Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Chị Hương biết Hùng qua một người bạn. Nhiều lần cậu em mới quen này dẫn vợ đến nhà chơi khiến chị Hương càng thêm quý mến và tin tưởng.
Vay nợ dưới vỏ bọc góp tiền làm ăn chung
Từ mối thân tình chị em xã hội thông thường, Hùng quay sang rủ chị Hương làm ăn chung. Thấy vợ chồng Hùng còn trẻ mà đã sở hữu nhà chung cư đắt tiền, đi xe ô tô đẹp, chi tiên tiền như giới thượng lưu, chị Hương nảy sinh ngưỡng mộ, tin tưởng vào cách làm ăn của đôi vợ chồng trẻ này.
Hùng “nổ”, bố cậu ta làm ngành hải quan, có thể lo được thủ tục buôn gỗ từ nước Lào về Việt Nam. Mẹ Hùng làm giáo viên, còn có nghề tay trái là buôn bán bất động sản khắp cả nước. Gia đình Hùng có nhiều cửa làm ăn, giờ chỉ cần thêm nhiều vốn để đầu tư kinh doanh.
Ban đầu, Hùng mời chị Hương góp vốn làm ăn chung, mọi việc để Hùng lo. Sau mỗi tháng, Hùng sẽ chuyển cho chị Hương một phần lợi nhuận từ công việc làm ăn.
Hùng nhấn mạnh: “Số tiền chị đưa cho em, em sẽ nhận nợ với chị. Hàng tháng em sẽ gửi tiền cho chị, coi như là tiền lợi nhuận từ việc làm ăn, đầu tư của em. Chị không làm gì mà vẫn có tiền”.
Trong lúc chị Hương đang còn phân vân, vợ Hùng ngồi bên cạnh nói đế vào: “Chị tạo điều kiện giúp đỡ, để vợ chồng em kiếm thêm thu nhập nuôi các cháu”.
“Tôi thấy hợp lý và đã cho Hùng vay 300 triệu đồng. Thời gian đầu, Hùng đã chuyển tiền lợi nhuận cho tôi từ 10- 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này do Hùng tự nguyện trả”, chị Hương nhớ lại.
Theo lời kể của chị Hương, khoảng 4 tháng sau, Hùng lại cầu cứu chị và cho xem tin nhắn trong điện thoại, liên quan đến việc mua bán và thế chấp nhà ở Vinhome. Cụ thể, mẹ Hùng đang cần tiền đáo hạn trả tiền mua nhà ở Vinhome (hơn 2 tỷ đồng). Lần đó, Hùng và mẹ Hùng đã trả nợ chị Hương đúng hẹn.
Sau quả làm ăn định mệnh này, chị Hương đã hoàn toàn tin tưởng vào cách làm ăn “thần tốc” của người em mới quen này.
Kiệt quệ, bất lực trước con nợ giàu có
Những ngày sau đó, chị Hương luôn phải vất vả xoay mọi cách kiếm nhiều tiền để cho Hùng vay với đủ lý do chính đáng như: Cần tiền để chạy chức cho bố; vay tiền cho mẹ đầu tư bất động sản… Đổi lại, chị Hương nhận được một phần lợi nhuận khá hậu hĩnh từ việc kinh doanh của Hùng.
Vì hám chút lợi nhuận trước mắt, chị Hương đã không còn tỉnh táo trong các giao dịch tài chính với Hùng. Ngoảnh đi, ngoảnh lại, số tiền chị cho Hùng vay đã lên đến gần chục tỷ đồng (tính cả tiền lãi). Với một người từ thôn quê lên Hà Nội làm ăn như chị Hương, số tiền này quá lớn và lớn hơn cả gia tài mà gia đình chị đang có.
Từ lúc làm chủ được kinh tế, có của ăn, của để, sau một thời gian ngắn cho Hùng vay tiền, chị Hương lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nợ nần chồng chất. Lý do vì Hùng không trả nợ đúng hạn như đã hứa.
Ảnh minh họa
Cay đắng hơn, bản thân chị đã phải đi vay “nóng” để có tiền cho Hùng vay. Thế nên, từ một chủ nợ, chị Hương đã trở thành một con nợ bất đắc dĩ.
Bi kịch của chủ nợ Hương lên đến đỉnh điểm là lúc không liên lạc được với vợ chồng Hùng. Chị tìm đến gia đình Hùng, gặp bố mẹ cậu ta nhưng những khoản nợ vẫn bị đóng băng một cách khó hiểu. Trong khi đó, gia đình Hùng vẫn có kinh tế để trả nợ. Nói cách khác, chủ nợ thì lao đao, trong khi cuộc sống của con nợ vẫn phú quý.
Sau khi nghe nhiều người tư vấn, gia đình chị Hương đang có hướng thuê luật sư, làm thủ tục khởi kiện ra tòa án. Đây có lẽ là biện pháp cứng rắn và hiệu quả nhất để xử lý những con nợ cứng đầu, cố tình tìm cách xù nợ một cách không quang minh chính đại.
Theo luật sư Trương Công Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội, nếu chứng minh được con nợ Hùng cắt đứt liên lạc với chủ nợ và gia đình (có hành vi bỏ trốn và mục đích chiếm đoạt số tiền đã vay), thì chị Hương có thể tố cáo con nợ này ra cơ quan công an về tội danh: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù.
Câu chuyện của chị Hương cũng là bài học cho chúng ta. Đừng vội tin người và cho vay tiền một cách dễ dãi theo kiểu: “Không phải làm gì mà vẫn có tiền” như chị Hương.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Xem tiếp...
Vay nợ dưới vỏ bọc góp tiền làm ăn chung
Từ mối thân tình chị em xã hội thông thường, Hùng quay sang rủ chị Hương làm ăn chung. Thấy vợ chồng Hùng còn trẻ mà đã sở hữu nhà chung cư đắt tiền, đi xe ô tô đẹp, chi tiên tiền như giới thượng lưu, chị Hương nảy sinh ngưỡng mộ, tin tưởng vào cách làm ăn của đôi vợ chồng trẻ này.
Hùng “nổ”, bố cậu ta làm ngành hải quan, có thể lo được thủ tục buôn gỗ từ nước Lào về Việt Nam. Mẹ Hùng làm giáo viên, còn có nghề tay trái là buôn bán bất động sản khắp cả nước. Gia đình Hùng có nhiều cửa làm ăn, giờ chỉ cần thêm nhiều vốn để đầu tư kinh doanh.
Ban đầu, Hùng mời chị Hương góp vốn làm ăn chung, mọi việc để Hùng lo. Sau mỗi tháng, Hùng sẽ chuyển cho chị Hương một phần lợi nhuận từ công việc làm ăn.
Hùng nhấn mạnh: “Số tiền chị đưa cho em, em sẽ nhận nợ với chị. Hàng tháng em sẽ gửi tiền cho chị, coi như là tiền lợi nhuận từ việc làm ăn, đầu tư của em. Chị không làm gì mà vẫn có tiền”.
Trong lúc chị Hương đang còn phân vân, vợ Hùng ngồi bên cạnh nói đế vào: “Chị tạo điều kiện giúp đỡ, để vợ chồng em kiếm thêm thu nhập nuôi các cháu”.
“Tôi thấy hợp lý và đã cho Hùng vay 300 triệu đồng. Thời gian đầu, Hùng đã chuyển tiền lợi nhuận cho tôi từ 10- 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này do Hùng tự nguyện trả”, chị Hương nhớ lại.
Theo lời kể của chị Hương, khoảng 4 tháng sau, Hùng lại cầu cứu chị và cho xem tin nhắn trong điện thoại, liên quan đến việc mua bán và thế chấp nhà ở Vinhome. Cụ thể, mẹ Hùng đang cần tiền đáo hạn trả tiền mua nhà ở Vinhome (hơn 2 tỷ đồng). Lần đó, Hùng và mẹ Hùng đã trả nợ chị Hương đúng hẹn.
Sau quả làm ăn định mệnh này, chị Hương đã hoàn toàn tin tưởng vào cách làm ăn “thần tốc” của người em mới quen này.
Kiệt quệ, bất lực trước con nợ giàu có
Những ngày sau đó, chị Hương luôn phải vất vả xoay mọi cách kiếm nhiều tiền để cho Hùng vay với đủ lý do chính đáng như: Cần tiền để chạy chức cho bố; vay tiền cho mẹ đầu tư bất động sản… Đổi lại, chị Hương nhận được một phần lợi nhuận khá hậu hĩnh từ việc kinh doanh của Hùng.
Vì hám chút lợi nhuận trước mắt, chị Hương đã không còn tỉnh táo trong các giao dịch tài chính với Hùng. Ngoảnh đi, ngoảnh lại, số tiền chị cho Hùng vay đã lên đến gần chục tỷ đồng (tính cả tiền lãi). Với một người từ thôn quê lên Hà Nội làm ăn như chị Hương, số tiền này quá lớn và lớn hơn cả gia tài mà gia đình chị đang có.
Từ lúc làm chủ được kinh tế, có của ăn, của để, sau một thời gian ngắn cho Hùng vay tiền, chị Hương lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nợ nần chồng chất. Lý do vì Hùng không trả nợ đúng hạn như đã hứa.
Ảnh minh họa
Cay đắng hơn, bản thân chị đã phải đi vay “nóng” để có tiền cho Hùng vay. Thế nên, từ một chủ nợ, chị Hương đã trở thành một con nợ bất đắc dĩ.
Bi kịch của chủ nợ Hương lên đến đỉnh điểm là lúc không liên lạc được với vợ chồng Hùng. Chị tìm đến gia đình Hùng, gặp bố mẹ cậu ta nhưng những khoản nợ vẫn bị đóng băng một cách khó hiểu. Trong khi đó, gia đình Hùng vẫn có kinh tế để trả nợ. Nói cách khác, chủ nợ thì lao đao, trong khi cuộc sống của con nợ vẫn phú quý.
Sau khi nghe nhiều người tư vấn, gia đình chị Hương đang có hướng thuê luật sư, làm thủ tục khởi kiện ra tòa án. Đây có lẽ là biện pháp cứng rắn và hiệu quả nhất để xử lý những con nợ cứng đầu, cố tình tìm cách xù nợ một cách không quang minh chính đại.
Theo luật sư Trương Công Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội, nếu chứng minh được con nợ Hùng cắt đứt liên lạc với chủ nợ và gia đình (có hành vi bỏ trốn và mục đích chiếm đoạt số tiền đã vay), thì chị Hương có thể tố cáo con nợ này ra cơ quan công an về tội danh: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù.
Câu chuyện của chị Hương cũng là bài học cho chúng ta. Đừng vội tin người và cho vay tiền một cách dễ dãi theo kiểu: “Không phải làm gì mà vẫn có tiền” như chị Hương.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Xem tiếp...