SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Chảy máu đường mật - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Đại cương​

  • Chảy máu đường mật được Francis Glisson mô tả lần đầu tiên năm 1654.
  • Đây là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp trước đây.
  • Chảy máu đường mật là do sự thông thương bất thường giữa đường mật với các mạch máu (động mạch gan, tĩnh mạch cửa, hoặc tĩnh mạch gan)

2. Nguyên nhân​

2.1. Chảy máu đường mật do chấn thương.​


Những chấn thương gan làm tổn thương vỡ mạch máu và ống mật trong gan.

2.2. Chảy máu đường mật do nhiễm trùng đường mật.​


Hay gặp ở các nước châu Á, ở Việt Nam chiếm 1/3 số chảy máu đường mật nói chung. Do sỏi, ký sinh trùng đường mật và áp xe đường mật gây phá hủy nhu mô gan làm thông thương đường mật và mạch máu.

2.3. Chảy máu đường mật do tai biến phẫu thuật.​

  • Chảy máu đường mật sau chọc dò, sinh thiết gan làm tổn thương mạch máu (3-10%).
  • Chảy máu đường mật sau dẫn lưu Kehr (do ống Kehr to, cứng đặt lâu ngày, do nhiễm trùng đường mật).

2.4. Chảy máu đường mật do các nguyên nhân khác:​


Do các bệnh lý của gan (ung thư gan) và các bệnh lý của mạch máu (do phồng động mạch bị vỡ: ít gặp).

3. Triệu chứng​

3.1. Lâm sàng:​


+ Hội chứng chảy máu đường tiêu hóa

  • Chủ yếu là đi ngoài ra phân đen.
  • Dấu hiệu Foldarri: trong chất nôn có cục máu nôn hình thỏi bút chì (4%) có giá trị chẩn đoán.
  • Tính chất chảy máu thường dai dẳng và tái phát.

+ Sốt nhiễm trùng. Sốt cao 39 – 40 độ, rét run (phân biệt với chảy máu dạ dày)

+ Đau hạ sườn phải. Cơn đau xảy ra trước mỗi lần chảy máu.

+ Vàng da. Sau đợt chảy máu tiêu hóa thì đỡ vàng da

3.2. Cận lâm sàng :​


3.2.1. Xét nghiệm.

  • Hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit giảm
  • Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, urê máu tăng, Bilirubin tăng

3.2.2. X quang.

  • Chụp bụng không chuẩn bị: bóng gan to, phản ứng góc sườn hoành.
  • Chụp động mạch gan chọn lọc, nhất là chụp mạch máu số hóa xóa nền
  • (DSA): có giá trị chẩn đoán các trường hợp chấn thương và bệnh lý động mạch gan.
  • Chụp tĩnh mạch lách – cửa: có thể thấy lỗ rò tĩnh mạch cửa – đường mật.
  • Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính giúp thêm chẩn đoán.

4. Chẩn đoán​

4.1. Chẩn đoán xác định:​

  • Có tiền sử vàng da tắc mật
  • Hội chứng vàng da tắc mật kèm theo chảy máu đường tiêu hóa.
  • Chảy máu đường tiêu hóa kèm theo sốt, đau vùng gan.
  • Xét nghiệm bạch cầu tăng, bilirubin máu tăng.
  • Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp động mạch gan

4.2. Chẩn đoán phân biệt:​


– Chảy máu dạ dày: có tiền sử đau dạ dày.

  • Mức độ chảy máu vừa, tự cầm trong 4 ngày đầu, không có hội chứng nhiễm trùng.
  • Chụp X quang, nội soi dạ dày giúp chẩn đoán.

– Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: có tiền sử sốt rét, viêm gan vi rút, gan xơ, chảy máu ồ ạt. máu đỏ tươi, toàn trạng nặng.

Khám bụng thấy có tuần hoàn bàng hệ, gan lách to, cổ trướng.

5. Điều trị​

5.1. Điều trị nội khoa:​

  • Truyền máu, dịch.
  • Kháng sinh, thuốc cầm máu.
  • Hồi sức tốt.

5.2. Điều trị ngoại khoa (mổ mở hoặc mổ nội soi):​

  • Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, bơm rửa đường mật bằng huyết thanh ấm, dẫn lưu Kehr.
  • Thắt động mạch gan chung hoặc động mạch gan riêng nếu vẫn tiếp tục chảy máu.
  • Chảy máu do nguyên nhân túi mật: cắt túi mật.
  • Cắt gan nếu tổn thương khư trú ở một thùy gan, có phối hợp áp xe gan nhất là thùy gan trái (hạn chế).

Hiện nay ngoài điều trị ngoại khoa có thể phối hợp tiến hành điều trị nút mạch (TOCE) để cầm máu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom