THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
325K

Chẩn đoán và điều trị mày đay an toàn, hiệu quả

Thanh Lan

Tích Cực
Mày đay là bệnh có diễn biến khá phực tạp với khả năng tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, đây là bệnh da liễu lành tính và ít gây ảnh hưởng đến tính mạng. Mày đay có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng dễ bị nhầm lần với các bệnh da liễu khác. Do đó, khi bị nổi mày đay bạn sẽ cần thăm khám sớm để được bác sĩ xử lý một cách an toàn.

Chẩn đoán và điều trị mày đay an toàn, hiệu quả


Chẩn đoán bệnh mày đay theo cận lâm sàng​


Theo các bác sĩ chuyên khoa, để chuẩn đoán chính xác xem một người có mắc mày đay hay không chúng ta sẽ dựa vào các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh. Bác sĩ sẽ dùng các yếu tố sau để đánh giá tình trạng bệnh:

🌺 Mô bệnh học: Người bị mắc chứng mày đay sẽ có dấu hiệu phù trung bì hoặc mô dưới da, giãn mạch nhưng không có thương tổn mạch, sự khử hạt của các tế bào mast. Xâm nhập viêm quanh mạch của các tế bào viêm, chủ yếu là tế bào lympho đã được hoạt hóa. Mô bênh học có thể được quan sát bằng mắt thường.

🌺 Huyết thanh học: kết quả huyết thanh học sẽ giúp đưa ra chuẩn đoán chính xác về nguy cơ mắc chứng mày đay. Bao gồm:

– Tìm kháng nguyên liên quan tới virus gây viêm gan B.

– Định lượng IgE, tự kháng thể kháng FcεRI.

– Các xét nghiệm miễn dịch về bệnh lupus và hội chứng Sjögren.

🌺 Huyết học: Huyết học của bệnh nhân mày đay sẽ thường đưa ra những kết quả sau:

– Tốc độ máu lắng tăng.

– Giảm bổ thể máu.

– Bạch cầu ái toan tăng tạm thời ở những bệnh nhân dị ứng với thức ăn, ký sinh trùng và thuốc, tăng cao trong hội chứng phù mạch-mày đay-tăng bạch cầu ái toan…

🌺 Các xét nghiệm: Nhằm tìm ra ký sinh trùng ở đường ruột hay nội soi dạ dày tìm Helicobacter pylori ở những bệnh nhân có kèm theo viêm loét dạ dày của người bệnh.

🌺 Siêu âm: Nhằm chẩn đoán sớm đau bụng liên quan tới phù mạch di truyền. Kèm theo đó là sàng lọc chất ức chế chức năng của C1 trong phù mạch di truyền…

Chẩn đoán bệnh mày đay/ phù mạch​


Xem chi tiết tại hình ảnh mô phỏng kèm theo. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.

Chẩn đoán và điều trị mày đay an toàn, hiệu quả


Các bác sĩ cho biết, có đến khoảng một nửa bệnh nhân mày đay hết triệu chứng trong vòng 1 năm, 20% trường hợp bệnh kéo dài trên 20 năm. Tiên lượng bệnh tốt, trừ trường hợp phù mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Tư vấn điều trị bệnh mày đay an toàn và hiệu quả​


Bệnh mày đay có thể được kiểm soát dễ dàng nếu được phát hiện sớm cũng như là được điều trị đúng cách. Hiện, mày đay được điều trị chủ yếu tại nhà thông qua dùng thuốc hay còn gọi là điều trị nội khoa. Trong đó, thuốc được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân mày đay gồm:

🎯 Kháng histamine H1

Các thuốc như hydroxyzine, terfenadine hoặc loratadine, cetirizine, fexofenadine. Fexofenadine 180 mg/ngày hoặc loratadine 10-20 mg/ngày kiểm soát tốt các triệu chứng của mày đay.

Tuy nhiên khi ngừng thuốc mày đay có thể bị tái phát. Và bạn có thể phối hợp với khánh histamine H2 (như cimetidine) và hoặc chất ổn định tế bào mast (ketotifen) để tăng tính hiệu quả của thuốc chữa bệnh da liễu này.

🎯 Corticoid

Sử dụng trong trường hợp mày đay cấp có phù mạch và hội chứng phù mạch-mày đay-tăng bạch cầu ái toan. Tuy nhiên, Corticoid cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm dùng chính xác loại thuốc được kê đơn, dùng đúng thời gian và liều lượng quy định.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có phản ứng bất thường hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được thay đổi thuốc. Chú ý, Corticoid không nên dùng lâu dài và cần thận trọng đối với bệnh nhân là người đang mang thai hoặc đang cho con bú.

🎯 Các giải pháp khác

Danazol hoặc stanozolol được biết đến là liệu pháp kéo dài cho phù mạch gia đình. Hoặc có thể dùng cyclosporine thay thế thuốc kháng histamine nếu không đáp ứng tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp khác như lọc huyết tương, dùng immunoglobulin tĩnh mạch…

Chẩn đoán và điều trị mày đay an toàn, hiệu quả


Phòng tránh mày đay tái phát​


Hiện đang là thời điểm gia tăng số các ca bệnh mắc mày đay. Số lượng bệnh nhân thăm khám khá đông bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết. Do đó, để tránh mày đay tái phát bác sĩ chuyên khoa xin đưa ra một vài lời khuyên hữu ích sau:

– Tránh các dị nguyên gây mày đay đã được xác định như thức ăn, một số thuốc.

– Tránh các kích thích gây mày đay vật lý.

– Điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.

– Luôn giữ ẩm có thể và tránh ra ngoài khi trời quá lạnh.

– Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,…

– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét…

Trong mọi trường hợp bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bôi, uống chữa mày đay tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ với Dr.thaiha để được chia sẻ và hướng dẫn khắc phục chứng nổi mày đay một cách hiệu quả nhất!

Xem tiếp...
 
Top Bottom