Ca bệnh
Bệnh nhân Nguyễn Văn X., 24 tuổi, vào viện vì đau bụng, sốt. Sau khi tiến hành các thăm dò như siêu âm, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân được kết luận mắc sỏi ống mật chủ.
Bệnh nhân được chỉ định tán sỏi mật qua da nhằm bảo tồn tối đa đường mật, cơ thắt Oddi cũng như giúp bệnh nhân phục hồi nhanh để có thể nhập học cuối kỳ. Sau khi thực hiện tán sỏi, bệnh nhân được theo dõi 3 ngày và xuất viện trong tình trạng khoẻ mạnh hoàn toàn.
Tán sỏi mật qua da
- Sỏi đường mật trong và ngoài gan có thể tán qua da rất triệt để bằng rọ cơ học, laser hoặc điện thuỷ lực.
- Dưới hướng dẫn của máy chụp mạch số hoá xoá nền và camera nội soi, bác sĩ điện quang can thiệp định hướng đưa dụng cụ đến vị trí sỏi để tán nhỏ và bơm rửa sỏi vụn ra ngoài hay đẩy xuống ruột (tá tràng).
- Phương pháp sử dụng bóng nong cơ thắt Oddi hoặc vị trí đường mật bị hẹp được các tác giả áp dụng với tỷ lệ thành công cao.
Chỉ định
Tán sỏi ngược dòng qua nội soi:
- Chỉ định với các trường hợp có sỏi đoạn thấp ống mật chủ, sỏi nhỏ và số lượng ít.
- Các bác sĩ nội soi sẽ thực hiện cắt cơ thắt Oddi ở đoạn cuối của ống mật chủ, sau đó đưa dụng cụ lên đường mật để lấy sỏi.
- Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng được với các trường hợp đã phẫu thuật nối mật ruột.
Tán sỏi mật qua da:
- Chỉ định cho các trường hợp có sỏi ống mật chủ, sỏi trong gan, sỏi tái phát, sỏi mật ở các bệnh nhân đã phẫu thuật nối mật ruột, có hẹp đường mật kèm theo, bệnh nhân già yếu hay có bệnh lý toàn thân nặng, đang trong tình trạng sốc (đặt dẫn lưu thì 1)...
- Trường hợp có quá nhiều sỏi hoặc sỏi kích thước lớn, phức tạp, bác sĩ sẽ sử dụng laser hoặc điện thuỷ lực để việc tán sỏi thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Phẫu thuật lấy sỏi:
- Chỉ định khi bệnh nhân có nhiều sỏi, sỏi đúc khuôn khu trú một phần của gan, sỏi túi mật, viêm phúc mạc mật do sỏi...
- Phương pháp này yêu cầu phải gây mê, do đó ít áp dụng cho các bệnh nhân thể trạng kém, già yếu, đang trong tình trạng sốc...
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Xem tiếp...