Phương Nga
Tích Cực
Nhiều người sử dụng chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi hàng ngày ở vùng dưới cánh tay để hạn chế ra mồ hôi hoặc giảm mùi cơ thể. Cả hai sản phẩm này đều là cách đơn giản mà hiệu quả để giữ cho cơ thể thơm tho nhưng giống như nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, chất khử mùi và chất chống mồ hôi cũng có thể gây dị ứng.
Nếu da bị mẩn đỏ, ngứa hoặc bong tróc tại vị trí thoa chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị dị ứng với một thành phần nào đó trong sản phẩm.
Vì hầu hết các loại chất khử mùi và chất chống mồ hôi đều chứa các thành phần hoạt tính tương tự nhau nên gần như tất cả các sản phẩm này đều có thể gây dị ứng.
Chất khử mùi (deodorant) có tác dụng làm giảm đi mùi khó chịu của mồ hôi. Chất chống mồ hôi cũng là sản phẩm được sử dụng để ngăn mùi cơ thể nhưng khác với chất khử mùi, chất chống mồ hôi có cơ chế tác dụng là làm bít lỗ chân lông để ngăn mồ hôi từ các tuyến mồ hôi chảy lên bề mặt da.
Mặc dù chất khử mùi và chất chống mồ hôi có cơ chế tác dụng hoàn toàn khác nhau nhưng hai sản phẩm này thường bị nhầm lẫn với nhau và đôi khi, "dị ứng chất khử mùi" cũng được hiểu là dị ứng hoặc nhạy cảm với chất chống mồ hôi.
Dị ứng chất khử mùi là một dạng viêm da tiếp xúc được kích hoạt bởi các thành phần trong chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi. Loại dị ứng này có thể gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, viêm da, nổi mề đay, ngứa ngáy và nóng rát.
Phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm có thể xảy ra sau khi dùng một sản phẩm trong suốt nhiều năm mà không gặp phải vấn đề gì. Nguyên nhân có thể là do nhà sản xuất thêm vào một thành phần mới mà không thông báo cho người tiêu dùng hoặc do cơ thể đột nhiên hình thành phản ứng dị ứng với một thành phần vẫn hay sử dụng.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bốn loại thành phần có thể gây dị ứng và kích ứng trong chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi gồm có: (1)
Trong một nghiên cứu vào năm 2011, 25% những người có biểu hiện dị ứng với thành phần hương liệu trong mỹ phẩm cũng bị dị ứng với hương liệu trong chất khử mùi.
Một số loại cồn được sử dụng làm chất tạo mùi trong chất khử mùi và những thành phần này cũng có thể gây dị ứng.
Chất bảo quản trong chất khử mùi cũng có thể gây dị ứng hoặc kích ứng. Paraben là một loại chất bảo quản từng được đưa vào nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Mặc dù hiện nay hầu hết các hãng sản xuất chất khử mùi đã ngừng sử dụng paraben nhưng một số sản phẩm vẫn chứa thành phần này.
Kim loại trong các loại mỹ phẩm cũng có thể là thủ phạm gây ra phản ứng dị ứng. Một trong những thành phần hoạt tính có trong hầu hết các loại chất chống mồ hôi là nhôm. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhôm và viêm da tiếp xúc. (2)
Đôi khi, các triệu chứng dị ứng khi dùng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi là do chất tạo màu.
Dị ứng chất khử mùi thường gây ra các triệu chứng như:
Vì các sản phẩm chất khử mùi và chống mồ hôi thường chỉ cần ghi “hương liệu”, “chất tạo mùi” hay “nước hoa” trong danh sách thành phần mà không cần nêu cụ thể tên của hương liệu nên rất khó xác định những sản phẩm này có phải nguyên nhân gây dị ứng hay không và nếu đúng thì là do thành phần nào.
Tốt nhất nên đi khám nếu có các biểu hiện dị ứng. Bác sĩ sẽ xác nhận loại phản ứng và nguyên nhân gây ra phản ứng đó.
Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra các triệu chứng là do dị ứng chất khử mùi thì bác sĩ sẽ tiến hành test áp bì (patch test) để xác nhận chẩn đoán.
Có rất nhiều lựa chọn thay thế cho chất khử mùi chứa chất gây dị ứng. Nếu bạn sử dụng chất khử mùi chứa thông thường và bị dị ứng thì hãy thử chuyển sang chất khử mùi tự nhiên.
Chất khử mùi tự nhiên sử dụng các thành phần như tinh dầu, baking soda và tinh bột ngô để giữ cho vùng da dưới cánh tay khô thoáng và giảm mùi mồ hôi.
Tuy nhiên vẫn phải cẩn thận vì những sản phẩm được dán nhãn “tự nhiên” cũng có thể gây phản ứng dị ứng.
Hiệu quả của các loại chất khử mùi tự nhiên là khác nhau và phản ứng của cơ thể mỗi người với một sản phẩm cũng không giống nhau nên có thể sẽ phải dùng thử một vài nhãn hiệu để tìm ra chất khử mùi tự nhiên phù hợp với bản thân.
Những người có làn da nhạy cảm có thể gặp phải các triệu chứng ngứa và mẩn đỏ ngay cả khi sử dụng các loại chất khử mùi tự nhiên bán sẵn.
Nếu như bạn đã thử qua nhiều loại chất khử mùi mà vẫn bị dị ứng thì hãy ngừng sử dụng. Có nhiều cách khác để giảm mùi cơ thể mà không cần sử dụng đến chất khử mùi, chẳng hạn như tắm thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát hoặc bạn cũng có thể tự làm chất khử mùi từ các nguyên liệu như baking soda, dầu dừa, tinh bột ngô và tinh dầu. Đôi khi chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu là đủ để ngăn mùi khó chịu ở vùng dưới cánh tay. Nên chọn các loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như tinh dầu tràm trà (tea tree oil) và nhớ phải pha loãng tinh dầu với dầu nền như dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa để không gây kích ứng da.
Nếu lượng mồ hôi không quá nhiều và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì không cần thiết phải sử dụng chất chống mồ hôi. Ra mồ hôi là cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt và trên thực tế, việc thường xuyên ra mồ hôi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi mới chuyển từ chất khử mùi thông thường sang chất khử mùi tự nhiên, nhiều người nhận thấy mùi cơ thể tăng lên so với bình thường. Nguyên nhân có thể là do sự chuyển đổi này làm xáo trộn sự cân bằng hệ vi khuẩn ở vùng dưới cánh tay. Điều này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Khi hệ vi khuẩn cân bằng trở lại, mùi cơ thể sẽ giảm.
Khi bị dị ứng với chất khử mùi, điều đầu tiên cần làm là làm giảm các triệu chứng.
Có thể bôi thuốc kháng histamin không kê đơn, chẳng hạn như diphenhydramine để làm dịu vùng da bị nóng rát và ngứa.
Nếu các triệu chứng dị ứng vẫn tiếp diễn hoặc gây đau thì nên đi khám để bác sĩ kê các loại thuốc mạnh hơn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm lạnh, đắp bột yến mạch và kem dưỡng calamine có thể giúp làm giảm triệu chứng ngứa và viêm da.
Điều quan trọng là phải xác định được tác nhân gây phản ứng dị ứng và cố gắng tránh xa. Nếu biết đích xác thành phần nào gây dị ứng thì hãy chuyển sang một loại chất khử mùi khác không chứa thành phần đó. Có thể phải đi khám bác sĩ da liễu để làm test áp bì nhằm xác định chính xác thành phần gây phản ứng.
Các cách làm giảm triệu chứng dị ứng
Có nhiều cách mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để làm giảm các triệu chứng dị ứng:
Dị ứng chất khử mùi không phải là điều hiếm gặp và đa phần cũng không nghiêm trọng.
Có nhiều cách đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà để khắc phục các triệu chứng dị ứng. Điều quan trọng là phải xác định được tác nhân gây phản ứng dị ứng và đổi sang sản phẩm khác để tránh gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu các triệu chứng vẫn xảy ra khi đã đổi chất khử mùi thì nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân.
Nếu vùng da dị ứng bị nứt, chảy máu, tiết dịch vàng hoặc đi kèm sốt thì phải đến bệnh viện ngay vì đó có thể là những dấu hiệu nhiễm trùng.
Xem tiếp...
Nếu da bị mẩn đỏ, ngứa hoặc bong tróc tại vị trí thoa chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị dị ứng với một thành phần nào đó trong sản phẩm.
Vì hầu hết các loại chất khử mùi và chất chống mồ hôi đều chứa các thành phần hoạt tính tương tự nhau nên gần như tất cả các sản phẩm này đều có thể gây dị ứng.
Dị ứng chất khử mùi là gì?
Chất khử mùi (deodorant) có tác dụng làm giảm đi mùi khó chịu của mồ hôi. Chất chống mồ hôi cũng là sản phẩm được sử dụng để ngăn mùi cơ thể nhưng khác với chất khử mùi, chất chống mồ hôi có cơ chế tác dụng là làm bít lỗ chân lông để ngăn mồ hôi từ các tuyến mồ hôi chảy lên bề mặt da.
Mặc dù chất khử mùi và chất chống mồ hôi có cơ chế tác dụng hoàn toàn khác nhau nhưng hai sản phẩm này thường bị nhầm lẫn với nhau và đôi khi, "dị ứng chất khử mùi" cũng được hiểu là dị ứng hoặc nhạy cảm với chất chống mồ hôi.
Dị ứng chất khử mùi là một dạng viêm da tiếp xúc được kích hoạt bởi các thành phần trong chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi. Loại dị ứng này có thể gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, viêm da, nổi mề đay, ngứa ngáy và nóng rát.
Phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm có thể xảy ra sau khi dùng một sản phẩm trong suốt nhiều năm mà không gặp phải vấn đề gì. Nguyên nhân có thể là do nhà sản xuất thêm vào một thành phần mới mà không thông báo cho người tiêu dùng hoặc do cơ thể đột nhiên hình thành phản ứng dị ứng với một thành phần vẫn hay sử dụng.
Những thành phần nào trong chất khử mùi gây dị ứng?
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bốn loại thành phần có thể gây dị ứng và kích ứng trong chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi gồm có: (1)
- Nhôm
- Hương liệu
- Chất bảo quản
- Chất tạo màu
Trong một nghiên cứu vào năm 2011, 25% những người có biểu hiện dị ứng với thành phần hương liệu trong mỹ phẩm cũng bị dị ứng với hương liệu trong chất khử mùi.
Một số loại cồn được sử dụng làm chất tạo mùi trong chất khử mùi và những thành phần này cũng có thể gây dị ứng.
Chất bảo quản trong chất khử mùi cũng có thể gây dị ứng hoặc kích ứng. Paraben là một loại chất bảo quản từng được đưa vào nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Mặc dù hiện nay hầu hết các hãng sản xuất chất khử mùi đã ngừng sử dụng paraben nhưng một số sản phẩm vẫn chứa thành phần này.
Kim loại trong các loại mỹ phẩm cũng có thể là thủ phạm gây ra phản ứng dị ứng. Một trong những thành phần hoạt tính có trong hầu hết các loại chất chống mồ hôi là nhôm. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhôm và viêm da tiếp xúc. (2)
Đôi khi, các triệu chứng dị ứng khi dùng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi là do chất tạo màu.
Các triệu chứng dị ứng chất khử mùi
Dị ứng chất khử mùi thường gây ra các triệu chứng như:
- Ngứa, mẩn đỏ
- Viêm và sưng tấy
- Da đóng vảy và bong tróc ở vị trí bôi chất khử mùi
- Nổi mụn nước
- Nổi cục ở vùng nách
Chẩn đoán dị ứng chất khử mùi
Vì các sản phẩm chất khử mùi và chống mồ hôi thường chỉ cần ghi “hương liệu”, “chất tạo mùi” hay “nước hoa” trong danh sách thành phần mà không cần nêu cụ thể tên của hương liệu nên rất khó xác định những sản phẩm này có phải nguyên nhân gây dị ứng hay không và nếu đúng thì là do thành phần nào.
Tốt nhất nên đi khám nếu có các biểu hiện dị ứng. Bác sĩ sẽ xác nhận loại phản ứng và nguyên nhân gây ra phản ứng đó.
Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra các triệu chứng là do dị ứng chất khử mùi thì bác sĩ sẽ tiến hành test áp bì (patch test) để xác nhận chẩn đoán.
Nên lựa chọn sản phẩm nào nếu bị dị ứng chất khử mùi?
Có rất nhiều lựa chọn thay thế cho chất khử mùi chứa chất gây dị ứng. Nếu bạn sử dụng chất khử mùi chứa thông thường và bị dị ứng thì hãy thử chuyển sang chất khử mùi tự nhiên.
Chất khử mùi tự nhiên sử dụng các thành phần như tinh dầu, baking soda và tinh bột ngô để giữ cho vùng da dưới cánh tay khô thoáng và giảm mùi mồ hôi.
Tuy nhiên vẫn phải cẩn thận vì những sản phẩm được dán nhãn “tự nhiên” cũng có thể gây phản ứng dị ứng.
Hiệu quả của các loại chất khử mùi tự nhiên là khác nhau và phản ứng của cơ thể mỗi người với một sản phẩm cũng không giống nhau nên có thể sẽ phải dùng thử một vài nhãn hiệu để tìm ra chất khử mùi tự nhiên phù hợp với bản thân.
Những người có làn da nhạy cảm có thể gặp phải các triệu chứng ngứa và mẩn đỏ ngay cả khi sử dụng các loại chất khử mùi tự nhiên bán sẵn.
Nếu như bạn đã thử qua nhiều loại chất khử mùi mà vẫn bị dị ứng thì hãy ngừng sử dụng. Có nhiều cách khác để giảm mùi cơ thể mà không cần sử dụng đến chất khử mùi, chẳng hạn như tắm thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát hoặc bạn cũng có thể tự làm chất khử mùi từ các nguyên liệu như baking soda, dầu dừa, tinh bột ngô và tinh dầu. Đôi khi chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu là đủ để ngăn mùi khó chịu ở vùng dưới cánh tay. Nên chọn các loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như tinh dầu tràm trà (tea tree oil) và nhớ phải pha loãng tinh dầu với dầu nền như dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa để không gây kích ứng da.
Nếu lượng mồ hôi không quá nhiều và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì không cần thiết phải sử dụng chất chống mồ hôi. Ra mồ hôi là cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt và trên thực tế, việc thường xuyên ra mồ hôi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi mới chuyển từ chất khử mùi thông thường sang chất khử mùi tự nhiên, nhiều người nhận thấy mùi cơ thể tăng lên so với bình thường. Nguyên nhân có thể là do sự chuyển đổi này làm xáo trộn sự cân bằng hệ vi khuẩn ở vùng dưới cánh tay. Điều này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Khi hệ vi khuẩn cân bằng trở lại, mùi cơ thể sẽ giảm.
Điều trị dị ứng chất khử mùi
Khi bị dị ứng với chất khử mùi, điều đầu tiên cần làm là làm giảm các triệu chứng.
Có thể bôi thuốc kháng histamin không kê đơn, chẳng hạn như diphenhydramine để làm dịu vùng da bị nóng rát và ngứa.
Nếu các triệu chứng dị ứng vẫn tiếp diễn hoặc gây đau thì nên đi khám để bác sĩ kê các loại thuốc mạnh hơn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm lạnh, đắp bột yến mạch và kem dưỡng calamine có thể giúp làm giảm triệu chứng ngứa và viêm da.
Điều quan trọng là phải xác định được tác nhân gây phản ứng dị ứng và cố gắng tránh xa. Nếu biết đích xác thành phần nào gây dị ứng thì hãy chuyển sang một loại chất khử mùi khác không chứa thành phần đó. Có thể phải đi khám bác sĩ da liễu để làm test áp bì nhằm xác định chính xác thành phần gây phản ứng.
Các cách làm giảm triệu chứng dị ứng
Có nhiều cách mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để làm giảm các triệu chứng dị ứng:
- Thoa gel lô hội tươi
- Sử dụng tinh dầu tràm trà pha loãng với dầu dừa
- Bôi bột baking soda
- Tắm bằng muối Epsom
- Chườm lạnh
- Đắp bột yến mạch
- Thoa kem dưỡng calamine
Tóm tắt bài viết
Dị ứng chất khử mùi không phải là điều hiếm gặp và đa phần cũng không nghiêm trọng.
Có nhiều cách đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà để khắc phục các triệu chứng dị ứng. Điều quan trọng là phải xác định được tác nhân gây phản ứng dị ứng và đổi sang sản phẩm khác để tránh gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu các triệu chứng vẫn xảy ra khi đã đổi chất khử mùi thì nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân.
Nếu vùng da dị ứng bị nứt, chảy máu, tiết dịch vàng hoặc đi kèm sốt thì phải đến bệnh viện ngay vì đó có thể là những dấu hiệu nhiễm trùng.
Xem tiếp...