Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Ở Trung Quốc, có một cây cầu với bàn tay màu trắng độc đáo tọa lạc tại khu du lịch - giải trí tại Đường Xuyên (Phúc Kiến, Trung Quốc). Không gian ở đây không chỉ đẹp mà còn yên tĩnh, hoang sơ nên được nhiều du khách lựa chọn.
Địa điểm xây dựng cầu nằm trên núi Xianting gắn với truyền thuyết được cư dân lưu truyền qua hàng trăm năm.
Theo truyền thuyết, xưa kia, có một người con hiếu thảo tên là Lâm Đạo Dung lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, không may bị trượt chân xuống vách đá. Nàng tiên sống trên đỉnh núi cảm phục tấm lòng hiếu thảo của anh chàng nên đã dang tay đỡ giúp anh trở về an toàn.
Câu cầu kính được bàn tay đỡ hai đầu (Ảnh: Chinanews).
Từ trên cầu, phóng tầm mắt ra xa là phong cảnh núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi, mây bồng bềnh tứ phía. Nhiều người từng đến đây cảm nhận phong cảnh hệt như "bồng lai tiên cảnh".
Công trình được xây dựng giữa vùng núi hoang sơ, tuyệt đẹp (Ảnh: China).
Cây cầu nằm trên vách đá cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn.
Công trình được khởi công xây dựng năm 2018. Ba đội công nhân đã làm việc liên tục không ngừng nghỉ, mất hơn một năm mới hoàn thành.
Việc thi công trải qua nhiều khó khăn do địa hình cao, hiểm trở và yêu cầu từ cơ quan chức năng phải bảo vệ môi trường, hệ sinh thái một cách tối đa. Toàn bộ vật liệu được vận chuyển theo cách thô sơ lên công trường, không có bất cứ xe cộ hay máy móc nào hỗ trợ được. Vì vậy, chi phí xây dựng công trình tăng hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Tổng chi phí xây dựng cầu là 16 triệu nhân dân tệ (hơn 54 tỷ đồng) do Học viện Mỹ thuật Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) thực hiện. Nhiều người ví bàn tay trắng đỡ cầu kính như "bàn tay tiên". Công trình bắt đầu mở cửa đón du khách từ năm 2019.
Du khách có thể chọn 2 cách để lên cầu, đi bằng xe đưa đón của khu du lịch theo đường bê tông mới xây dựng hoặc trải nghiệm cung đường leo núi vất vả.
Chi phí xây dựng cầu là 16 triệu tệ (Ảnh: China).
Mặt cầu kính ở địa điểm tham quan này có màu cầu vồng tạo điểm nhấn với du khách. Nhiều người ưa mạo hiểm sẽ chọn đi trên mặt cầu kính để thử thách sự gan dạ của mình và ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp giữa trời cao.
Con rồng được tạo nên từ rơm hút du khách (Ảnh: China).
Khung cảnh dưới chân núi không kém phần tuyệt đẹp. Trong đó, đáng chú ý là con rồng được làm bằng rơm lớn nhất Trung Quốc với chiều dài hơn 150m. Nó được tạo nên từ 1500kg rơm, do 15 người làm trong 3 tháng.
Sau khi cây cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiều cư dân mạng cho rằng, kiểu kiến trúc bàn tay đỡ cây cầu gần giống với cầu Vàng ở Bà Nà, Đà Nẵng, Việt Nam.
Cầu Vàng ở Bà Nà, Đà Nẵng nằm ở độ cao 1.414m so với mực nước biển. Công trình có 2 bàn tay đỡ lấy cây cầu được thiết kế đẹp mắt. Cây cầu bộ hành này đón khách từ năm 2018 trước khi cây cầu ở Phúc Kiến, Trung Quốc được đưa vào sử dụng.
Cầu Vàng có màu vàng lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, được nhiều người cảm nhận như một dải lụa với 2 bàn tay đá nâng đỡ rất tinh tế. Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước ghé đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh và trải nghiệm khi du lịch Đà Nẵng.
Xem tiếp...
Địa điểm xây dựng cầu nằm trên núi Xianting gắn với truyền thuyết được cư dân lưu truyền qua hàng trăm năm.
Theo truyền thuyết, xưa kia, có một người con hiếu thảo tên là Lâm Đạo Dung lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, không may bị trượt chân xuống vách đá. Nàng tiên sống trên đỉnh núi cảm phục tấm lòng hiếu thảo của anh chàng nên đã dang tay đỡ giúp anh trở về an toàn.
Câu cầu kính được bàn tay đỡ hai đầu (Ảnh: Chinanews).
Từ trên cầu, phóng tầm mắt ra xa là phong cảnh núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi, mây bồng bềnh tứ phía. Nhiều người từng đến đây cảm nhận phong cảnh hệt như "bồng lai tiên cảnh".
Công trình được xây dựng giữa vùng núi hoang sơ, tuyệt đẹp (Ảnh: China).
Cây cầu nằm trên vách đá cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn.
Công trình được khởi công xây dựng năm 2018. Ba đội công nhân đã làm việc liên tục không ngừng nghỉ, mất hơn một năm mới hoàn thành.
Việc thi công trải qua nhiều khó khăn do địa hình cao, hiểm trở và yêu cầu từ cơ quan chức năng phải bảo vệ môi trường, hệ sinh thái một cách tối đa. Toàn bộ vật liệu được vận chuyển theo cách thô sơ lên công trường, không có bất cứ xe cộ hay máy móc nào hỗ trợ được. Vì vậy, chi phí xây dựng công trình tăng hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Tổng chi phí xây dựng cầu là 16 triệu nhân dân tệ (hơn 54 tỷ đồng) do Học viện Mỹ thuật Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) thực hiện. Nhiều người ví bàn tay trắng đỡ cầu kính như "bàn tay tiên". Công trình bắt đầu mở cửa đón du khách từ năm 2019.
Du khách có thể chọn 2 cách để lên cầu, đi bằng xe đưa đón của khu du lịch theo đường bê tông mới xây dựng hoặc trải nghiệm cung đường leo núi vất vả.
Chi phí xây dựng cầu là 16 triệu tệ (Ảnh: China).
Mặt cầu kính ở địa điểm tham quan này có màu cầu vồng tạo điểm nhấn với du khách. Nhiều người ưa mạo hiểm sẽ chọn đi trên mặt cầu kính để thử thách sự gan dạ của mình và ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp giữa trời cao.
Con rồng được tạo nên từ rơm hút du khách (Ảnh: China).
Khung cảnh dưới chân núi không kém phần tuyệt đẹp. Trong đó, đáng chú ý là con rồng được làm bằng rơm lớn nhất Trung Quốc với chiều dài hơn 150m. Nó được tạo nên từ 1500kg rơm, do 15 người làm trong 3 tháng.
Sau khi cây cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiều cư dân mạng cho rằng, kiểu kiến trúc bàn tay đỡ cây cầu gần giống với cầu Vàng ở Bà Nà, Đà Nẵng, Việt Nam.
Cầu Vàng ở Bà Nà, Đà Nẵng nằm ở độ cao 1.414m so với mực nước biển. Công trình có 2 bàn tay đỡ lấy cây cầu được thiết kế đẹp mắt. Cây cầu bộ hành này đón khách từ năm 2018 trước khi cây cầu ở Phúc Kiến, Trung Quốc được đưa vào sử dụng.
Cầu Vàng có màu vàng lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, được nhiều người cảm nhận như một dải lụa với 2 bàn tay đá nâng đỡ rất tinh tế. Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước ghé đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh và trải nghiệm khi du lịch Đà Nẵng.
Xem tiếp...