SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
335K

Cắt tử cung sẽ để lại sẹo ở đâu?

Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt tử cung khác nhau mà mỗi một phương pháp sẽ để lại sẹo không giống nhau.


Nội dung chính của bài viết

  • Bất cứ thủ thuật nào cần cắt rạch thì đều sẽ để lại sẹo nhưng phẫu thuật cắt tử cung thường không để lại sẹo quá rõ.

  • Tùy thuộc vào từng phương pháp cắt tử cung mà bệnh nhân sẽ có sẹo ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.


  • Các phương pháp xâm lấn tối thiểu sẽ để lại sẹo ít hơn và giảm nguy cơ hình thành sẹo bên trong, khiến cho các cơ quan nội tạng dính vào nhau.


  • Những phương pháp này còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi và ít đau đớn hơn so với phương pháp mổ mở truyền thống.

Nếu đang chuẩn bị phải phẫu thuật cắt tử cung thì chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc. Bên cạnh những băn khoăn về tác động của ca phẫu thuật này đến sức khỏe thì một trong những mối quan tâm của rất nhiều phụ nữ trước khi cắt tử cung là sẹo. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt đi toàn bộ hoặc một phần của tử cung. Trong một số trường hợp, cả buồng trứng, ống dẫn trứng và cổ tử cung cũng bị cắt bỏ. Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt tử cung khác nhau mà mỗi một phương pháp sẽ để lại sẹo không giống nhau.

Phương pháp mổ mở​


Cắt tử cung bằng phương pháp mổ mở là quy trình được thực hiện qua một đường rạch dài ở bụng. Thông thường, bác sĩ rạch một đường ngang ở ngay sát lông mu nhưng cũng có thể rạch một đường dọc kéo dài từ rốn đến ngay bên trên lông mu. Dù là đường rạch ở vị trí nào thì cũng đều sẽ để lại sẹo.

Hiện nay, phương pháp mổ mở đã không còn được sử dụng nhiều nữa mà đa số bác sĩ đều sử dụng những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn.

Phẫu thuật qua đường âm đạo​


Cắt tử cung qua đường âm đạo là một quy trình phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, trong đó bác sĩ đưa dụng cụ mổ vào qua âm đạo, rạch một đường quanh cổ tử cung. Sau đó, tử cung được tách ra khỏi các cơ quan xung quanh và kéo ra ngoài qua âm đạo.

Phương pháp phẫu thuật này không để lại bất kỳ vết sẹo nào ở bên ngoài. So với phương pháp mổ mở thì cắt tử cung qua đường âm đạo giúp rút ngắn thời gian nằm viện, hồi phục nhanh hơn và ít rủi ro hơn.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng​


Cắt tử cung bằng phương pháp nội soi ổ bụng cũng là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng ống nội soi cùng các dụng cụ mổ để loại bỏ tử cung qua các đường rạch nhỏ ở bụng.

Bác sĩ rạch một đường ngắn ở gần rốn và đưa ống nội soi vào. Đây là một ống hẹp, linh hoạt có gắn camera và đèn chiếu sáng. Thiết bị này giúp bác sĩ có thể quan sát một cách rõ ràng các cơ quan nội tạng bên trong mà không cần phải rạch một đường dài như phương pháp mổ mở.

Tiếp theo, bác sĩ rạch thêm hai đến ba đường ngắn nữa ở bụng và đưa các dụng cụ mổ nhỏ vào để cắt tử cung. Những đường rạch này sẽ để lại các vết sẹo rất nhỏ, mỗi vết chỉ dài khoảng chưa đầy 2cm.

Phẫu thuật bằng robot​


Phẫu thuật cắt tử cung bằng robot sử dụng kính phóng đại 3D độ nét cao, dụng cụ phẫu thuật thu nhỏ và công nghệ robot. Từ một thiết bị ở bên ngoài, bác sĩ điều khiển cánh tay robot thực hiện các công đoạn phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống

Trong quy trình cắt tử cung bằng robot, bác sĩ tạo 4 – 5 đường rạch nhỏ ở bụng và qua đó, dụng cụ mổ cùng cánh tay robot được đưa vào bên trong bụng.

Phương pháp này cũng chỉ để lại những vết sẹo nhỏ tương tự như phẫu thuật nội soi ổ bụng.

Biến chứng do mô sẹo​


Cơ thể chúng ta sản sinh ra những sợi collagen mới để chữa lành mô bị tổn thương và dẫn đến sự hình thành sẹo. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với bất kỳ loại tổn thương nào, bao gồm cả tổn thương mô do phẫu thuật. Ở trên da, mô sẹo thay thế các mô da bị tổn thương và tạo thành một vùng cứng, dày và nhô lên bề mặt da. Tuy nhiên, sẹo không chỉ hình thành trên da mà còn có thể hình thành ở khắp mọi nơi bên trong cơ thể.

Ở sâu bên trong cơ thể, mô sẹo cũng hình thành để phục hồi những tổn thương tại các cơ quan nội tạng. Đôi khi, những dải mô sẹo này khiến cho các cơ quan dính lại với nhau.

Bình thường, các cơ quan có bề mặt trơn nhẵn để có thể di chuyển một cách linh hoạt theo chuyển động của cơ thể.

Khi đã bị dính lại bởi mô sẹo thì các cơ quan này sẽ không thể di chuyển linh hoạt được nữa. Trong một số trường hợp, ruột còn bị co kéo, thậm chí xoắn lại và gây tắc nghẽn ruột.

Tuy nhiên, đa phần thì tình trạng này là vô hại và không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Có thể giảm nguy cơ dính nội tạng do mô sẹo bằng cách chọn những phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo, nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật bằng robot.

Xem tiếp...
 
Top Bottom