Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Dữ liệu do Liên minh chống lừa đảo toàn cầu công bố năm 2023 cho thấy người Việt Nam đã mất gần 16 tỷ USD vì lừa đảo trực tuyến, trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện. Các dịch vụ du lịch, một trong những tài nguyên kỹ thuật số phổ biến nhất được người dân tiếp cận, đang ghi nhận sự gia tăng của các hình thức lừa đảo trực tuyến.
Đặt vé máy bay, khách sạn hay tour (chuyến du lịch) đã trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng có thể thực hiện thao tác đặt vé thông qua website hoặc ứng dụng trên điện thoại. Vào những khoảng thời gian cao điểm như lễ, Tết hoặc mùa du lịch, khi nhu cầu đặt vé máy bay và khách sạn cao, cũng là lúc kẻ gian lợi dụng và thực hiện những hành vi lừa đảo với nạn nhân thiếu cảnh giác.
Những thủ đoạn thao túng tâm lý của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi dù chiêu thức không mới khiến nhiều nạn nhân bị sập bẫy. Đánh vào tâm lý ham rẻ, cả tin của nhiều khách hàng, kẻ gian đăng tải những bài viết quảng cáo trên mạng xã hội hay gửi thư về chương trình giá vé ưu đãi, giá vé rẻ, chương trình cộng tác viên với mức chiết khấu hấp dẫn.
Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến.
Các đối tượng triệt để lợi dụng tính năng nặc danh để thông báo về phần thưởng được sử dụng dịch vụ không phải mất phí, hoặc mạo danh nhân viên của các đơn vị cung cấp vé máy bay, khách sạn để giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí có trường hợp giả mạo tên thương hiệu và địa chỉ, khiến những khách hàng bỏ qua những chi tiết khác biệt rất nhỏ.
Sau khi tư vấn về dịch vụ, những đối tượng này yêu cầu khách hàng cần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân để giữ chỗ. Với một số vé có giá trị thấp, các đối tượng này ban đầu sẽ xác nhận vé cho khách hàng để tạo niềm tin. Dần dần khi khoản tiền cọc của khách hàng cao hơn, các đối tượng sẽ cắt liên lạc.
Một trò lừa đảo phổ biến khác là dịch vụ xin visa (thị thực) với cam kết tỷ lệ thành công cao và hứa hoàn tiền đầy đủ nếu xin visa không thành công. Việc tạo các website mạo danh các công ty, đại lý du lịch uy tín cũng là một thủ đoạn nhằm tạo ra các biên lai, hóa đơn giả, thuyết phục nạn nhân chuyển tiền. Sau khi nạn nhân thanh toán, thủ phạm có thể giữ lại thông tin, từ chối trả lại tiền hoặc biến mất hoàn toàn.
Kẻ gian giả mạo là nhân viên của các đại lý du lịch để lừa đảo bằng nhiều hình thức tinh vi (Ảnh chụp màn hình).
Theo các chuyên gia, khách hàng cần phải thận trọng khi được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, bao gồm cả mật khẩu hoặc chào mời mua các tour, vé máy bay, phòng khách sạn với giá rẻ bất thường. Trong những trường hợp này, hãy kiểm tra với các tài khoản chính thức hoặc liên hệ trực tiếp để đảm bảo tính hợp pháp, đồng thời không cung cấp thông tin cá nhân.
Do tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, khuyến cáo khách hàng thận trọng khi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra với tài khoản chính thức của Traveloka hoặc liên hệ trực tiếp Traveloka để đảm bảo tính hợp pháp.
Đồng thời, khách hàng chỉ đặt vé máy bay, khách sạn hoặc vé vui chơi, tour và thực hiện giao dịch thanh toán tại website và ứng dụng chính thức của các đơn vị du lịch.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là các công ty hoặc đại lý du lịch hợp pháp không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu hoặc OTP, hoặc yêu cầu nhấp vào các đường dẫn để cung cấp thông tin cá nhân hoặc chi tiết tài khoản. Vì vậy, khách hàng không cung cấp thông tin qua điện thoại, email hay tin nhắn điện thoại đối với các tài khoản lạ, các kênh/tài khoản không chính thức của hãng, kể cả người xưng là nhân viên của hãng.
Du khách nên chủ động tự bảo vệ mình trước các hoạt động lừa đảo trực tuyến, thận trọng và cảnh giác, nhất là với các quảng cáo hấp dẫn hứa hẹn mức giá thấp bất ngờ hoặc chiết khấu cao. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo mà còn cải thiện trình độ hiểu biết về kỹ thuật số trong thế giới kết nối rộng lớn ngày nay.Ng
Xem tiếp...
Đặt vé máy bay, khách sạn hay tour (chuyến du lịch) đã trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng có thể thực hiện thao tác đặt vé thông qua website hoặc ứng dụng trên điện thoại. Vào những khoảng thời gian cao điểm như lễ, Tết hoặc mùa du lịch, khi nhu cầu đặt vé máy bay và khách sạn cao, cũng là lúc kẻ gian lợi dụng và thực hiện những hành vi lừa đảo với nạn nhân thiếu cảnh giác.
Những thủ đoạn thao túng tâm lý của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi dù chiêu thức không mới khiến nhiều nạn nhân bị sập bẫy. Đánh vào tâm lý ham rẻ, cả tin của nhiều khách hàng, kẻ gian đăng tải những bài viết quảng cáo trên mạng xã hội hay gửi thư về chương trình giá vé ưu đãi, giá vé rẻ, chương trình cộng tác viên với mức chiết khấu hấp dẫn.
Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến.
Các đối tượng triệt để lợi dụng tính năng nặc danh để thông báo về phần thưởng được sử dụng dịch vụ không phải mất phí, hoặc mạo danh nhân viên của các đơn vị cung cấp vé máy bay, khách sạn để giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí có trường hợp giả mạo tên thương hiệu và địa chỉ, khiến những khách hàng bỏ qua những chi tiết khác biệt rất nhỏ.
Sau khi tư vấn về dịch vụ, những đối tượng này yêu cầu khách hàng cần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân để giữ chỗ. Với một số vé có giá trị thấp, các đối tượng này ban đầu sẽ xác nhận vé cho khách hàng để tạo niềm tin. Dần dần khi khoản tiền cọc của khách hàng cao hơn, các đối tượng sẽ cắt liên lạc.
Một trò lừa đảo phổ biến khác là dịch vụ xin visa (thị thực) với cam kết tỷ lệ thành công cao và hứa hoàn tiền đầy đủ nếu xin visa không thành công. Việc tạo các website mạo danh các công ty, đại lý du lịch uy tín cũng là một thủ đoạn nhằm tạo ra các biên lai, hóa đơn giả, thuyết phục nạn nhân chuyển tiền. Sau khi nạn nhân thanh toán, thủ phạm có thể giữ lại thông tin, từ chối trả lại tiền hoặc biến mất hoàn toàn.
Kẻ gian giả mạo là nhân viên của các đại lý du lịch để lừa đảo bằng nhiều hình thức tinh vi (Ảnh chụp màn hình).
Theo các chuyên gia, khách hàng cần phải thận trọng khi được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, bao gồm cả mật khẩu hoặc chào mời mua các tour, vé máy bay, phòng khách sạn với giá rẻ bất thường. Trong những trường hợp này, hãy kiểm tra với các tài khoản chính thức hoặc liên hệ trực tiếp để đảm bảo tính hợp pháp, đồng thời không cung cấp thông tin cá nhân.
Do tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, khuyến cáo khách hàng thận trọng khi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra với tài khoản chính thức của Traveloka hoặc liên hệ trực tiếp Traveloka để đảm bảo tính hợp pháp.
Đồng thời, khách hàng chỉ đặt vé máy bay, khách sạn hoặc vé vui chơi, tour và thực hiện giao dịch thanh toán tại website và ứng dụng chính thức của các đơn vị du lịch.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là các công ty hoặc đại lý du lịch hợp pháp không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu hoặc OTP, hoặc yêu cầu nhấp vào các đường dẫn để cung cấp thông tin cá nhân hoặc chi tiết tài khoản. Vì vậy, khách hàng không cung cấp thông tin qua điện thoại, email hay tin nhắn điện thoại đối với các tài khoản lạ, các kênh/tài khoản không chính thức của hãng, kể cả người xưng là nhân viên của hãng.
Du khách nên chủ động tự bảo vệ mình trước các hoạt động lừa đảo trực tuyến, thận trọng và cảnh giác, nhất là với các quảng cáo hấp dẫn hứa hẹn mức giá thấp bất ngờ hoặc chiết khấu cao. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo mà còn cải thiện trình độ hiểu biết về kỹ thuật số trong thế giới kết nối rộng lớn ngày nay.Ng
Xem tiếp...