Thu Thủy
Nổi Tiếng
Tập đoàn Hoàng Quân đã tham gia vào chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hơn 10 năm nay và đến nay đã hoàn thành 10 dự án với số lượng là 10.000 căn hộ, trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn thành 4 dự án và 4000 căn. Trong chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội, Tập đoàn Hoàng Quân cũng đã đăng ký sẽ xây dựng 50.000 căn.
Chia sẻ tại Hội nghị Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng chủ trì sáng 16/3, ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân cho biết hiện nay doanh nghiệp đang triển khai 12 dự án, trong năm 2024 dự kiến sẽ hoàn thành 3000 căn tại Tây Ninh, Bình Thuận và Trà Vinh.
Trong quá trình thực hiện, đại diện Địa ốc Hoàng Quân cũng nêu lên một số kiến nghị.
Thứ nhất, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật đất đai đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc, nhưng ông Tuấn kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội, riêng chương về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở nên áp dụng từ 1/7/2024, “như vậy sẽ tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc và thúc đẩy mạnh hơn cho chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội”, ông Tuấn nói.
Thứ hai, về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, ông Tuấn đánh giá đây là một chương trình rất tốt, rất nhân văn. Song vị lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn là tại sao gói 120.000 tỷ không áp dụng cho những khách hàng đã mua nhà tại dự án đã hoàn thành.
“Trước đây, chúng ta có gói 30.000 tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng. Chúng tôi kiến nghị gói 120.000 tỷ đồng này dành cho cả khách hàng đã mua những dự án đã hoàn thành nhưng chưa được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Với chương trình 120.000 tỷ đồng, chưa có sự đồng bộ thời gian vay giữa chủ đầu tư và khách hàng. Khách hàng thì được vay 5 năm nhưng chủ đầu tư chỉ có vay 3 năm và nhiều ngân hàng đề nghị chủ đầu tư phải bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn mua nhà ở xã hội. Như vậy, nếu khách hàng là 5 năm thì chủ đầu tư phải được vay 5 năm, rất mong NHNN nghiên cứu thêm vấn đề này”, ông Tuấn đề xuất.
Thứ ba, đại diện doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có thể nghiên cứu dành ra một khoản từ 1 – 2% bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại. Theo ông Trương Anh Tuấn, nếu 1% thì mỗi năm là 1.200 tỷ đồng, nếu bù 2% là mỗi năm 2.400 tỷ đồng, khi có việc bù lãi suất 1-2% của Chính phủ, chương trình này chắc chắn sẽ thành công và mạnh hơn gói 120.000 tỷ đồng như hiện nay.
Cũng chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viglacera bày tỏ rất hưởng ứng chương trình nhà ở xã hội, Viglacera đã triển khai ngay việc đầu tư và đưa vào bàn giao khoảng 5.000 căn hộ nhà ở xã hội, chủ yếu tại Hà Nội.
Trong chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, hiện Tổng Công ty cũng đang triển khai ở 4 địa phương bao gồm Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam và Phú Thọ với quy mô hơn 10.000 căn nhà ở xã hội, cho tới hiện nay đã có sẵn khoảng 3.000 căn có thể đưa vào sử dụng với giá bán từ 8-10 triệu đồng/m2 và giá căn hộ từ 250 triệu đồng đến khoảng 600 triệu đồng.
Để đạt được những kết quả trên, đại diện Viglacera cho biết công ty phải kết hợp tối ưu hóa các giải pháp thiết kế cộng với vật liệu xây dựng tự sản xuất được để đưa ra giá nhà ở tốt nhất cho người dân.
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Anh cũng chia sẻ trên thực tế triển khai đến nay, doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn trong việc kinh doanh những căn hộ này do các quy định còn hạn chế về đối tượng cũng như điều kiện thuê mua.
“Vì vậy, xin được kiến nghị với Thủ tướng là sớm cho áp dụng Luật Nhà ở sửa đổi và ban hành Nghị định về nhà ở xã hội theo hướng tháo gỡ, mở rộng đối tượng được mua, được thuê với điều kiện đơn giản, dễ thực hiện để người nghèo sớm tiếp cận được với các sản phẩm nhà ở xã hội này”, ông Ngọc Anh nêu ý kiến.
Ở phía doanh nghiệp, đại diện Viglacera cam kết tiếp tục thực hiện tích cực trong chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội và mong muốn được tham gia làm nhiều hơn nữa nhà ở xã hội tại Hà Nội trong thời gian tới mà đây là nhu cầu và mong chờ rất lớn từ người dân.
Xem tiếp...
Chia sẻ tại Hội nghị Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng chủ trì sáng 16/3, ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân cho biết hiện nay doanh nghiệp đang triển khai 12 dự án, trong năm 2024 dự kiến sẽ hoàn thành 3000 căn tại Tây Ninh, Bình Thuận và Trà Vinh.
Trong quá trình thực hiện, đại diện Địa ốc Hoàng Quân cũng nêu lên một số kiến nghị.
Thứ nhất, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật đất đai đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc, nhưng ông Tuấn kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội, riêng chương về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở nên áp dụng từ 1/7/2024, “như vậy sẽ tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc và thúc đẩy mạnh hơn cho chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội”, ông Tuấn nói.
Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Quân phát biểu tại Hội nghị.
Thứ hai, về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, ông Tuấn đánh giá đây là một chương trình rất tốt, rất nhân văn. Song vị lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn là tại sao gói 120.000 tỷ không áp dụng cho những khách hàng đã mua nhà tại dự án đã hoàn thành.
“Trước đây, chúng ta có gói 30.000 tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng. Chúng tôi kiến nghị gói 120.000 tỷ đồng này dành cho cả khách hàng đã mua những dự án đã hoàn thành nhưng chưa được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Với chương trình 120.000 tỷ đồng, chưa có sự đồng bộ thời gian vay giữa chủ đầu tư và khách hàng. Khách hàng thì được vay 5 năm nhưng chủ đầu tư chỉ có vay 3 năm và nhiều ngân hàng đề nghị chủ đầu tư phải bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn mua nhà ở xã hội. Như vậy, nếu khách hàng là 5 năm thì chủ đầu tư phải được vay 5 năm, rất mong NHNN nghiên cứu thêm vấn đề này”, ông Tuấn đề xuất.
Thứ ba, đại diện doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có thể nghiên cứu dành ra một khoản từ 1 – 2% bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại. Theo ông Trương Anh Tuấn, nếu 1% thì mỗi năm là 1.200 tỷ đồng, nếu bù 2% là mỗi năm 2.400 tỷ đồng, khi có việc bù lãi suất 1-2% của Chính phủ, chương trình này chắc chắn sẽ thành công và mạnh hơn gói 120.000 tỷ đồng như hiện nay.
Cũng chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viglacera bày tỏ rất hưởng ứng chương trình nhà ở xã hội, Viglacera đã triển khai ngay việc đầu tư và đưa vào bàn giao khoảng 5.000 căn hộ nhà ở xã hội, chủ yếu tại Hà Nội.
Trong chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, hiện Tổng Công ty cũng đang triển khai ở 4 địa phương bao gồm Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam và Phú Thọ với quy mô hơn 10.000 căn nhà ở xã hội, cho tới hiện nay đã có sẵn khoảng 3.000 căn có thể đưa vào sử dụng với giá bán từ 8-10 triệu đồng/m2 và giá căn hộ từ 250 triệu đồng đến khoảng 600 triệu đồng.
Để đạt được những kết quả trên, đại diện Viglacera cho biết công ty phải kết hợp tối ưu hóa các giải pháp thiết kế cộng với vật liệu xây dựng tự sản xuất được để đưa ra giá nhà ở tốt nhất cho người dân.
Ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viglacera phát biểu tại Hội nghị.
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Anh cũng chia sẻ trên thực tế triển khai đến nay, doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn trong việc kinh doanh những căn hộ này do các quy định còn hạn chế về đối tượng cũng như điều kiện thuê mua.
“Vì vậy, xin được kiến nghị với Thủ tướng là sớm cho áp dụng Luật Nhà ở sửa đổi và ban hành Nghị định về nhà ở xã hội theo hướng tháo gỡ, mở rộng đối tượng được mua, được thuê với điều kiện đơn giản, dễ thực hiện để người nghèo sớm tiếp cận được với các sản phẩm nhà ở xã hội này”, ông Ngọc Anh nêu ý kiến.
Ở phía doanh nghiệp, đại diện Viglacera cam kết tiếp tục thực hiện tích cực trong chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội và mong muốn được tham gia làm nhiều hơn nữa nhà ở xã hội tại Hà Nội trong thời gian tới mà đây là nhu cầu và mong chờ rất lớn từ người dân.
Xem tiếp...