Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Thứ hai, 29/01/2024, 11:04 (GMT+7)
Theo Chinatimes, hoàng đế là người có quyền lực tối cao và khó có thể tự nguyện giao lại quyền lực ngay cả khi đã lên chức Thái Thượng Hoàng. Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đã trị vì 60 năm, ở tuổi 85, ông đã chọn cách thoái vị và để con trai mình là hoàng đế Gia Khánh kế vị. Thậm chí, trước khi thoái vị, Càn Long còn xây dựng một cung điện riêng làm nơi "dưỡng lão" ở trong Tử Cấm Thành có tên là Quyện Cần Trai. Điều bất ngờ là sau khi thoái vị, Càn Long không hề chuyển tới đây sống như dự định ban đầu.
Theo chương trình "Cố cung 100", Hoàng đế Càn Long đã xây dựng Quyện Cần Trai ở phía Bắc của hoa viên của cung Ninh Thọ nằm trong Tử Cấm Thành vào năm thứ 37 (tức năm 1772). Ông dự định dinh thự này sẽ là nơi dưỡng lão của mình sau khi thoái vị. Quyện Cần Trai được xây dựng mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên của cung Kiến Phúc.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Quyện Cần Trai có tới 9 phòng nối liền nhau. Được biết, nội thất của Quyện Cần Trai sử dụng một lượng lớn gỗ nanmu vàng - một loại gỗ quý độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Ngoài ra, Càn Long còn ra lệnh sử dụng một lượng lớn tre vì cây tre thời xưa rất được coi trọng và bản thân Càn Long đế rất thích loại cây này. Thậm chí, ông còn yêu cầu nghệ nhân chạm khắc gỗ nanmu vàng thành hình cây tre để trang trí trong dinh dự Quyện Cần Trai.
Càn Long cũng thích nghe kinh kịch. Chính vì thế, ông đã ra lệnh cho xây một sân khấu nhỏ ở Quyện Cần Trai với các vách ngăn thêu hai mặt khảm ngọc, tường và trần nhà được vẽ "thông cảnh họa", nghệ thuật hội họa pha trộn giữa kỹ thuật hội họa Trung Quốc và phương Tây, với hoa văn như hạc trắng, cung điện và dây leo hoa lá cạnh tạo cho người ta có cảm giác như đang hòa mình vào thiên nhiên. Do đó, Quyện Cần Trai được công nhận là căn phòng tinh xảo và sang trọng nhất trong Tử Cấm Thành.
Mặc dù nội thất của Quyện Cần Trai rất sang trọng, lộng lẫy nhưng sau khi Hoàng đế Càn Long thoái vị và trở thành Thái Thượng hoàng trong khoảng 3 năm, ông không bao giờ chuyển đến Quyện Cần Trai sống như dự định trước đó. Phải đến những năm cuối đời, Càn Long mới chuyển về đây sống. Lý do được cho là Càn Long vẫn sống ở Dưỡng Tâm điện để kiểm soát quyền lực dù khi đó Gia Khánh đế đã lên ngôi. Nếu chuyển đến Quyện Cần Trai, điều này đồng nghĩa với việc Càn Long sẽ từ bỏ quyền lực của mình. Đây cũng là điều khiến Gia Khánh đế đau đáu trong những năm đầu khi lên ngôi, bản thân Gia Khánh không có chút quyền lực nào trong tay. Tất cả mọi việc đều phải thông qua Càn Long và được sự đồng ý của Càn Long khi xử lý triều chính.
Xem tiếp...
Hoàng đế Càn Long đã xây dựng một cung điện để dưỡng lão có tên Quyện Cần Trai. Tuy nhiên, điều bất ngờ là ông không bao giờ chuyển đến đây sống sau 3 năm thoái vị.
Theo Chinatimes, hoàng đế là người có quyền lực tối cao và khó có thể tự nguyện giao lại quyền lực ngay cả khi đã lên chức Thái Thượng Hoàng. Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đã trị vì 60 năm, ở tuổi 85, ông đã chọn cách thoái vị và để con trai mình là hoàng đế Gia Khánh kế vị. Thậm chí, trước khi thoái vị, Càn Long còn xây dựng một cung điện riêng làm nơi "dưỡng lão" ở trong Tử Cấm Thành có tên là Quyện Cần Trai. Điều bất ngờ là sau khi thoái vị, Càn Long không hề chuyển tới đây sống như dự định ban đầu.
Theo chương trình "Cố cung 100", Hoàng đế Càn Long đã xây dựng Quyện Cần Trai ở phía Bắc của hoa viên của cung Ninh Thọ nằm trong Tử Cấm Thành vào năm thứ 37 (tức năm 1772). Ông dự định dinh thự này sẽ là nơi dưỡng lão của mình sau khi thoái vị. Quyện Cần Trai được xây dựng mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên của cung Kiến Phúc.
Quyện Cần Trai có tới 9 phòng nối liền nhau. Được biết, nội thất của Quyện Cần Trai sử dụng một lượng lớn gỗ nanmu vàng - một loại gỗ quý độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Ngoài ra, Càn Long còn ra lệnh sử dụng một lượng lớn tre vì cây tre thời xưa rất được coi trọng và bản thân Càn Long đế rất thích loại cây này. Thậm chí, ông còn yêu cầu nghệ nhân chạm khắc gỗ nanmu vàng thành hình cây tre để trang trí trong dinh dự Quyện Cần Trai.
Càn Long cũng thích nghe kinh kịch. Chính vì thế, ông đã ra lệnh cho xây một sân khấu nhỏ ở Quyện Cần Trai với các vách ngăn thêu hai mặt khảm ngọc, tường và trần nhà được vẽ "thông cảnh họa", nghệ thuật hội họa pha trộn giữa kỹ thuật hội họa Trung Quốc và phương Tây, với hoa văn như hạc trắng, cung điện và dây leo hoa lá cạnh tạo cho người ta có cảm giác như đang hòa mình vào thiên nhiên. Do đó, Quyện Cần Trai được công nhận là căn phòng tinh xảo và sang trọng nhất trong Tử Cấm Thành.
Mặc dù nội thất của Quyện Cần Trai rất sang trọng, lộng lẫy nhưng sau khi Hoàng đế Càn Long thoái vị và trở thành Thái Thượng hoàng trong khoảng 3 năm, ông không bao giờ chuyển đến Quyện Cần Trai sống như dự định trước đó. Phải đến những năm cuối đời, Càn Long mới chuyển về đây sống. Lý do được cho là Càn Long vẫn sống ở Dưỡng Tâm điện để kiểm soát quyền lực dù khi đó Gia Khánh đế đã lên ngôi. Nếu chuyển đến Quyện Cần Trai, điều này đồng nghĩa với việc Càn Long sẽ từ bỏ quyền lực của mình. Đây cũng là điều khiến Gia Khánh đế đau đáu trong những năm đầu khi lên ngôi, bản thân Gia Khánh không có chút quyền lực nào trong tay. Tất cả mọi việc đều phải thông qua Càn Long và được sự đồng ý của Càn Long khi xử lý triều chính.
Xem tiếp...