SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Cảnh giác khi bị tê cóng ở đầu chi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh Raynaud được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862 bởi bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud, là một bệnh mạn tính, biểu hiện bằng từng đợt trắng và tê cóng ở đầu chi (ngón tay, ngón chân, một số trường hợp có thể gặp ở mũi, dái tai) do co thắt những mạch máu nhỏ gây nên sự rối loạn tuần hoàn máu. Bệnh gặp nhiều ở nữ, tuổi hay gặp từ 15 - 40.

Nguyên nhân và thể bệnh​

Thể nguyên phát (bệnh Raynaud)​

  • Không xác định được nguyên nhân.
  • Thể này rất hay gặp, chiếm khoảng 90% các trường hợp và chủ yếu ở phụ nữ trẻ.
  • Bệnh tiến triển dần dần và nặng hơn khi trời lạnh, tổn thương chủ yếu ở các ngón tay, ngón chân đối xứng hai bên nhưng ít khi gây loét hoặc hoại tử.
  • Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm sau vài năm và trong thời gian có thai.

Thể thứ phát​

  • Ít gặp hơn (hội chứng Raynaud).
  • Bệnh thường xuất hiện ở một bên, không đối xứng, tổn thương có thể ở 1 hoặc 2 ngón.
  • Bệnh được phát triển trên nền một bệnh khác (xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ)
  • Hoặc do dùng thuốc mà những thuốc đó có tác dụng gây co mạch như thuốc ức chế giao cảm (propranolon) dùng trong những trường hợp tăng huyết áp, thuốc erotamin (dùng điều trị bệnh đau nửa đầu), thuốc tránh thai, hóa chất điều trị, thuốc ngủ
  • Hay do những hoạt động nghề nghiệp (làm bằng máy móc gây rung).

Các triệu chứng thường thấy​

  • Sự thay đổi màu da ở nơi tổn thương: biểu hiện da chuyển từ màu hồng sang trắng (do co mạch gây thiếu máu), đôi khi xanh tái do giãn mao mạch và tĩnh mạch, tiếp theo chuyển sang màu đỏ (hiện tượng tái tưới máu).
  • Hiện tượng kiến bò, mạch đập và tê cóng (có thể mất cảm giác hoặc không).
  • Đau nơi tổn thương (hiếm).
  • Các triệu chứng trên có thể tồn tại trong vài phút hoặc vài giờ.

Biến chứng của bệnh​


Thể Raynaud tiên phát ít có những biến chứng trầm trọng, ngược lại ở thể thứ phát có thể gây hoại thư tổ chức bị bệnh dẫn đến phải cắt bỏ (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị xơ cứng bì).

Yếu tố khởi phát cơn:

  • Do lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng co mạch.
  • Cảm xúc mãnh liệt;
  • Stress;
  • Hút thuốc lá;
  • Do công việc phải làm bằng những máy móc gây rung (máy đập bê tông, cưa dây chuyền...);
  • Tiền sử điện giật hoặc cước tay.

Dự phòng​

  • Cần mặc ấm, đi găng, tất, choàng khăn khi thời tiết lạnh;
  • Cần đi găng khi tiếp xúc với nước đá;
  • Hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ khi sử dụng điều hòa nhiệt độ;
  • Ngừng hút thuốc lá (nicotin làm giảm tuần hoàn máu đến đầu chi);
  • Hạn chế stress tâm lý;
  • Tránh uống cafe vì gây co mạch;

Các phương pháp điều trị​

  • Thuốc chẹn kênh canxi: nifedipin, nimodipin... ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có tác dụng làm giãn cơ và giãn những mạch máu nhỏ, do đó thuốc có tác dụng tốt với bệnh Raynaud. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp sau đó tăng dần vì nguy cơ gây hạ đột ngột huyết áp dẫn đến giảm tưới máu động mạch vành và làm tăng nhịp tim. Chống chỉ định trong trường hợp di ứng với thành phần của thuốc, có thai và cho con bú.
  • Thuốc chẹn alpha giao cảm (alpha bloquants: prazosine, doxasosine). Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng đồng thời có tác dụng chống co thắt mạch trong bệnh Raynaud.
  • Thuốc giãn mạch (ginko biloba). Thuốc có tác dụng điều hòa tuần hoàn máu trong các mạch máu nhỏ do tác dụng giãn mạch. Liều 120 - 160mg/ngày, chia làm 2 - 3 lần.
  • Nitroglycerin gel bôi tại chỗ.
  • Châm cứu có tác dụng tốt đối với thể tiên phát.
  • Điều trị bệnh nguyên như xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom