MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
85
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
569K

Chỗ đâu cho người đi bộ?

Lê Hoài Thương

Tích Cực
Diễn đàn "Văn hóa giao thông" của Báo Thanh Niên ngày 14.1 đăng tải bài viết của bạn đọc Minh Hiệp với tiêu đề Đi bộ qua đường: Mạnh ai nấy đi.

Bài viết dẫn chứng sinh động và phân tích rất chính xác tình trạng người dân không nắm rõ các quy định pháp luật dành cho người đi bộ nên thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông dẫn tới các hành vi "mạnh ai nấy đi bộ qua đường". Song, nếu nhìn lại, việc bất chấp nguy hiểm để phạm luật của người đi bộ có lẽ một phần cũng do hệ thống đường sá, vỉa hè tại các thành phố lớn hiện vẫn chưa có chỗ dành cho họ.

via-he-2-982.jpg

Xe máy chiếm chỗ của người đi bộ là hình ảnh thường xuyên bắt gặp trên đường phố TP.HCM

H.M

Nhường vỉa hè cho xe máy​


Thỉnh thoảng, tôi dành thời gian đi bộ từ cơ quan ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3. TP.HCM) về nhà ở đường Hoàng Diệu (quận 4). Đều là những quận thuộc khu vực trung tâm thành phố, hệ thống hạ tầng, vỉa hè khá hoàn chỉnh nhưng rất nhiều đoạn cũng chẳng có chỗ mà đi vì phải "nhường" vỉa hè cho xe máy. Đơn cử các đường lớn như đường Cách Mạng Tháng 8, dù đã được chia một nửa diện tích vỉa hè phục vụ giữ xe khách nhưng các cửa hàng mặt tiền vẫn cố tình lấn sang cả phần của người đi bộ.

Từ các biện pháp "cứng" cấm tuyệt đối việc lấn chiếm cho đến quyết định tạo cơ chế sử dụng vỉa hè đa chức năng, giao người dân tự sử dụng, tự quản lý vỉa hè, đều đã được đưa ra thảo luận, thí điểm nhưng thực tế, tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường tại TP.HCM vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo cơ chế giao dân tự quản vỉa hè của UBND TP.HCM, đối tượng được phép sử dụng vỉa hè phải cam kết đảm bảo 2 nguyên tắc: thứ nhất là đảm bảo giao thông, chừa lại ít nhất từ 1,5 - 2 m dành cho người đi bộ. Thứ hai, phải tự quản lý, cam kết không lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh khu vực tự quản. Tuy nhiên thực tế, phần vạch kẻ vàng như đoạn đường trên lại ưu tiên cho việc trông giữ xe nhiều hơn.

Không chỉ bị lấn chiếm, người dân TP.HCM cũng như khách du lịch đi bộ trên vỉa hè cũng không "yên" vì tình trạng kẹt xe ngày càng gia tăng khiến các phương tiện xe máy thường xuyên đi lên cả vỉa hè, gây nguy cơ cao mất an toàn cho người đi bộ. Giai đoạn này xe cộ trên đường chưa quá đông, có nhiều thời điểm đường thông nhưng xe máy vẫn quyết không cho hè thoáng. Chỉ vì tranh giành 1 - 2 giây đèn đỏ mà nhiều người vẫn "phi" xe lên vỉa hè để chen lên đứng trước.

Chưa nhắc đến chuyện bị hoạt động kinh doanh của người dân chiếm vỉa hè, bản thân việc cấp phép xây dựng cho các công trình nhà ở, tòa nhà mặt tiền lấn quá nhiều ra ngoài cũng khiến nhiều tuyến đường của thành phố gần như không còn vỉa hè mà đi.

via-he-nguoi-di-bo-7675.jpg

Vỉa hè chỉ đủ cho... cột điện, còn người đi bộ thì xuống đường

H.M

Đèn tín hiệu cũng không dành cho người đi bộ​


Bên cạnh đó, hệ thống đèn tín hiệu, phân luồng giao thông bất hợp lý cũng khiến người đi bộ gần như không có thời gian sang đường an toàn tại các điểm giao cắt. Việc cho phép phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ, hai làn xe đối nhau được phép rẽ trái khi cùng đèn xanh khiến dù trong khung thời gian được phép nhưng người đi bộ vẫn bị xung đột với các phương tiện khác tham gia giao thông.

Lần đầu tiên tôi bị xe "tông" khi đi bộ cũng bởi điều bất hợp lý này. Chờ đèn xanh 4 giây mới dám sang đường theo đúng vạch kẻ dành cho người đi bộ, tôi bị chiếc xe máy đâm sầm vào khi chưa kịp đi được 3 bước chân. Lịch sự xin lỗi nhau nhẹ nhàng rồi "ai về nhà ấy" chứ nếu tính về luật thì chẳng ai có lỗi. Tôi sang đường đúng luật và người va chạm với tôi cũng không sai quy định vì trên đoạn đường đó, xe cơ giới được phép rẽ phải lúc đèn đỏ.

Rồi, đèn xanh nhưng đi bộ tới giữa đường thì phải đứng chờ làn xe đi ngược chiều rẽ trái qua, tới gần hết giây trên đèn tín hiệu vẫn chưa sang được tới bên kia đường, là hình ảnh thường xuyên gặp ở hầu hết các nút giao. Xe máy, ô tô... chẳng phương tiện nào chịu chậm lại một chút cho người đi bộ qua đường.

Cũng bởi quá nhiều rủi ro như vậy nên suốt nhiều năm qua, chính quyền TP.HCM liên tục vận động người dân thành phố chịu khó đi bộ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhưng hiệu quả gần như vẫn dừng ở vạch đích. Nhắc đến đi bộ, sang đường, ai cũng... ngán.

Nếu so sánh với nước ngoài, người đi bộ tuân thủ tuyệt đối quy định cũng là bởi các loại phương tiện khác rất có ý thức tôn trọng họ. Nếu không, làm sao có hình ảnh cúi đầu cám ơn của người đi bộ tại Nhật Bản mỗi khi được xe khác nhường khi băng qua đường?

nguoi-di-bo-afp-5495.jpg

Afp

Người đi bộ hiểu luật, tuân thủ văn hóa giao thông là cần thiết, song ở chiều ngược lại, các phương tiện cơ giới cũng cần xây dựng ý thức nhường đường cho đối tượng yếu thế nhất khi tham gia lưu thông. Song song, hạ tầng đường sá, vỉa hè, hệ thống đèn tín hiệu cũng cần điều chỉnh sao cho hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có đủ chỗ đi bộ.

Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.

Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!

Thanh Niên

Xem tiếp...
 
Top Bottom