THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
392K

Cảnh cùng quẫn của gia đình xứ Huế

Cô bé Hằng nhớ rất rõ 7 năm trước, khi học lớp 3 nhà mình bắt đầu nghèo đi, thức ăn trong bữa cơm thưa dần và gần như cả năm không có quần áo mới.

Đó là thời điểm cha em, anh Đinh Như Văn Đợi bỗng thường xuyên đau ốm, vàng da, khó thở, rồi được chẩn đoán xơ gan. Bệnh khiến cha mất sức lao động, chỉ còn mẹ đi làm.

Hằng không thể quên cảm giác những ngày bất giác tỉnh dậy lúc gần sáng không thấy mẹ nằm bên cạnh, đứa em trai khóc toáng. Hóa ra mẹ đã dậy đi làm từ 3h.

"Mẹ đi sớm về khuya, có những ngày chúng em đi ngủ còn chưa thấy mẹ về", Như Hằng, 16 tuổi, học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Hòa, huyện Phú Vang kể chuyện 7 năm trước.

Cô bé Như Hằng 16 tuổi và mẹ, chị Nguyễn Thị Bé, 45 tuổi tại Bệnh viện TW Huế tháng 3/2024. Ảnh: Thanh Mai


Cô bé Như Hằng 16 tuổi và mẹ, chị Nguyễn Thị Bé, 45 tuổi tại Bệnh viện TW Huế tháng 3/2024. Ảnh: Thanh Mai


Xã Phú Hòa là vùng trồng nấm với gần 80% hộ có cơ sở sản xuất. Gia đình Hằng nằm trong thiểu số còn lại nên mẹ em, chị Nguyễn Thị Bé đi làm thuê cho bà con.

Từ mờ sáng trong những nhà xưởng, chị Bé cầm cây cào bắt đầu gỡ rơm từ những ụ to đưa vào khuôn, rồi dùng đôi chân vén gọn và giẫm lên cho rơm nén xuống. Chị Bé cho biết dùng tay chậm hơn và mỏi lưng hơn nhưng dùng chân nhiều cũng khiến hai đùi, đầu gối chị nhiều hôm đau không nhấc nổi.

"Vào những ngày nắng nóng đi đạp rơm rất cực. Người đổ mồ hôi như tắm, hơi rơm ủ nóng bốc lên nhiều khi xây xẩm mặt mày", người phụ nữ 45 tuổi kể. Nhiều bữa đi về, chị ngồi phịch luôn xuống đầu hè, nằm nghỉ mươi phút lại dậy lo cơm nước cho chồng con. Sau đó, chị ra ruộng hoặc đi buôn đồng nát kiếm thêm.

Hậu quả lao động nặng là chị bị đau thần kinh tọa. Hai năm nay bệnh khiến chị phải hạn chế làm việc nặng nên giờ chỉ đi đạp rơm một ca từ 3-7h sáng, sau đó chạy xe quanh xã mua phế liệu. Chị cũng phải bỏ luôn làm lúa bởi đau không thể cấy hái, lội bùn được trong khi ruộng đi thuê, nếu còn thuê người làm nữa thì xác định lỗ.

"Giờ thu nhập chính của gia đình dựa vào nghề đồng nát nhưng cũng may rủi tùy ngày", chị nói.

Một mình chạy vạy nuôi chồng, nuôi con nên gia đình chỉ đủ sống qua ngày. Hồi tháng 11/2023, bệnh đau thần kinh tọa khiến chị Bé nhức nhối không chịu nổi. Cùng lúc Như Hằng đau bụng không rõ nguyên nhân nên hai mẹ con đưa nhau đi viện. Người mẹ được cho thuốc về rồi, riêng tình trạng con gái nghiêm trọng phải nhập viện. Sau 15 ngày làm nhiều xét nghiệm, cô bé được kết luận u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao.

Đây là một căn bệnh ác tính với tỉ lệ sống sau 5 năm của trẻ chỉ còn khoảng 40% - 50%. Các thống kê trên thế giới cho thấy khoảng 2/3 số trẻ mắc u nguyên bào thần kinh được chẩn đoán sau khi đã có di căn hạch hoặc di căn tới các phần khác của cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh của cô bé Hằng đòi hỏi sự kết hợp điều trị của đa chuyên ngành, với hướng điều trị là hóa chất, phẫu thuật, ghép tế bào gốc tự thân và xạ trị.

"Hiện tại cháu đang vào hóa chất được bốn vòng, tuy nhiên khối u đáp ứng chậm, nên sẽ tiếp tục điều trị hóa chất và dùng thuốc đích cho cháu. Nếu khối u đáp ứng, sẽ tiến hành phẫu thuật, cân nhắc việc sử dụng hóa chất liều cao và xạ trị", bác sĩ Hoa nói.

Tin con bị bệnh hiểm nghèo như trời sập xuống ngôi nhà nhỏ. Quãng đời cực nhọc và nhiều đau thương khiến chị Bé suốt thời gian qua như người mất hồn. Nhưng chị cũng phải tự trấn an mình gượng dậy.

Trước ngày vào viện, chị dặn dò con trai, hiện học lớp 9 ở nhà chịu khó học hành, tự lo cơm nước. Nhìn sang người chồng xanh xao, chị nói: "Từ nay em đi viện với con trường kỳ, em không lo cho anh được nữa. Anh phải tự kiếm tiền nuôi mình thôi".

Từ bận đó, anh Đợi cũng xin đi đạp rơm, kiếm vài chục mỗi ngày lo thuốc thang và nuôi hai bố con ở nhà. Chị Bé góp nhặt được toàn bộ 4 triệu đồng mang theo. Con gái được hưởng bảo hiểm 80% nhưng chi phí vẫn rất tốn kém. Suốt 5 tháng qua, hai mẹ con duy trì được điều trị và chi phí ở viện phần lớn nhờ y bác sĩ và mạnh thường quân.

Bác sĩ Hoa cho biết thêm, do tình trạng đáp ứng của Hằng chậm nên sắp thời sẽ phải dùng đến thuốc đích, chi phí thuốc này có thể tới 15 triệu đồng mỗi tháng.

Bà Nguyễn Thị Huế, 54 tuổi, một người hàng xóm của gia đình cho biết tin cô bé đang tuổi đẹp nhất bị ung thư khiến mọi người trong xóm ai cũng thương cảm. Hoàn cảnh gia đình chị Bé đã nghèo, nay lại bệnh tật bủa vây.

"Tôi cũng đang sớm hôm đi bán vé số, nhưng số không khổ như cô Bé. Nhiều lúc tôi nghĩ không biết cô ấy còn trụ được đến bao lâu", bà chia sẻ. Mỗi lần hai mẹ con đi viện về, bà Huế và bà con xóm giềng đều ghé thăm cho bé dăm chục một trăm để có chi phí chữa bệnh.

Chị Phạm Thị Bé nói rằng con gái mình luôn là cô bé xinh đẹp và rất hiểu chuyện. Biết mẹ vất vả nên các năm qua con luôn đỡ đần việc nhà cho mẹ. Nghỉ hè và khi việc học không bận, cô bé cũng theo mẹ đi đạp rơm.

Nay ốm một chỗ, ban đầu con cũng khóc nhiều và bi quan. Chị Bé ở bên con như hình với bóng, rồi con cũng vui tươi trở lại. Đêm qua con đau không ngủ được, chị Huế cũng ngồi cạnh thâu đêm xoa bóp, trò chuyện. Trước lúc thiếp đi, con gái nói: "Sắp tới khỏi bệnh cho con về nhà nghen", mà không biết rằng mẹ em nhòe đôi mắt.

"Đôi lúc tôi hối hận vì trước đây mải mê làm việc quá ít dành thời gian được cho con, chỉ sợ không còn cơ hội nữa...", người mẹ tâm sự.

Phan Dương

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả xem thông tin chương trình tại đây

Xem tiếp...
 
Top Bottom