SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
187K

Cấp cứu đau bụng cấp

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Tham vấn y khoa: ThS. BS. Trần Việt Hùng


dau_bung_2182021


Đau bụng cấp là một bệnh lý hay gặp với sức khỏe con người: “cấp” ở đây muốn nói đến tính chất cấp tính, mới xảy ra. Cụ thể là đau bụng xuất hiện ở người đang khỏe mạnh. Các loại đau bụng kéo dài nhiều tuần nhiều tháng còn gọi là đau bụng mạn tính không nằm trong lĩnh vực của bài này.


Cập nhật: 26/05/2023 lúc 10:46 sáng


Đau bụng cấp là một bệnh lý hay gặp với sức khỏe con người: “cấp” ở đây muốn nói đến tính chất cấp tính, mới xảy ra. Cụ thể là đau bụng xuất hiện ở người đang khỏe mạnh. Các loại đau bụng kéo dài nhiều tuần nhiều tháng còn gọi là đau bụng mạn tính không nằm trong lĩnh vực của bài này.

dau_bung_2182021


Nguyên nhân dẫn tới đau bụng cấp​


Bụng của chúng ta có rất nhiều cơ quan bên trong tùy theo vị trí nằm trong ổ bụng. Mỗi cơ quan này nếu gặp vấn đề sẽ biểu hiện ra bằng đau bụng và sẽ có những tính chất diễn biến bệnh khác nhau.

Một số cơ quan ngoài ổ bụng như cơ, tim, màng phổi, bệnh lý động mạch chủ… đôi khi cũng biểu hiện bằng đau bụng do kích thích lan từ ngoài vào.

Đôi khi các rối loạn bệnh lý toàn thân như ngộ độc, đái tháo đường biến chứng… cũng biểu hiện bằng đau bụng tuy không phải là triệu chứng chính.

Tóm lại: đa số các nguyên nhân đau bụng đều do bệnh lý của các cơ quan trong ổ bụng gây ra mà chúng ta sẽ nói tới từng trường hợp cụ thể sau:

Nguyên nhân cụ thể​


Khi bạn đau bụng thì vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân đau bụng:

– Đau hạ sườn phải (A): áp xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp…

– Đau thượng vị (B): viêm dạ dày, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, thoát vị, giun chui ống mật…

– Hạ sườn trái (C): viêm đại tràng, viêm thận, sỏi thận.

– Đau hạ vị (H): viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, chửa ngoài tử cung…

– Đau quanh rốn (E): viêm dạ dày ruột, đau bụng giun, ngộ độc thức ăn…

– Đau hố chậu phải (G): viêm ruột thừa, viêm manh tràng, sỏi niệu quản….

– Đau hố chậu trái (I): sỏi niệu quản, viêm túi thừa, xoắn đại tràng…

– Đau hai bên mạng sườn (D và F): sỏi niệu quản

Các loại đau không có vị trí vụ thể như đau quặn bụng có thể do co thắt từ ruột, viêm nhiễm trong ổ bụng.

Yếu tố thuận lợi​


– Ăn uống không vệ sinh, đồ ăn cũ bị ô nhiễm.

– Nghiện rượu bia, tăng mỡ máu có thể nguy cơ gây viêm tụy.

– Uống ít nước tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận.

– Tiền sử phẫu thuật bụng từ trước có thể gây tắc ruột do dính.

Xử trí của bạn trong trường hợp đau bụng​


Mọi trường hợp đau bụng cấp cần phải đến bệnh viện để kiểm tra đặc biệt là nguyên nhân nguy hiểm. Rất khó để phân biệt các cơn đau bụng thông thường với các cơn đau bụng nguy hiểm nếu các bạn không khám bác sĩ. Nên nhịn ăn và tránh tự ý sử dụng các thuốc giảm đau nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn thấy rất mệt, suy sụp kèm theo đau bụng hoặc các cơn đau bụng liên tục kéo dài không dứt nên tới bệnh viện ngay. Việc chậm trễ sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Các thông tin bác sĩ cần có từ bạn như đau ở vị trí nào, thời gian được bao lâu, cơn đau liên tục hay ngắt quãng, có sốt không, có bí đại tiểu tiện không và các tiền sử bệnh lý khác mà bạn có.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể phải cho bạn làm nhiều các xét nghiệm máu và thăm dò chức năng như siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân đau bụng.

Cẩm nang TT BV Bạch Mai


Sản phẩm nổi bật

viem-amidan-giai-phap

Xem tiếp...
 
Top Bottom