Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
- Mới nhất
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Video
- Podcasts
- Kinh doanh
- Bất động sản
- Khoa học
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Thư giãn
Khu chợ trong hẻm 157 đường Dương Bá Trạc, quận 8 phong phú thực phẩm của đạo Hồi, đông đúc người mua trong suốt một tháng Ramadan.
Hẻm 157 là nơi có cộng đồng người theo đạo Hồi Islam đông nhất trong 16 giáo khu ở TP HCM với khoảng 3.000 người. Theo ông Haji Kim Sô, 73 tuổi, giáo cả, Trưởng ban quản trị giáo khu Anwar, đa số người dân trong xóm là người Chăm từ An Giang di cư lên Sài Gòn từ những năm 1960.
Tại đây, một khu chợ nhỏ của người theo đạo Hồi, nhộn nhịp nhất vào tháng ăn chay Ramadan. Ramadan là tháng thứ 9 theo lịch âm của người Hồi giáo, còn gọi là tháng nhịn ăn. Trong suốt tháng lễ, các tín đồ đạo Hồi không được ăn, uống, hút thuốc, thậm chí nước bọt nhiều quá cũng phải nhổ bớt không được nuốt hết... nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày từ lúc mặt trời mọc. Sau khi mặt trời lặn, các tín đồ được xả chay, ăn uống bình thường.
Năm nay lễ bắt đầu từ ngày 11/3 và kéo dài một tháng. Suốt một tháng Ramadan, người dân trong hẻm và tín đồ theo đạo Hồi từ nơi khác cũng đổ về đây để mua thực phẩm Halal (thực phẩm được phép ăn theo giáo lý đạo Hồi).
16h ngày 23/3, các quầy bán thức ăn, bánh trái, đồ khô bắt đầu cảnh nhộn nhịp mua bán. Có khoảng 20 gian hàng trong hẻm, bán đa dạng nhiều loại thực phẩm.
Trong tháng Ramadan, việc ăn uống chỉ diễn ra khi mặt trời lặn, lúc 18h10 hàng ngày. Vì thế, thời gian này cũng là lúc chợ đông đúc, khi người dân chuẩn bị cho bữa ăn.
Hơn 35 năm sống tại hẻm, bà Sah Ma bán bánh ngọt truyền thống của người Chăm như sakaya, khoai mì nướng, bí nướng. Trong tháng Ramadan, bà làm thêm gỏi, bún, nước giải khát phục vụ cộng đồng.
"Hầu như tiểu thương ở đây đều bán thêm món ăn, vì có nhiều người từ nơi khác tới mua. Bình thường tôi bán sáng nhưng trong tháng lễ thì chuyển sang chiều, khách đông gấp đôi", người phụ nữ 73 tuổi nói.
Thay vì phục vụ tại chỗ, bà A Siyah (giữa) cho bún riêu vào túi nylon bán mang về nhà. Người theo đạo Hồi quan niệm, Ramadan là dịp họ ăn cùng nhau, tạo không khí ấm cúng, vui vẻ.
Từ An Giang lên TP HCM ở trọ với với con 7 năm nay, bà A Siyah bán bánh mì. Tuy nhiên món đó không phổ biến trong bữa xả chay nên bà nấu bún riêu, ngày bán 50 phần. Vì đạo Hồi không ăn thịt heo nên bún riêu được bà nấu với cua, xương gà, cà chua, đậu hũ.
Suốt tháng Ramadan, chiều nào anh Sagôlech, 47 tuổi, cũng ghé hẻm 157 mua đồ ăn về cho gia đình sau giờ tan làm. Nhà ở Long An, mỗi ngày anh đi hơn 30 km lên TP HCM làm việc. "Chỗ tôi ở không có bán thực phẩm Halal nhiều. Tôi mua mỗi bữa cũng chỉ vài cái bánh hay ít bún chứ không cố ăn dồn", anh nói.
Chị Anis người Malaysia được bạn dẫn tham quan xóm đạo Hồi khi đi du lịch TP HCM. "Tôi cảm thấy thân thuộc khi ở đây cũng có nhiều người theo đạo giống mình", chị nói.
Một góc hẻm chuyên bán các loại gia vị, đồ đông lạnh theo chuẩn Halal. Người theo đạo Hồi chỉ mua thực phẩm từ các tiệm có logo Halal, không sử dụng các món ăn làm từ thịt heo và nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia.
Ngoài thực phẩm, chợ còn có các điểm bán thêm quần áo, phụ kiện thời trang cho tín đồ Hồi giáo. Nhiều năm nay, cứ vào lễ Ramadan là ông Karim lại từ An Giang lên bán quần áo. Ông được cộng đồng tạo điều kiện cho ăn ngủ miễn phí tại thánh thánh đường trong hẻm.
"Ngày kiếm chưa được 200.000 đồng, cũng vừa đủ sống. Ở đây tôi vui lắm nhưng vui vì cảm nhận được tình cảm chan hòa của bà con", ông Karim cho biết.
Bên hông thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar, anh Ay Dop, 46 tuổi phát cháo trắng miễn phí cho bà con trong hẻm. Mỗi ngày, các tín đồ đến thánh đường nấu khoảng 30 kg gạo, chia thành 700 phần cháo phát cho mọi người, ăn kèm với dưa muối.
Không chỉ tín đồ đạo Hồi, nhiều người dân ở hẻm cũng thường ghé chợ mua đồ ăn. Hơn nửa thế kỷ định cư, cộng đồng người Chăm hoà nhập với người dân trong khu vực.
Cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở TP HCM có khoảng 10.000 người, sống tập trung ở 15 khu vực thuộc các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 1, quận 6, quận 8. Mỗi khu vực là một xóm sống quanh một thánh đường Hồi giáo (Masji Surau). Ở cấp thành phố, cộng đồng người Chăm đều thành lập một Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo, được chính quyền công nhận.
Xem tiếp...