MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
694K

Chính phủ yêu cầu thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch thời kì 2021 - 2030 về phát triển giáo dục đào tạo và các quy hoạch khác có liên quan, hoàn thành trong năm 2024.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí xuất bản, phát hành để giảm giá SGK. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực nghiệm, phê duyệt và lựa chọn SGK. Thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.

Chính phủ yêu cầu thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa - 1

Chính phủ yêu cầu hướng dẫn định giá, kiểm soát chi phí xuất bản để giảm giá SGK (Ảnh: Mỹ Hà).


Bộ GD&ĐT cũng được yêu cầu nghiên cứu quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên một số môn nghệ thuật ở các cấp học phổ thông; nghiên cứu, thí điểm mô hình liên kết đào tạo các môn học chuyên biệt (ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật).

Về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai theo lộ trình; nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến, tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục, tồn tại hạn chế.

Khi kết thúc năm học 2024 - 2025, tiến hành tổng kết đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổng kết đánh giá việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về việc sử dụng ngân sách nhà nước biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025.

"Hoàn thành việc biên soạn, tổ chức in, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số, sách giáo khoa cho người khiếm thị bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ; hướng dẫn việc in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương; thử nghiệm và sử dụng sách giáo khoa điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mua sắm thiết bị dạy học và công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, in, phát hành, lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc", văn bản nêu rõ.

Chính phủ yêu cầu thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa - 2

Thực hiện thanh kiểm tra xã hội hóa SGK (Ảnh: Mỹ Hà).


Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc tổng kết việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; rà soát, hoàn thiện, đề xuất các cơ chế, chính sách để bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đổi mới giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tiếp tục tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tập trung vào một số nội dung, đối tượng, địa bàn trọng điểm để tạo sự đồng thuận của xã hội và quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Liên quan đến giá SGK, trước đó nhiều chuyên gia đã lên tiếng. Theo đại diện của một nhà xuất bản, có 5 nguyên nhân khiến SGK mới có giá cao hơn sách cũ:

Thứ nhất, Bộ SGK mới theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 do các NXB doanh nghiệp tự bỏ vốn hoặc vốn vay ngân hàng để thực hiện tất cả các khâu từ tổ chức biên soạn, mua vật liệu đầu vào, trả tiền nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên, không được Nhà nước chi trả cho một số khâu như trước đây.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí quảng cáo… đều cao hơn trước; đặc biệt giá giấy tăng cao.

Thứ 3, SGK mới có khổ giấy lớn hơn 1,3 lần so với sách cũ, in 4 màu, chất lượng giấy tốt hơn.

Thứ 4, các bộ SGK mới đều có SGK điện tử miễn phí kèm theo.

Thứ 5, do có nhiều đơn vị biên soạn nên thị trường mỗi đơn vị hẹp hơn, sản lượng mỗi đầu sách giảm đi so với thời kỳ chỉ có một bộ SGK của một NXB khiến chi phí tăng lên.

Xem tiếp...
 
Top Bottom