THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
91
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
656K

Chất làm se là gì? Có công dụng gì trong mỹ phẩm?

Phương Nga

Tích Cực
Chất làm se là một thành phần quan trọng được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Nhờ có tác dụng làm săn chắc hoặc căng da tạm thời, chất làm se có thể giúp thu nhỏ kích thuớc lỗ chân lông, giảm tiết dầu, làm dịu kích ứng da nhẹ và giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế tác dụng của chất làm se, các lợi ích cụ thể của chất làm se đối với da, những sản phẩm thường có chứa chất làm se và danh sách một số chất làm se phổ biến.


Chất làm se trong mỹ phẩm có thể được tổng hợp hoặc chiết xuất từ thực vật. Chất làm se thường có nguồn gốc từ cây phỉ (witch hazel), phèn, cây xô thơm (sage), tinh dầu tràm trà, nhôm axetate hay cồn.

Nếu được sử dụng đúng cách, chất làm se có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Tuy nhiên, một số da không nên sử dụng chất làm se. Vì vậy, bạn cần xác định đúng loại da của mình trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất làm se.

Chất làm se là gì?​


Chất làm se (astringent) được định nghĩa là các hợp chất hóa học có thể làm co các mô của cơ thể. Trong lĩnh vực chăm sóc da, chất làm se được định nghĩa là các chất có thể làm căng hoặc săn chắc da tạm thời. Chất làm se tạo ra hiệu ứng này bằng cách làm kết tụ protein ở các lớp ngoài của da để giảm dầu nhờn và giảm kích thước lỗ chân lông.

Theo định nghĩa của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chất làm se là “những sản phẩm bôi lên da hoặc niêm mạc có tác dụng làm đông tụ protein cục bộ”.

Điều này có nghĩa là chất làm se khiến các protein trong da kết tụ lại với nhau, điều này làm căng da.

Cơ chế tác dụng của chất làm se​


Chất làm se phát huy tác dụng thông qua cơ chế làm kết tụ protein. Khi thoa lên da, chất làm se sẽ tương tác hóa học với các protein ở lớp ngoài của da. Điều này làm cho các protein mất khả năng hòa tan và kết tụ lại với nhau, khiến cho da căng ra.

Bên cạnh việc làm kết tụ các protein trên da và thu nhỏ lỗ chân lông, chất làm se còn hút nước từ bề mặt da. Việc loại bỏ bớt protein và nước khiến da co lại và có cảm giác căng hơn.

Chất làm se làm căng da như thế nào?​


Chất làm se gây ra sự kết tụ protein ở các lớp ngoài của da thông qua các tương tác hóa học, khiến mô da co lại. Hiệu ứng co mô này còn hút nước từ bề mặt da. Việc làm giảm lượng protein và nước trong da sẽ làm căng da.

Chất làm se làm căng da thông qua các cơ chế sau đây:

  • Biến tính protein: Khi thoa lên da, chất làm se da có thể khiến protein trong da (ví dụ như keratin) đông tụ hoặc biến tính. Điều này có thể tạo cảm giác da căng và săn chắc hơn, đồng thời thu nhỏ kích thước lỗ chân lông.
  • Co mô da: Chất làm se có thể khiến mô da tạm thời co lại, dẫn đến cảm giác căng da.
  • Loại bỏ dầu trên bề mặt da: Bằng cách loại bỏ dầu trên bề mặt da, chất làm se có thể tạo ra cảm giác căng da.
  • Độ pH: Độ pH của chất làm se có thể làm thay đổi độ pH của da. Mặc dù đây không phải là lý do chính tạo cảm giác căng da nhưng việc khôi phục lại sự cân bằng độ pH của da sau khi rửa mặt có thể giúp tạo cảm giác dễ chịu hơn trên da.
  • Làm mất nước: Các chất làm se, đặc biệt là những chất có chứa cồn, có thể gây khô da. Mặc dù điều này có thể giúp giảm dầu trong thời gian ngắn nhưng cũng đồng thời dẫn đến mất nước trên bề mặt da, góp phần tạo ra cảm giác căng da. Về lâu dài, điều này sẽ không tốt cho da vì sẽ khiến da trở nên khô và dễ kích ứng.
  • Chất làm se và cồn: Không phải chất làm se nào cũng chứa cồn. Có rất nhiều chất làm se không chứa cồn. Những chất làm se này có nguồn gốc từ các loài thực vật như cây phỉ, cây tràm trà hay hoa hồng. Những chất này ít gây khô da hơn mà vẫn mang lại tác dụng làm se da.

Tóm lại, chất làm se giúp làm căng da thông qua cơ chế làm biến tính hoặc đông tụ protein, làm co mô da và loại bỏ dầu trên bề mặt da. Cảm giác căng da sau khi thoa chất làm se cũng có thể đến từ sự thay đổi độ pH và sự mất nước, đặc biệt là khi sử dụng các chất làm se có chứa cồn. Không phải chất làm se nào cũng chứa cồn. Các chất làm se có nguồn gốc từ thực vật không chứa cồn cũng mang lại những tác dụng tương tự mà ít gây khô da hơn chất làm se chứa cồn.

Chất làm se làm thông thoáng lỗ chân lông như thế nào?​


Chất làm se giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông thông qua các cơ chế sau đây:

  • Loại bỏ bã nhờn và mảnh vụn trên bề mặt da: Chất làm se có thể giúp loại bỏ dầu thừa (bã nhờn) và mảnh vụn trên bề mặt da. Sự tích tụ bã nhờn cùng với tế bào da chết có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn trứng cá (mụn đầu đen và mụn đầu trắng). Bằng cách loại bỏ đi dầu thừa và mảnh vụn, chất làm se có thể giúp giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
  • Tẩy tế bào chết: Một số chất làm se có chứa các thành phần có tác dụng tẩy da chết như axit salicylic. Chất tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào chết trên da. Nếu không được loại bỏ, tế bào chết có thể tích tụ và làm bít tắc lỗ chân lông. Axit salicylic là một chất ưa chất béo, có nghĩa chất này có thể đi qua lớp dầu trên da và thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, nhờ đó giúp làm sạch lỗ chân lông từ bên trong.
  • Sát trùng: Nhiều chất làm se có đặc tính sát trùng, nghĩa là có thể tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Điều này rất có lợi vì sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong lỗ chân lông có thể dẫn đến mụn trứng cá. Ví dụ, chiết xuất cây phỉ (witch hazel), một thành phần có trong nhiều chất làm se, có cả đặc tính làm se và sát trùng, nhờ đó giúp giữ sạch lỗ chân lông và giảm nguy cơ nổi mụn do vi khuẩn.
  • Giảm kích thước lỗ chân lông: Bằng cách làm cho mô da co lại tạm thời, chất làm se có thể thu nhỏ kích thước của lỗ chân lông. Mặc dù điều này không giúp làm thông thoáng lỗ chân lông nhưng lỗ chân lông nhỏ lại sẽ ít có nguy cơ tích tụ các mảnh vụn, bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn hơn.
  • Cân bằng độ pH cho da: Hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, có độ pH thấp, có nghĩa là có tính axit nhẹ. Điều này ngăn chặn vi khuẩn phát triển quá mức và đảm bảo hoạt động bình thường của các enzym cần thiết cho sức khỏe làn da. Bằng cách cân bằng độ pH của da, một số chất làm se có thể giúp duy trì tính axit trên bề mặt da, từ đó giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
  • Dưỡng ẩm: Mặc dù như đã nói ở trên, chất làm se hút nước từ bề mặt da nhưng một số chất làm se có chứa các thành phần dưỡng ẩm hoặc có thể dùng cùng với kem dưỡng ẩm. Việc cấp ẩm đủ cho da sẽ giúp cho quá trình bong da chết tự nhiên diễn ra bình thường và ngăn ngừa tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông.

Tóm lại, chất làm se có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông bằng cách loại bỏ dầu thừa và mảnh vụn trên bề mặt da, tẩy tế bào chết, sát trùng, thu nhỏ kích thước lỗ chân lông, cân bằng độ pH của da và tăng độ ẩm cho da. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn chất làm se phù hợp với loại da và tình trạng da hiện tại, đồng thời sử dụng chất làm se kết hợp với các sản phẩm phù hợp trong quy trình chăm sóc da hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.

Các lợi ích của chất làm se​


Chất làm se có một số lợi ích chính cho da:

  • Se khít lỗ chân lông: Bằng cách làm kết tủa protein và hút nước, chất làm se có thể thu nhỏ kích thước của lỗ chân lông.
  • Giảm dầu: Chất làm se loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên bề mặt da, giúp cải thiện tình trạng bóng nhờn trên da.
  • Giảm bọng mắt: Hiệu ứng làm co mô và hút nước của chất làm se có thể giúp làm giảm bọng mắt và tình trạng sưng phù nhẹ. Trên thực tế, chất làm se là một thành phần phổ biến trong kem dưỡng mắt.
  • Giảm kích ứng da nhẹ: Chất làm se có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề nhẹ về da, ví dụ như vết côn trùng cắn, sưng tấy, kích ứng và mụn trứng cá. Tác dụng làm co mô của chất làm se giúp giảm viêm và kích ứng.

Sử dụng chất làm se ở bước nào trong quy trình chăm sóc da?​


Nên thoa chất làm se lên da sau khi rửa mặt và trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Sử dụng chất làm se không chứa cồn 1 - 2 lần mỗi ngày có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm dầu thừa và tạo lớp nền mịn màng cho các sản phẩm khác.

Chất làm se có trong những sản phẩm nào?​


Chất làm se thường có trong:

  • Toner: chất làm se là một thành phần rất phổ biến trong toner. Thoa toner chứa chất làm se sau khi rửa mặt sẽ giúp loại bỏ chất bẩn, sữa rửa mặt còn sót lại trên da và se khít lỗ chân lông.
  • Essense: Giống như toner, essense cũng thường chứa chất làm se có nguồn gốc từ thực vật để tạo cảm giác căng mịn cho da.

Danh sách các chất làm se trong mỹ phẩm​


Một số thành phần tổng hợp và thành phần có nguồn gốc từ thực vật thường được sử dụng làm chất làm se trong mỹ phẩm gồm có:

  • Chiết xuất cây phỉ (witch hazel): một chất làm se tự nhiên, dịu nhẹ và an toàn với cả da nhạy cảm.
  • Chiết xuất cây xô thơm (sage): một loại chiết xuất thực vật có tác dụng chống oxy hóa và làm se da. Chiết xuất cây xô thơm thường được sử dụng trong toner và nước dưỡng sau cạo râu.
  • Nhôm acetat (aluminum acetate) và nhôm sunfat (aluminum sulfate): những thành phần tổng hợp này thường được sử dụng trong chất chống mồ hôi vì tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông (ngăn mô hôi chảy ra ngoài).
  • Cồn: Ethanol có tác dụng làm se mạnh thông qua cơ chế làm khô da nhanh chóng. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu.
  • Calamine: Hỗn hợp kẽm và sắt oxit có đặc tính làm se và bảo vệ da, thường được sử dụng để điều trị phát ban do cây thường xuân độc.
  • Liên mộc (comfrey): Một loại thảo dược có tác dụng điều trị vết thương và kích ứng, có tác dụng làm se nhẹ.
  • Trà đen (black tea): Trà đen chứa tannin –một hợp chất có đặc tính làm se khi thoa lên da.
  • Phèn (alum): Một loại muối khoáng có thể được dùng làm chất làm se tự nhiên, thường có trong các sản phẩm cạo râu.
  • Manjishtha: một loại thảo dược có tác dụng trị mụn trứng cá, viêm da và vết thâm.
  • Tinh dầu đàn hương (sandalwood): tinh dầu đàn hương có đặc tính sát trùng và làm se có thể giúp làm dịu và làm căng da.
  • Chiết xuất vỏ cây sồi trắng (white oak): vỏ loại cây này có chứa tannin có tác dụng làm se. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
  • Chiết xuất lá bạch quả (ginkgo): Lá cây bạch quả chứa flavonoid và terpenoid mang lại lợi ích chống oxy hóa và làm se da.

Xem tiếp...
 
Top Bottom