đĩa bay loảng xoảng rồi đôi bên lao vào “choảng” nhau không chừng. Khi bạn đang ở một không gian sặc mùi “súng đạn” thì rất khó để giữ bình tĩnh. Thay vì nói hay làm những điều mà chắc chắn sau này bạn sẽ hối hận thì tốt nhất nên tránh đi thì hơn.

Chồng giận thì vợ bớt lời, bí kíp cơm sôi nhỏ lửa trong mỗi cuộc cãi vã


Hạ hỏa và giúp bản thân bình tĩnh​


Sau khi đã tránh xa người khiến bạn tức giận, hãy giúp bản thân hạ hỏa và bình tĩnh lại bằng cách tìm đến những nơi yên bình, gần gũi với thiên nhiên và dành vài phút để hít thở sâu. Bạn cũng có thể lặp đi lặp lại một câu “thần chú” có tác dụng trấn an bạn, chẳng hạn như “Bình tĩnh!”

Sau khi cơn giận đã tạm lắng dịu, bạn có thể tìm đến những hoạt động thể chất, giúp đổ mồ hôi và thư giãn đầu óc, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, tập những bài vận động nhẹ. Ở trên phim, mỗi khi nhân vật giận dữ hay buồn bã, họ thường ra ngoài chạy bộ, tập boxing hoặc làm việc nhà luôn chân luôn tay. Vận động thể chất là cách cực kỳ hiệu quả để giảm căng thẳng.

Bạn cũng có thể đắm chìm trong những thứ mình thích như xem phim, đọc sách,... nhằm chuyển hướng sự chú ý và tạo ra phản ứng thư giãn cho cơ thể.

Khi tức giận, người ta có nhiều cách để giải tỏa như đập phá đồ đạc, la hét, lăng mạ, đánh phủ đầu đối phương để cảm thấy hả hê. Những việc này hầu hết đều để lại hậu quả mà sau đó nhất định người ta sẽ hối hận. Cơn giận cần được giải tỏa nhưng theo những cách tích cực chứ không phải tiêu cực.

Dành thời gian tĩnh tâm suy nghĩ và ngồi lại nói chuyện với nhau​


Khi cãi nhau, người ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác mà ít nhìn nhận trách nhiệm về mình. Việc quan trọng là tìm cách giải quyết vấn đề chứ không phải tranh cãi xem ai sai ai đúng. Khi bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tìm ra phương án xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi.

Nếu bạn thấy tâm trí quá bộn bề, rối rắm thì viết ra suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn có một cái nhìn thông suốt hơn. Bạn có thể viết hết những gì có trong đầu, không cần phải câu nệ chính tả, ngữ pháp, chỉ đơn giản là viết một cách tự do cũng giúp đầu óc bạn nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể viết một bức thư cho đối phương, xả hết những điều khiến bạn tức giận, sau đó có thể xé đi, xóa đi, không gửi cho họ để tránh kích động thêm. Bởi điều bạn cần chỉ là xả ra cảm xúc tiêu cực chứ không nhất thiết phải dằn mặt họ theo cách khác.

Sau khi cả hai đã trở nên bình tĩnh hơn là lúc nên ngồi lại nói chuyện thẳng thắn, rõ ràng với nhau. Khi ấy, hãy dừng việc phàn nàn, cãi cọ, đổ lỗi lại và ưu tiên cùng nhau giải quyết vấn đề trước mắt. Sau khi vấn đề đã được giải quyết thì tránh giữ sự thù hận hay ác cảm. Sau này không nên nhắc lại những chuyện cũ nữa để tránh sứt mẻ hạnh phúc gia đình.

Chồng giận thì vợ bớt lời, bí kíp cơm sôi nhỏ lửa trong mỗi cuộc cãi vã


Rèn luyện sự bình tĩnh qua những thói quen tốt mỗi ngày​


Không phải tự nhiên mà nhiều người giữ được thái độ bình tĩnh trước những cuộc cãi vã, kích động. Có thể họ cũng đã từng trải qua một thời tuổi trẻ nông nổi, họ trải nghiệm đủ nhiều để biết một trận cuồng phong có thể khiến mái ấm chao đảo như thế nào. Cổ nhân có câu “Tâm an vạn sự an”, nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh thì mọi sự xảy đến cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.

Không phải đợi đến khi lửa giận bùng lên mới tìm cách sơ cứu cảm xúc và hạ hỏa. Nhờ việc luyện tập mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện một tâm thái bình tĩnh, nội tâm vững vàng hơn. Chúng ta có thể học hỏi từ những sai lầm của bản thân nhưng đó là bài học rất đắt. Thay vào đó, bạn có thể phòng bị trước bằng cách tìm hiểu những tri thức mà những người đi trước đã đúc kết lại. Chẳng hạn như cách giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân thế nào, ứng xử ra sao mỗi khi cãi vã. Tất cả những vấn đề mà con người ngày nay gặp phải, cổ nhân cũng đã trải qua hàng nghìn năm trước và đã đúc kết thành những bộ quy tắc ứng xử. Việc của chúng ta chỉ đơn giản là tìm hiểu và học hỏi, áp dụng và đánh giá xem cách nào phù hợp với mình.

Viết journaling cũng là một thói quen tốt để bạn có thể theo dõi tâm trạng của mình thường xuyên, biết mình dễ nổi giận vì những lý do gì và có cách điều chỉnh kịp thời.

Chồng giận thì vợ bớt lời, bí kíp cơm sôi nhỏ lửa trong mỗi cuộc cãi vã


Tại sao cứ phải là “vợ bớt lời” mà không phải là chồng?​


Cổ nhân đã dạy: “Chồng giận thì vợ bớt lời”? Nhiều chị em thấy không cam tâm khi những lời khuyên giữ gìn hạnh phúc gia đình đều hướng đến phụ nữ chứ ít khi nhắc đến đàn ông. Tại sao cứ phải là đàn bà nhẫn nhịn mà không phải là đàn ông? Thực ra khi đã là một gia đình thì cũng như khi cùng bước lên một chiếc thuyền, cùng chìm, cùng nổi. Bạn chọn một con thuyền bình yên, hạnh phúc hay là một con thuyền lúc nào cũng chao đảo vì sóng gió?

Trong phim Extraordinary Attorney Woo, có một cặp vợ chồng già chung sống với nhau. Người vợ đã ngoài 70 vẫn phải tận tụy chăm sóc một ông chồng ngoài 80 khó ở, hay cáu giận và ghen tuông vô lý. Một lần chỉ vì tức nước vỡ bờ mà bà cầm bàn là phang chồng, khiến bà suýt nữa bị khép vào tội giết người nếu như luật sư không tìm ra nguyên nhân thật sự khiến ông tử vong. Đây chính là bài học cho những người vợ mất bình tĩnh, không chỉ đe dọa đến tính mạng của người khác mà còn rước họa cho chính bản thân mình.

Có câu, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, phụ nữ dẫu sao cũng có xu hướng nhẹ nhàng, mềm mỏng, nhẫn nhịn tốt hơn. Trong khi đàn ông có thiên hướng nóng giận, hung hăng và bạo lực hơn phụ nữ. Muốn thay đổi chồng, chị em có thể bắt đầu thay đổi từ bản thân mình trước.

HN

Ảnh: Sưu tầm



Xem tiếp...
 
Top Bottom