Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Chị Yến đang đi làm thì phát hiện bị ung thư. Chị xin nghỉ phép để trị bệnh được 2 tháng thì công ty thông báo tháng sau sẽ cắt giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) của chị trong thời gian nghỉ trị bệnh, muốn tiếp tục dùng bảo hiểm y tế (BHYT) thì phải tự mua gói riêng. Chị lo lắng là nếu bị cắt BHYT thì chi phí trị bệnh sẽ rất cao.
"Theo như tìm hiểu của em thì em được nghỉ tối đa 180 ngày và được hưởng chế độ như không phải đóng BHXH, BHYT trong thời gian nghỉ ốm; được nhận 75% lương đóng BHXH trong thời gian em xin nghỉ ốm, phải không?", chị Yến thắc mắc.
Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo được nghỉ trị bệnh dài ngày hưởng chế độ BHXH (Ảnh minh họa: Vân Sơn).
Trả lời chị Yến, BHXH Việt Nam cho biết: "Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 9/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội".
Theo đó, người lao động được nghỉ tối đa không quá 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Hết thời hạn 180 ngày trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.
Về quyền lợi hưởng BHYT và đóng BHXH, BHXH Việt Nam cho biết: "Điểm d Khoản 4 Điều 18 Luật BHXH quy định, quyền của người lao động là được hưởng BHYT trong trường hợp đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành".
Về tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau, BHXH Việt Nam cho biết, người lao động sẽ được hưởng 75% tiền lương tháng đóng BHXH đối với thời gian hưởng chế độ trong 180 ngày đầu.
Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính theo số năm đã đóng BHXH.
Cụ thể, người lao động sẽ được hưởng 65% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; 55% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 50% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
BHXH Việt Nam cho biết, để biết mình có được hưởng chế độ ốm đau hay không thì người lao động có thể căn cứ vào giấy tờ mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp.
Cơ quan BHXH sẽ căn cứ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp có chỉ định số ngày phải nghỉ việc để điều trị bệnh.
Cơ quan BHXH sẽ đối chiếu tổng thời gian mà người lao động đã đóng BHXH và số ngày thực nghỉ việc để điều trị bệnh theo đề nghị của đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH tháng đó.
Vì vậy, trong tháng mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì công ty không cần đóng BHXH bắt buộc (trong đó có BHYT) cho người lao động nhưng người lao động vẫn được hưởng chế độ BHYT.
Xem tiếp...
"Theo như tìm hiểu của em thì em được nghỉ tối đa 180 ngày và được hưởng chế độ như không phải đóng BHXH, BHYT trong thời gian nghỉ ốm; được nhận 75% lương đóng BHXH trong thời gian em xin nghỉ ốm, phải không?", chị Yến thắc mắc.
Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo được nghỉ trị bệnh dài ngày hưởng chế độ BHXH (Ảnh minh họa: Vân Sơn).
Trả lời chị Yến, BHXH Việt Nam cho biết: "Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 9/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội".
Theo đó, người lao động được nghỉ tối đa không quá 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Hết thời hạn 180 ngày trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.
Về quyền lợi hưởng BHYT và đóng BHXH, BHXH Việt Nam cho biết: "Điểm d Khoản 4 Điều 18 Luật BHXH quy định, quyền của người lao động là được hưởng BHYT trong trường hợp đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành".
Về tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau, BHXH Việt Nam cho biết, người lao động sẽ được hưởng 75% tiền lương tháng đóng BHXH đối với thời gian hưởng chế độ trong 180 ngày đầu.
Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính theo số năm đã đóng BHXH.
Cụ thể, người lao động sẽ được hưởng 65% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; 55% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 50% tiền lương tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
BHXH Việt Nam cho biết, để biết mình có được hưởng chế độ ốm đau hay không thì người lao động có thể căn cứ vào giấy tờ mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp.
Cơ quan BHXH sẽ căn cứ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp có chỉ định số ngày phải nghỉ việc để điều trị bệnh.
Cơ quan BHXH sẽ đối chiếu tổng thời gian mà người lao động đã đóng BHXH và số ngày thực nghỉ việc để điều trị bệnh theo đề nghị của đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH tháng đó.
Vì vậy, trong tháng mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì công ty không cần đóng BHXH bắt buộc (trong đó có BHYT) cho người lao động nhưng người lao động vẫn được hưởng chế độ BHYT.
Xem tiếp...