MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
626K

Cách xử lý inox gương bị trầy xước giúp bạn tăng giá trị sản phẩm gấp nhiều lần, hãy thử ngay!

vanmkt

Fan Cứng
Cách xử lý inox gương bị trầy xước đúng quy trình cụ thể là như thế nào? Những vật liệu nào cần thiết cho quy trình này? Hãy tìm ngay câu trả lời thông qua bài viết sau đây.

Xử lý inox gương bị trầy xước là gì? Lợi ích của bề mặt bóng gương đối với giá trị của sản phẩm.
Xử lý inox gương bị trầy xước là một quá trình hoàn thiện bề mặt sản phẩm để tạo ra một bề mặt sáng có thể phản chiếu hình ảnh của vật thể, đồng thời bề mặt đạt độ nhẵn mịn, hết vết xước. Đây là yêu cầu cao nhất trong những yêu cầu về xử lý bề mặt kim loại.

Những ưu điểm nổi bật của một bề mặt inox bóng gương phải kể đến đó là

Sản phẩm có độ sáng, đẹp, nâng cao giá trị cho không gian như: nội thất, thang máy….

Bề mặt inox bóng gương rất dễ lau chùi, vệ sinh. Sản phẩm không bị han gỉ, móp méo trước tác động của quá trình oxy hóa tự nhiên và các lực tác động ở bên ngoài.

Inox gương còn có tuổi thọ cao, bền lâu vượt trội, tránh được tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt. Bề mặt mịn đáp ứng rất tốt nhu cầu của nhiều dạng công trình kiến trúc khác nhau

Bề mặt inox bóng gương thường được ứng dụng trong những sản phẩm trong những công trình kiến trúc nội thất, ngoại thất, nhà hàng, thiết bị bếp, y tế, giải trí….

Cách xử lý inox gương bị trầy xước chuẩn nhất - hiệu quả rõ rệt
Xử lý inox gương bị trầy xước là một công đoạn tương đối khó, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình. Từ một phôi thô ban đầu, quy trình đánh bóng gương ít nhất phải trải qua 3 bước.

Bước 1: Mài thô (Phá thô)

Ở bước này, chúng ta sử dụng những vật tư như: bánh nhám xếp, bánh nhám, nhám giáp…, những vật tư này khi kết hợp với các dạng máy có lỗ trục như: máy mài dây đai nhám vòng, máy mài 2 đá (máy mài 2 đầu) … Công đoạn này có tác dụng làm mài mòn các bề mặt bavia bên ngoài, bóc lớp thô bên ngoài sản phẩm, khiến bề mặt sản phẩm trở nên đồng đều.

>> Xem thêm: Cút hàn mạ kẽm

Bước 2: Đánh bóng trung/bán tinh

Bước đánh bóng trung thường được sử dụng ngay sau công đoạn đánh bavia, phá thô.... Trong giai đoạn này sẽ dùng một số vật tư mài cơ như bánh xơ dừa đánh bóng inox, bánh nỉ (bánh đánh bóng, đá đánh bóng) hoặc bánh nhám xếp có cỡ hạt tầm trung (phổ biến từ #240,#320,#400,#600...). Mục đích của bước này là làm cho bề mặt inox nhẵn mịn, loại bỏ vết xước sau quy trình phá thô, trước khi đưa vào quy trình đánh bóng tinh.

Trong giai đoạn này, đối với thiết bị cơ có thể dùng máy mài 2 đầu trục (máy mài 2 đá) , kết hợp với lơ đánh bóng thô để đánh bóng bề mặt inox. …Để giai đoạn này được diễn ra một cách thuận lợi. Chúng ta cần xử lý tốt công đoạn đánh bóng thô. Quá trình đánh bóng thô tốt sẽ kéo theo quy trình đánh bóng trung đạt được yêu cầu như mong muốn.

Bước 3: Đánh bóng tinh/đánh bóng gương

Ở bước này, chúng ta thường sử dụng bánh vải kết hợp với lơ đánh bóng inox tinh để lên được độ bóng gương. Thiết bị phù hợp với công đoạn này đó là máy mài 2 đầu trục hoặc có thể dùng máy 2 quả lô, 3 quả lô…

Xử lý inox gương bị trầy xước là công đoạn phức tạp cần phải trải qua nhiều giai đoạn. Muốn đạt được bề mặt như mong muốn, chúng ta không được bỏ sót bất cứ một công đoạn nào.

Độ đánh bóng sẽ tùy thuộc vào kỹ năng của nhân viên cũng như tiêu chuẩn sản xuất.

Trên đây là tất cả các quy trình tổng quát để lên bóng gương cho sản phẩm. Với những chi tiết sản phẩm khác nhau sẽ có những công đoạn khác nhau.

Những loại vật liệu đánh bóng không thể thiếu trong quá trình xử lý inox gương bị trầy xước
Trong quy trình đánh bóng inox gương, để đạt được bề mặt hoàn hảo như mong muốn, ngoài việc thực hiện đúng quy trình, không bỏ sót một công đoạn nào thì chúng ta cũng nên lựa chọn các loại vật liệu đánh bóng phù hợp, đạt chuẩn chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Trong giai đoạn mài thô (phá thô) inox, chúng ta phải sử dụng loại vật liệu đánh bóng đó là bánh nhám xếp (hay còn gọi là bánh nhám, quả nhám, bánh giáp lá). Bánh giáp xếp có bản chất là những miếng nhám được cắt nhỏ tuỳ theo kích thước và được xếp đồng đều kết hợp với bánh sắt có tâm ở giữa.

Bánh nhám dùng phổ biến cho kim loại, kích thước được tính phổ biến dựa trên loại lớn - nhỏ, độ dày các miếng nhám, độ hạt, đường kính bánh, lỗ trục (thông dụng 25.4mm)...

Trong giai đoạn đánh bóng trung/đánh bóng bán tinh inox chúng ta sử dụng vật tư đó là bánh xơ dừa đánh bóng hoặc đá đánh bóng (bánh nỉ đánh bóng).

Đá đánh bóng hay còn gọi là bánh nỉ đánh bóng được cấu tạo từ các nguyên liệu bao gồm sợi nỉ, cát, keo và phụ gia công nghiệp. Bánh nỉ đánh bóng có bề mặt ráp, nhám. Vì vậy, chúng có khả năng ma sát và nhiều ưu điểm làm cho các bề mặt trở nên sáng bóng, tạo vẻ thẩm mỹ và nâng cao giá trị của sản phẩm.

Trong giai đoạn xử lý inox gương bị trầy xước, chúng ta sử dụng vật liệu đó là bánh vải đánh bóng. Chất liệu vải để sản xuất bánh vải mềm được làm từ những loại vải có chất lượng tốt nên bánh vải rất mềm như cotton, thích hợp cho việc đánh tinh kim loại, đánh bóng hoàn thiện bề mặt sản phẩm.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn mạ kẽm điện phân

Liên hệ: 090 823 08 39

Địa chỉ: C8/35 Ấp 3, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
 
Top Bottom