SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Cấy ghép tế bào gốc tự thân là gì? Vai trò, chi phí và phương pháp

BS Hà Nội

Fan Cứng
Ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp hiện đại, có thể giúp điều trị cho người mắc các bệnh lý nguy hiểm.

ghép tế bào gốc tự thân


Ghép tế bào gốc tự thân là sử dụng những tế bào gốc từ chính cơ thể người bệnh để bổ sung và thay thế cho các tế bào đã chết hoặc đang bị tổn thương. Vậy, ghép tế bào gốc tự thân là gì? Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân như thế nào? Chi phí ghép tế bào gốc tự thân bao nhiêu?

Ghép tế bào gốc tự thân là gì?


Ghép tế bào gốc tự thân là kỹ thuật thu thập tế bào gốc từ chính cơ thể người bệnh, tách và có thể tăng sinh sau đó truyền trở lại cho bản thân người bệnh. Mục đích là sử dụng các tế bào này dựa trên chức năng của chúng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, hoặc tái tạo các tế bào mới không bệnh. (1)

Ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp được sử dụng khá phổ biến do tính an toàn và đã được nghiên cứu từ lâu. Nhờ việc sử dụng nguồn tế bào gốc từ chính bản thân người bệnh nên khi ghép tế bào gốc tự thân có thể tránh được tình trạng không tương thích và từ chối mảnh ghép (tình trạng thải ghép), an toàn cho người bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

cấy ghép tế bào gốc tự thân
Có thể ghép tế bào gốc tự thân để điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm

Nguồn tế bào gốc tự thân đến từ đâu?


Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân hiện nay đang sử dụng 3 nguồn tế bào gốc tự thân chủ yếu, bao gồm:

  • Tủy xương: Tủy xương là nơi sản xuất ra tế bào máu. Trong tủy xương của mỗi người đều lưu trữ nhiều tế bào gốc tạo máu và một tỷ lệ nhỏ tế bào gốc trung mô. Thủ thuật chọc hút tủy xương được tiến hành trong phòng vô khuẩn, có gây mê người bệnh. Tủy xương sau khi được thu thập được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý. Sản phẩm từ tủy xương có thể đông lạnh để dự trữ và sử dụng vào thời điểm thích hợp.
  • Máu ngoại vi: Một số ít tế bào gốc trưởng thành có thể di chuyển từ tủy xương đi vào dòng tuần hoàn máu để đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Để có được số lượng tế bào gốc lớn hơn, có thể sử dụng thuốc huy động tế bào gốc từ tủy xương ra máu ngoại vi. Vì vậy, bác sĩ có thể thu thập nguồn tế bào gốc này để ghép tự thân cho người bệnh mà không cần thủ thuật xâm lấn như thu thập tủy xương.
  • Máu cuống rốn: Trong máu cuống rốn của trẻ sơ sinh có rất nhiều tế bào gốc. Đây được xem là nguồn tế bào gốc quý giá có thể sử dụng cho việc ghép tế bào gốc tự thân. Vì vậy, đối với những người bệnh đã được phụ huynh đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn ngay từ lúc chào đời thì có thể sử dụng nguồn tế bào gốc này để ghép tế bào gốc tự thân trong trường hợp không may bị mắc bệnh khi trưởng thành.

Trung tâm Tế bào gốcNgân hàng mô, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai thu thập, lưu trữ, tăng sinh tế bào gốc từ máu, mô cuống rốn với hệ thống phòng lab và máy móc hiện đại bậc nhất.

thu thập cấy ghép tế bào gốc tự thân
Ghép tế bào gốc tự thân từ nguồn tế bào gốc của máu cuống rốn có thể mang lại hiệu quả tối ưu

Ghép tế bào gốc tự thân chữa những bệnh gì?


Ghép tế bào gốc tự thân thường được sử dụng đối với các trường hợp người bệnh ung thư cần hóa trị hoặc xạ trị. Hóa trị và xạ trị giúp tiêu diệt những tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng khiến cho những tế bào lành bị chết hoặc tổn thương. (2)

liệu pháp ghép tế bào gốc tự thân
Ghép tế bào gốc tự thân đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao từ đội ngũ bác sĩ

Ghép tế bào gốc tự thân hiện đang được nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu theo hướng y học tái tạo, tăng cường ứng dụng tế bào gốc để điều trị nhiều loại bệnh lý nguy hiểm.

Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân được thực hiện như thế nào?


Tùy vào nguồn tế bào gốc tự thân được lựa chọn để tiến hành tế bào gốc tự thân mà quy trình thực hiện sẽ có sự khác nhau. (3)

  • Nguồn từ tủy xương: Thu thập tủy xương – tách tế bào gốc – lưu trữ tế bào gốc – truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh – theo dõi điều trị.
  • Nguồn từ máu ngoại vi: Huy động tế bào gốc tủy xương ra máu ngoại vi- lọc máu phân tách tế bào gốc – thu thập tế bào gốc – lưu trữ – điều trị cho người bệnh bằng hóa trị hoặc xạ trị – truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh – theo dõi điều trị.
  • Nguồn từ máu cuống rốn: Thu thập máu cuống rốn – phân tách tế bào gốc – lưu trữ tế bào gốc – truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh – theo dõi điều trị.

Quá trình phục hồi sau ghép tế bào gốc tự thân như thế nào?


Thông thường, người bệnh áp dụng phương pháp điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân cần ở lại bệnh viên từ 15 – 20 ngày sau khi kết thúc quá trình truyền tế bào gốc trở lại cơ thể. Đây là thời điểm bắt đầu phục hồi của người bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh được theo dõi điều trị, bảo vệ nghiêm ngặt tại phòng bệnh vô trùng, nhằm hạn chế tốt đa nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như phải được theo dõi liên tục tránh gặp các biến chứng khác.

Quá trình phục hồi sau ghép tế bào gốc tự thân phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, sức khỏe của bản thân người bệnh, phương pháp điều trị và hiệu quả điều trị… Do đó, quá trình hồi phục của mỗi người bệnh sau khi ghép tế bào gốc tự thân là khác nhau. Mấu chốt quan trọng là người bệnh cần kiên nhẫn và lạc quan trong suốt quá trình điều trị, phục hồi. (4)

hồi phục sau ghép tế bào gốc tự thân
Quá trình phục hồi của người bệnh sau khi ghép tế bào gốc tự thân thường kéo dài

Hầu hết người bệnh chuyển từ cảm giác khó chịu sau khi ghép tế bào gốc tự thân sang trạng thái bình thường trở lại trong khoảng 6 – 12 tháng. Một số ít trường hợp có khả năng phục hồi nhanh hơn trong khoảng 3 tháng.

Rủi ro có thể gặp của ghép tế bào gốc tự thân


Tương tự bất cứ phương pháp điều trị nào, sử dụng nguồn tế bào gốc tự thân nhưng người bệnh ghép tế bào gốc tự thân vẫn có thể gặp một số rủi ro sớm hoặc muộn. Ở mỗi người bệnh thì nguy cơ xảy ra rủi ro hay biến chứng và mức độ của các biến chứng là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như chất lượng của nguồn tế bào gốc, trình độ của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại mỗi cơ sở y tế… (5)

rủi ro sau cấy tế bào gốc tự thân
Ghép tế bào gốc tự thân có thể có một số rủi ro nhất định

Cùng với đó, tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người bệnh cũng khiến cho quá trình ghép tế bào gốc tự thân gia tăng nguy cơ xảy ra các rủi ro. Một số loại rủi ro, biến chứng có thể xuất hiện sau khi ghép tế bào gốc tự thân bao gồm:

1. Biến chứng sớm


Mệt mỏi, nhiễm trùng và xuất huyết là các biến chứng phổ biến người bệnh có thể gặp phải sau khi ghép tế bào gốc tự thân. Một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra bao gồm: sốt, khó thở, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, phát ban, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, viêm da, rụng tóc…

2. Biến chứng muộn


Người bệnh sau ghép tế bào gốc tự thân có thể gặp một số biến chứng muộn hoặc có thể tái phát bệnh …

Tiên lượng về ghép tế bào gốc tự thân


Tiên lượng về mức độ thành công của phương pháp ghép tế bào gốc tự thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của bệnh lý; các bệnh nền khác; thể trạng sức khỏe và tinh thần của người bệnh; trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên; công nghệ được áp dụng…

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp ghép tế bào gốc tự thân là khoảng 70%. Đối với một số bệnh hiểm nghèo thì đây là tỷ lệ thành công rất cao. Nhiều nghiên cứu về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị những loại bệnh lý cũng cho thấy, tỷ lệ trung bình các trường hợp ghép tế bào gốc tự thân xuất hiện tình trạng tái phát bệnh sau 5 năm là khoảng 40% và sau 7 năm là khoảng 70%.

Chi phí ghép tế bào gốc tự thân bao nhiêu?


Chi phí ghép tế bào gốc tự thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn tế bào gốc tự thân; công nghệ thu thập, phân tách, tăng sinh, lưu trữ và truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh; loại bệnh cần ghép tế bào gốc tự thân để điều trị; thời gian điều trị…

Nhu cầu ghép tế bào gốc tự thân để điều trị các loại bệnh lý khác nhau hiện đang gia tăng. Đồng thời, một số cơ sở y tế trong nước hiện nay đã làm chủ được công nghệ tế bào gốc và có khả năng lưu trữ, ghép tế bào gốc tự thân để điều trị nhiều loại bệnh lý. Chi phí ghép tế bào gốc tự thân trong nước thường thấp hơn so với việc thực hiện ở nước ngoài. Để có thông tin chi tiết về chi phí ghép tế bào gốc tự thân, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị.

Địa chỉ ghép tế bào gốc tự thân ở đâu?


Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân được thực hiện với kỹ thuật hiện đại, quy trình khắc khe. Để ghép tế bào gốc tự thân thành công, cơ sở y tế phải đáp ứng các tiêu chí như: quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn; trang bị hệ thống thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại… Quan trọng hơn là cơ sở y tế thực hiện ghép tế bào gốc tự thân phải được sự công nhận, cấp phép bởi các cơ quan y tế có thẩm quyền… Không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện ghép tế bào gốc tự thân, do đó người bệnh cần trực tiếp liên hệ tư vấn.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, ghép tế bào gốc tự thân có thể được ứng dụng để góp phần chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là phương pháp điều trị đầy triển vọng, người bệnh nên tham khảo, lựa chọn ghép tế bào gốc tự thân ở cơ sở y tế uy tín để nhận được hiệu quả tối ưu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom