SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
62
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
785K

Chế độ dinh dưỡng sau Phẫu thuật điều trị Ung thư vú - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Mong bác sĩ cho biết sau khi phẫu thuật điều trị ung thư vú, cần chú ý chế độ dinh dưỡng như thế nào để nhanh chóng hồi phục và tránh nguy cơ tái phát? (N.P.L.D - Q.3 TP.HCM)

Trả lời: Chào bạn, chúng tôi xin được trao đổi một số thông tin sau dựa trên nội dung câu hỏi bạn gửi:

- Sau khi điều trị ung thư vú, bệnh nhân cần thưc hiện chế độ ăn kiêng dưới sự chỉ dẫn của các Bác sĩ và cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng như:

  • Vitamin E để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây nhằm tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch
  • Carotenoit trong cà rốt, đu đủ, bí đỏ…làm tăng quá trình sản xuất các tế bào bạch huyết T - Cell và các loại tế bào bảo vệ cơ thể
  • Selenn có trong tỏi, cà chua, nghêu, sò… chống oxy hóa, ngừa ung thư.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cần:

  • Chú ý chế độ ăn ít béo, ăn nhiều nhiều rau quả và trái cây chứa nhiều β caroten, giảm cân, giảm uống rượu, tránh stress
  • Tránh tiếp xúc với Clo hữu cơ, chất phóng xạ, nên cho con bú sữa mẹ.
  • Riêng chị em trong nhóm có nguy cơ ung thư vú cao nên khám vú định kỳ mỗi 6 tháng hay 1 năm theo chỉ định của bác sĩ tại các chuyên khoa ung bướu, trung tâm nhũ hoặc nên chụp MRI chuyên biệt vú (chụp cả 2 bên vú và hạch vùng nách).

Những chị em ở trong 7 nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh ung thư vú dưới đây nên thận trọng hơn:

  • Phụ nữ trên 40 tuổi không thường xuyên tự kiểm tra vú, khám vú định kỳ.
  • Phụ nữ kinh nguyệt sớm hơn 12 tuổi hoặc với thơi kỳ mãn kinh muộn hơn 55 tuổi.
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Lịch sử cá nhân hay gia đình bị ung thư vú hay ung thư buồng trứng, ung thư khác.
  • Lịch sử các bệnh lý về vú trước đó.
  • Sử dụng hormone, thuốc nội tiết dài hạn.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, tiểu đường.

Thân ái!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom