SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Cảm cúm có lây không? thì câu trả lời sẽ là có. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người đang bị cảm cúm thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh, do cảm cúm có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy cúm lây qua con đường nào, trong thời gian bao lâu thì nó có thể lây nhiễm? Nắm rõ các thông tin trên về bệnh cảm cúm sẽ tạo điều kiện cho bạn chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp khắc phục bệnh cho bản thân.

Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác
Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Cảm cúm có lây không?​


Cảm cúm có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Đây là một trong các căn bệnh phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải.


loading.gif



Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...


Thông thường cảm cúm do các virus cúm A, cúm B gây nên. Các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt cao, đổ mồ hôi, tay chân run, đau đầu, nôn và buồn nôn… sẽ làm cho người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị sớm, cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai….

Trong thời gian bao lâu thì cảm cúm có thể lây nhiễm?​


Sau khi bị nhiễm virus cúm, bệnh thường sẽ không bộc phát ngay mà phải trải qua thời gian ủ bệnh. Nó có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày, phổ biến là 2 ngày. Điều này có nghĩa là khi bị các virus cúm xâm nhập, sau khoảng 1 – 4 ngày bạn mới bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng do cúm gây ra. Do đó, cảm cúm có thể lây cho người khác trước khi bạn biết mình bị bệnh.

Bệnh có thể lây nhiễm trong thời gian từ 5 -10 ngày. Tuy nhiên, khả năng này thường giảm đi sau 3 – 5 ngày bệnh bộc phát, vì lúc này lượng virus lây lan đã bị giảm đi một cách đáng kể. Với đối tượng bị bệnh là trẻ em, thời gian lây lan của cúm có thể kéo dài hơn 10, thậm chí là hơn 10 ngày. Ngoài ra, nó có thể kéo dài đến vài tuần hoặc cả hàng tháng trời nếu những người mắc cảm cúm có các vấn đề nghiêm trọng về hệ miễn dịch.

Một đặc điểm của cảm cúm là các triệu chứng bệnh thường diễn ra một cách dồn dập và tiến triển nhanh chóng. Vì thông thường, chúng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi phơi nhiễm và sau đó chúng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà cần phải tìm biện pháp xử lý sớm để tránh nguy cơ bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Cảm cúm lây lan như thế nào?​

Tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bản thân
Tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bản thân

Bệnh cúm thường lây lan qua đường hô hấp. Thông qua các hoạt động giao tiếp, cười nói, ăn uống, hắt hơi, ho… người bệnh sẽ vô tình tống khứ nước bọt có chứa các virus ra ngoài không khí. Những virus này khi rơi trúng mắt, miệng, mũi của người khác sẽ khiến họ bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, do virus cúm có thể tồn tại ở ngoài môi trường đến 48 giờ đồng hồ, nên khi bạn bắt tay với người bị cảm cúm hoặc chạm vào các dịch nhầy hoặc nước bọt của người bệnh rồi vô tình đưa chúng lên mặt cũng sẽ làm cho cơ thể bị lây bệnh.

Ai có nguy cơ cao bị lây nhiễm cảm cúm?​


Các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn những người bình thường:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong khoảng cự ly gần (khoảng dưới 30 cm).
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Trẻ em và người lớn tuổi.

Làm thế nào để phòng ngừa bị lây cúm?​


Bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sau đây:

  • Tiêm vắc – xin phòng bệnh cúm.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị cảm cúm. Với những người mắc bệnh, nên sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng tay che miệng khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
  • Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng. Sau đó, hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể như vitamin C, nước, trái cây và rau củ tươi… Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc kháng virus hoặc máy tạo độ ẩm cũng là những cách có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc cảm cúm cho bản thân.
  • Để tránh lây bệnh cho những người khác, nếu đang bị nhiễm cúm, bạn cũng nên tránh xa những nơi đông người. Điều này cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho những người đang khỏe mạnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm


Xem tiếp...
 
Top Bottom