Phương Nga
Tích Cực
Nhiều người gặp vấn đề tóc thưa mỏng và hói đầu nhưng không dám đi cấy tóc vì sợ đau. Khi xem các video cấy tóc và thấy phải tiêm, nhổ nang tóc, cắt rạch da đầu rồi chảy máu, không ít người đã chùn bước và chấp nhận mái tóc hói.
Trên thực tế, cấy tóc có thực sự đáng sợ như vậy hay không? Quá trình cấy tóc có đau không? Cấy tóc FUT và cấy tóc FUE phương pháp nào đau nhiều hơn? Có những cách nào để giảm đau trong quá trình cấy tóc và thời gian hồi phục?
Quá trình cấy tóc không đau vì khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê nhưng sẽ hơi đau khi thuốc hết tác dụng.
Cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng trong một cuộc khảo sát sử dụng thang đo mức độ đau Numeric Rating Scale (đánh giá cường độ đau bằng các con số), đa số người tham gia cho biết mức độ đau khi cấy tóc chỉ nằm trong khoảng từ 2 đến 3 trên thang điểm 10.
Theo thang đo được sử dụng trong cuộc khảo sát, đau mức độ 2 đến 3 là cơn đau có thể chịu đựng được, nếu như nằm yên thì sẽ không cảm thấy đau và chỉ khi cử động thì mới hơi có cảm giác đau.
Hơn nữa, khách hàng không cảm thấy đau trong khi cấy tóc mà thường chỉ bị đau sau khi quá trình hoàn tất, khi thuốc tê hết tác dụng. Sau khi cấy tóc, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để khách hàng có thể dùng khi cảm thấy đau. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài ngày và tự hết.
Mặc dù các bước cấy tóc trong video đều rất đáng sợ nhưng tất cả các bước này đều được thực hiện sau khi khách hàng được gây tê nên quá trình cấy tóc hoàn toàn không đau đớn.
Ngoài ra, khách hàng còn được cho sử dụng thuốc an thần trước khi cấy tóc nên sẽ không nhận thức được nhiều về quá trình đang diễn ra, không bị sợ hãi và căng thẳng.
Trong quá trình cấy tóc, khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê hai lần
Lần đầu tiên là tiêm ở khu vực lấy nang tóc, đó là vùng chẩm (sau gáy) hoặc phía sau tai. Thuốc tê sẽ được tiêm xung quanh khu vực đã chọn để gây tê toàn bộ vùng lấy nang tóc. Lần thứ hai là tiêm ở quanh khu vực cấy tóc. Thuốc tê cũng sẽ được tiêm quanh khu vực cần cấy tóc để khách hàng hoàn toàn không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.
Trước mỗi lần tiêm, bác sĩ sẽ xác định điểm tiêm và lượng thuốc cần tiêm. Nếu tiêm không đúng vị trí, thuốc tê sẽ không phát huy tác dụng và điều quan trọng là không được sử dụng thuốc gây tê quá liều.
Phương pháp cấy tóc nào gây đau nhiều hơn: cấy tóc FUT hay cấy tóc FUE?
Vì có sử dụng thuốc tê nên quá trình cấy tóc FUT sẽ không đau nhưng khách hàng có thể sẽ cảm thấy đau trong khoảng 3 - 4 ngày sau đó. Lý do là vì cần phải cắt một dải da đầu ở khu vực lấy nang tóc. Nếu quá đau đớn thì có thể uống thuốc giảm đau. Sau khoảng vài ngày, cơn đau sẽ tự hết. Sau khi cắt dải da, hai mép đường cắt được khâu lại và nếu như không bị nhiễm trùng thì vết thương sẽ nhanh chóng liền và việc chăm sóc không có gì khó khăn. Khi vết thương liền lại thì sẽ không còn đau đớn nữa.
Quá trình cấy tóc FUE cũng không đau đớn nhưng khách hàng sẽ cảm thấy đau trong 1 - 2 ngày sau đó. Lý do cấy tóc FUE ít gây đau hơn so với cấy tóc FUT là vì cấy tóc FUE không cần cắt dải da đầu mà chỉ chiết từng cụm nang tóc, do đó chỉ tạo ra các vết thương rất nhỏ ở vùng chẩm. Vì các vết thương có kích thước nhỏ nên việc chăm sóc rất dễ dàng và nguy cơ nhiễm trùng cũng thấp hơn. Nếu cảm thấy đau thì khách hàng có thể dùng thuốc giảm đau và sau vài ngày, các vết thương sẽ không còn đau nữa.
Vậy phương pháp cấy tóc nào đau hơn? Cấy tóc FUE hay cấy tóc FUT?
Cấy tóc FUT gây đau nhiều hơn vì tạo ra vết thương lớn hơn trên da đầu.
>>> Sự khác biệt giữa cấy tóc FUE và cấy tóc FUT
Toàn bộ quá trình cấy tóc không hề đau đớn, kể cả cấy tóc FUT vì mỗi một bước, bao gồm cả bước cắt dải da đầu đều được thực hiện sau khi khách hàng được tiêm thuốc tế.
Tuy nhiên, sau khi cấy tóc xong và thuốc tê hết tác dụng, khách hàng sẽ cảm thấy đau, đặc biệt là khi gội đầu. Thông thường, khách hàng sẽ phải gội đầu sau khi cấy tóc một ngày để rửa sạch vết thương. Lúc này, do vết thương còn chưa liền nên sẽ bị đau hơn bình thường trong khi gội đầu.
Sau khi cấy tóc xong phải chăm sóc tóc và da đầu như thế nào? Cách gội đầu ra sao?
Sau khi cấy tóc xong, khách hàng thường chưa cảm thấy đau ngay nhưng sẽ có cảm giác da đầu bị căng và chóng mặt, choáng váng do thuốc gây tê và thuốc an thần đã sử dụng trước đó. Khi thuốc tê và thuốc an thần hết tác dụng, khách hàng sẽ bắt đầu cảm thấy đau và cơn đau tăng dần.
Tại Absolute Hair Clinic, khách hàng có thể lựa chọn điều trị bằng laser năng lượng thấp sau khi cấy tóc để ngăn ngừa viêm da đầu, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương và giảm đau.
Mặc dù sẽ bị đau khi thuốc tê hết tác dụng nhưng cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau.
Nguyên nhân gây đau có thể là do áp lực máu ở vị trí vết thương tăng cao làm cho vết thương vị sưng và căng hơn bình thường. Để tránh xảy ra điều này thì không nên cúi đầu vì cúi đầu sẽ khiến máu dồn xuống đầu và làm tăng áp lực máu trong các mạch máu xung quanh vết thương. Khi cần nhặt đồ dưới đất thì nên ngồi xổm xuống thay vì cúi người và kê gối cao khi nằm ngủ.
Cơn đau sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 1 tuần. Nếu sau 1 tuần mà vết thương trên da đầu vẫn còn đỏ, sưng đau và chảy máu thì cần phải đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất thường khác.
Nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi dù biết rằng sẽ được gây tê trong quá trình cấy tóc vì cho rằng thuốc tê là không đủ và muốn được gây mê để hoàn toàn không cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, gây mê toàn thân không được sử dụng trong cấy tóc vì gây mê tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu gây mê toàn thân, khách hàng sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ, thậm chí còn có thể tử vong nếu quá trình gây mê không được thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn.
Hơn nữa, cấy tóc có mức độ xâm lấn tối thiểu nên không cần thiết phải gây mê.
Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về việc sẽ bị đau khi cấy tóc thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết quá trình cấy tóc cùng các phương pháp vô cảm (gây tê và thuốc an thần) được sử dụng. Sau khi được giải đáp, có thể bạn sẽ thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn.
Nếu vẫn lo ngại và không muốn cấy tóc hoặc tình trạng tóc thưa mỏng và hói chưa đến mức phải cấy tóc thì trước tiên bạn có thể thử điều trị bằng các phương pháp khác dưới đây:
Liệu pháp PRP hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plama) là phương pháp tiêm huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao vào khu vực bị tổn thương để kích thích chức năng của tế bào và thúc đẩy tốc độ phục hồi. Khi được tiêm vào da đầu, PRP kích thích hoạt động của các tế bào trong nang tóc và nhờ đó giúp mọc tóc tốt hơn.
Vì huyết tương giàu tiểu cầu được tách từ máu của chính khách hàng nên liệu pháp PRP hầu như không gây tác dụng phụ hay phản ứng dị ứng.
Tiêm tế bào gốc nang tóc Regenera Activa là phương pháp tách lấy tế bào gốc từ nang tóc rồi tiêm lại vào da đầu. Tế bào gốc giúp tăng cường chức năng của các tế bào khác nhau ở da đầu, thúc đẩy nang tóc mọc tóc và kích thích sự hình thành mao mạch để vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng hơn đến nang tóc.
Vì sử dụng tế bào gốc được lấy từ cơ thể của chính khách hàng, sau đó pha với nước muối sinh lý nên phương pháp tiêm tế bào gốc nang tóc cũng có nguy cơ tác dụng phụ và phản ứng dị ứng rất thấp.
LLLT (low level laser therapy) sử dụng một loại laser mức năng lượng thấp ánh sáng đỏ. Laser được chiếu trực tiếp lên da đầu để cung cấp năng lượng cho các tế bào, làm cho các tế bào hoạt động tốt hơn và nhờ đó thúc đẩy mọc tóc. Năng lượng laser còn kích thích sự hình thành các mao mạch để tăng lượng chất dinh dưỡng vận chuyển đến nang tóc.
Hiện nay, thiết bị LLLT còn có cả loại nhỏ gọn mà khách hàng có thể mua và tự sử dụng tại nhà. Mức giá của những thiết bị này không quá đắt và cũng rất an toàn.
Laser Fotona vốn là một công nghệ laser được sử dụng để triệt lông nhưng y học hiện nay đã phát hiện ra rằng khi sử dụng ở mức năng lượng thấp thì laser Fotona có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào.
Công nghệ laser Fotona gồm có hai loại laser với tần số khác nhau là laser Er:Yag và laser Nd:Yag. Laser được chiếu lên da đầu để kích thích hoạt động của các tế bào trong nang tóc và làm hình thành thêm nhiều mao mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho nang tóc. Phương pháp điều trị này rất an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.
Có hai loại thuốc trị rụng tóc được sử dụng phổ biến hiện nay là finasteride và minoxidil.
Finasteride có tác dụng làm giảm nồng độ hormone DHT - nguyên nhân chính gây rụng tóc và hói đầu di truyền. Minoxidil có tác dụng làm giãn mạch máu, nhờ đó nang tóc được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để tạo ra tóc. Tuy nhiên, cả hai loại thuốc đều có tác dụng phụ. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị rụng tóc nào để được hướng dẫn loại và liều dùng phù hợp.
Nếu quyết định cấy tóc, khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để có được kết quả ưng ý ngay từ lần cấy tóc đầu tiên, tránh phải thực hiện nhiều lần và đảm bảo an toàn. Vào lần cấy tóc đầu tiên, vì da đầu vẫn còn nguyên vẹn nên khả năng mọc tóc sau khi cấy là rất cao. Từ những lần cấy tóc sau, khả năng mọc tóc sẽ ngày càng giảm. Không những thế, việc phải cấy tóc nhiều lần còn tốn kém thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra, khi điều trị tại những địa chỉ uy tín, khách hàng sẽ được theo dõi về lâu dài sau khi cấy tóc để đánh giá tình trạng tóc và có biện pháp điều trị bổ sung nếu cần thiết.
Đến với Absolute Hair Clinic, mọi khách hàng cấy tóc đều được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về tóc và da đầu.
Các y bác sĩ tại Absolute Hair Clinic đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị tóc và da đầu và đã nhận nhiều giải thưởng cấp quốc tế.
Mọi phương pháp điều trị tại đây đều được kiểm chứng bởi các nghiên cứu đã công bố trên nhiều tạp chí uy tín về y tế.
Mỗi một bước trong quá trình cấy tóc được đích thân các bác sĩ thực hiện một cách tỉ mỉ.
Absolute Hair Clinic sử dụng các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài và các công nghệ đã được công nhận trên toàn cầu.
Quy trình cấy tóc không đau nhưng có thể sẽ hơi đau trong vài ngày sau đó do thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, cơn đau có thể dễ dàng được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và sẽ hết sau khoảng 3 - 4 ngày.
Xem tiếp...
Trên thực tế, cấy tóc có thực sự đáng sợ như vậy hay không? Quá trình cấy tóc có đau không? Cấy tóc FUT và cấy tóc FUE phương pháp nào đau nhiều hơn? Có những cách nào để giảm đau trong quá trình cấy tóc và thời gian hồi phục?
Cấy tóc có đau không?
Quá trình cấy tóc không đau vì khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê nhưng sẽ hơi đau khi thuốc hết tác dụng.
Cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng trong một cuộc khảo sát sử dụng thang đo mức độ đau Numeric Rating Scale (đánh giá cường độ đau bằng các con số), đa số người tham gia cho biết mức độ đau khi cấy tóc chỉ nằm trong khoảng từ 2 đến 3 trên thang điểm 10.
Theo thang đo được sử dụng trong cuộc khảo sát, đau mức độ 2 đến 3 là cơn đau có thể chịu đựng được, nếu như nằm yên thì sẽ không cảm thấy đau và chỉ khi cử động thì mới hơi có cảm giác đau.
Hơn nữa, khách hàng không cảm thấy đau trong khi cấy tóc mà thường chỉ bị đau sau khi quá trình hoàn tất, khi thuốc tê hết tác dụng. Sau khi cấy tóc, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để khách hàng có thể dùng khi cảm thấy đau. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài ngày và tự hết.
Mặc dù các bước cấy tóc trong video đều rất đáng sợ nhưng tất cả các bước này đều được thực hiện sau khi khách hàng được gây tê nên quá trình cấy tóc hoàn toàn không đau đớn.
Ngoài ra, khách hàng còn được cho sử dụng thuốc an thần trước khi cấy tóc nên sẽ không nhận thức được nhiều về quá trình đang diễn ra, không bị sợ hãi và căng thẳng.
Tiêm thuốc tê khi cấy tóc
Trong quá trình cấy tóc, khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê hai lần
Lần đầu tiên là tiêm ở khu vực lấy nang tóc, đó là vùng chẩm (sau gáy) hoặc phía sau tai. Thuốc tê sẽ được tiêm xung quanh khu vực đã chọn để gây tê toàn bộ vùng lấy nang tóc. Lần thứ hai là tiêm ở quanh khu vực cấy tóc. Thuốc tê cũng sẽ được tiêm quanh khu vực cần cấy tóc để khách hàng hoàn toàn không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.
Trước mỗi lần tiêm, bác sĩ sẽ xác định điểm tiêm và lượng thuốc cần tiêm. Nếu tiêm không đúng vị trí, thuốc tê sẽ không phát huy tác dụng và điều quan trọng là không được sử dụng thuốc gây tê quá liều.
Phương pháp cấy tóc nào gây đau nhiều hơn: cấy tóc FUT hay cấy tóc FUE?
Cấy tóc FUT
Vì có sử dụng thuốc tê nên quá trình cấy tóc FUT sẽ không đau nhưng khách hàng có thể sẽ cảm thấy đau trong khoảng 3 - 4 ngày sau đó. Lý do là vì cần phải cắt một dải da đầu ở khu vực lấy nang tóc. Nếu quá đau đớn thì có thể uống thuốc giảm đau. Sau khoảng vài ngày, cơn đau sẽ tự hết. Sau khi cắt dải da, hai mép đường cắt được khâu lại và nếu như không bị nhiễm trùng thì vết thương sẽ nhanh chóng liền và việc chăm sóc không có gì khó khăn. Khi vết thương liền lại thì sẽ không còn đau đớn nữa.
Cấy tóc FUE
Quá trình cấy tóc FUE cũng không đau đớn nhưng khách hàng sẽ cảm thấy đau trong 1 - 2 ngày sau đó. Lý do cấy tóc FUE ít gây đau hơn so với cấy tóc FUT là vì cấy tóc FUE không cần cắt dải da đầu mà chỉ chiết từng cụm nang tóc, do đó chỉ tạo ra các vết thương rất nhỏ ở vùng chẩm. Vì các vết thương có kích thước nhỏ nên việc chăm sóc rất dễ dàng và nguy cơ nhiễm trùng cũng thấp hơn. Nếu cảm thấy đau thì khách hàng có thể dùng thuốc giảm đau và sau vài ngày, các vết thương sẽ không còn đau nữa.
Vậy phương pháp cấy tóc nào đau hơn? Cấy tóc FUE hay cấy tóc FUT?
Cấy tóc FUT gây đau nhiều hơn vì tạo ra vết thương lớn hơn trên da đầu.
>>> Sự khác biệt giữa cấy tóc FUE và cấy tóc FUT
Thời gian hồi phục sau cấy tóc có đau không?
Toàn bộ quá trình cấy tóc không hề đau đớn, kể cả cấy tóc FUT vì mỗi một bước, bao gồm cả bước cắt dải da đầu đều được thực hiện sau khi khách hàng được tiêm thuốc tế.
Tuy nhiên, sau khi cấy tóc xong và thuốc tê hết tác dụng, khách hàng sẽ cảm thấy đau, đặc biệt là khi gội đầu. Thông thường, khách hàng sẽ phải gội đầu sau khi cấy tóc một ngày để rửa sạch vết thương. Lúc này, do vết thương còn chưa liền nên sẽ bị đau hơn bình thường trong khi gội đầu.
Sau khi cấy tóc xong phải chăm sóc tóc và da đầu như thế nào? Cách gội đầu ra sao?
Cấy tóc xong sẽ có cảm giác như thế nào?
Sau khi cấy tóc xong, khách hàng thường chưa cảm thấy đau ngay nhưng sẽ có cảm giác da đầu bị căng và chóng mặt, choáng váng do thuốc gây tê và thuốc an thần đã sử dụng trước đó. Khi thuốc tê và thuốc an thần hết tác dụng, khách hàng sẽ bắt đầu cảm thấy đau và cơn đau tăng dần.
Tại Absolute Hair Clinic, khách hàng có thể lựa chọn điều trị bằng laser năng lượng thấp sau khi cấy tóc để ngăn ngừa viêm da đầu, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương và giảm đau.
Các cách giảm đau sau cấy tóc
Mặc dù sẽ bị đau khi thuốc tê hết tác dụng nhưng cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau.
Nguyên nhân gây đau có thể là do áp lực máu ở vị trí vết thương tăng cao làm cho vết thương vị sưng và căng hơn bình thường. Để tránh xảy ra điều này thì không nên cúi đầu vì cúi đầu sẽ khiến máu dồn xuống đầu và làm tăng áp lực máu trong các mạch máu xung quanh vết thương. Khi cần nhặt đồ dưới đất thì nên ngồi xổm xuống thay vì cúi người và kê gối cao khi nằm ngủ.
Cơn đau sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 1 tuần. Nếu sau 1 tuần mà vết thương trên da đầu vẫn còn đỏ, sưng đau và chảy máu thì cần phải đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất thường khác.
Có thể gây mê khi cấy tóc không?
Nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi dù biết rằng sẽ được gây tê trong quá trình cấy tóc vì cho rằng thuốc tê là không đủ và muốn được gây mê để hoàn toàn không cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, gây mê toàn thân không được sử dụng trong cấy tóc vì gây mê tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu gây mê toàn thân, khách hàng sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ, thậm chí còn có thể tử vong nếu quá trình gây mê không được thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn.
Hơn nữa, cấy tóc có mức độ xâm lấn tối thiểu nên không cần thiết phải gây mê.
Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về việc sẽ bị đau khi cấy tóc thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết quá trình cấy tóc cùng các phương pháp vô cảm (gây tê và thuốc an thần) được sử dụng. Sau khi được giải đáp, có thể bạn sẽ thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn.
Các phương pháp điều trị thay thế cho cấy tóc
Nếu vẫn lo ngại và không muốn cấy tóc hoặc tình trạng tóc thưa mỏng và hói chưa đến mức phải cấy tóc thì trước tiên bạn có thể thử điều trị bằng các phương pháp khác dưới đây:
Liệu pháp PRP
Liệu pháp PRP hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plama) là phương pháp tiêm huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao vào khu vực bị tổn thương để kích thích chức năng của tế bào và thúc đẩy tốc độ phục hồi. Khi được tiêm vào da đầu, PRP kích thích hoạt động của các tế bào trong nang tóc và nhờ đó giúp mọc tóc tốt hơn.
Vì huyết tương giàu tiểu cầu được tách từ máu của chính khách hàng nên liệu pháp PRP hầu như không gây tác dụng phụ hay phản ứng dị ứng.
Tiêm tế bào gốc nang tóc
Tiêm tế bào gốc nang tóc Regenera Activa là phương pháp tách lấy tế bào gốc từ nang tóc rồi tiêm lại vào da đầu. Tế bào gốc giúp tăng cường chức năng của các tế bào khác nhau ở da đầu, thúc đẩy nang tóc mọc tóc và kích thích sự hình thành mao mạch để vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng hơn đến nang tóc.
Vì sử dụng tế bào gốc được lấy từ cơ thể của chính khách hàng, sau đó pha với nước muối sinh lý nên phương pháp tiêm tế bào gốc nang tóc cũng có nguy cơ tác dụng phụ và phản ứng dị ứng rất thấp.
LLLT
LLLT (low level laser therapy) sử dụng một loại laser mức năng lượng thấp ánh sáng đỏ. Laser được chiếu trực tiếp lên da đầu để cung cấp năng lượng cho các tế bào, làm cho các tế bào hoạt động tốt hơn và nhờ đó thúc đẩy mọc tóc. Năng lượng laser còn kích thích sự hình thành các mao mạch để tăng lượng chất dinh dưỡng vận chuyển đến nang tóc.
Hiện nay, thiết bị LLLT còn có cả loại nhỏ gọn mà khách hàng có thể mua và tự sử dụng tại nhà. Mức giá của những thiết bị này không quá đắt và cũng rất an toàn.
Laser Fotona
Laser Fotona vốn là một công nghệ laser được sử dụng để triệt lông nhưng y học hiện nay đã phát hiện ra rằng khi sử dụng ở mức năng lượng thấp thì laser Fotona có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào.
Công nghệ laser Fotona gồm có hai loại laser với tần số khác nhau là laser Er:Yag và laser Nd:Yag. Laser được chiếu lên da đầu để kích thích hoạt động của các tế bào trong nang tóc và làm hình thành thêm nhiều mao mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho nang tóc. Phương pháp điều trị này rất an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.
Thuốc trị rụng tóc
Có hai loại thuốc trị rụng tóc được sử dụng phổ biến hiện nay là finasteride và minoxidil.
Finasteride có tác dụng làm giảm nồng độ hormone DHT - nguyên nhân chính gây rụng tóc và hói đầu di truyền. Minoxidil có tác dụng làm giãn mạch máu, nhờ đó nang tóc được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để tạo ra tóc. Tuy nhiên, cả hai loại thuốc đều có tác dụng phụ. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị rụng tóc nào để được hướng dẫn loại và liều dùng phù hợp.
Cấy tóc tại Absolute Hair Clinic
Nếu quyết định cấy tóc, khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để có được kết quả ưng ý ngay từ lần cấy tóc đầu tiên, tránh phải thực hiện nhiều lần và đảm bảo an toàn. Vào lần cấy tóc đầu tiên, vì da đầu vẫn còn nguyên vẹn nên khả năng mọc tóc sau khi cấy là rất cao. Từ những lần cấy tóc sau, khả năng mọc tóc sẽ ngày càng giảm. Không những thế, việc phải cấy tóc nhiều lần còn tốn kém thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra, khi điều trị tại những địa chỉ uy tín, khách hàng sẽ được theo dõi về lâu dài sau khi cấy tóc để đánh giá tình trạng tóc và có biện pháp điều trị bổ sung nếu cần thiết.
Đến với Absolute Hair Clinic, mọi khách hàng cấy tóc đều được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về tóc và da đầu.
Các y bác sĩ tại Absolute Hair Clinic đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị tóc và da đầu và đã nhận nhiều giải thưởng cấp quốc tế.
Mọi phương pháp điều trị tại đây đều được kiểm chứng bởi các nghiên cứu đã công bố trên nhiều tạp chí uy tín về y tế.
Mỗi một bước trong quá trình cấy tóc được đích thân các bác sĩ thực hiện một cách tỉ mỉ.
Absolute Hair Clinic sử dụng các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài và các công nghệ đã được công nhận trên toàn cầu.
Tóm tắt bài viết
Quy trình cấy tóc không đau nhưng có thể sẽ hơi đau trong vài ngày sau đó do thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, cơn đau có thể dễ dàng được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và sẽ hết sau khoảng 3 - 4 ngày.
Xem tiếp...