SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Cơ thể của trẻ sơ sinh đang rất yếu, hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, cần phải được chăm sóc, vệ sinh cơ thể cẩn thận và đúng cách. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh an toàn.

Cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh an toàn​


Mắt, mũi, tai là những cơ quan dễ bị tổn thương bởi sự xâm nhập của những tác nhân bên ngoài, nhất là vi khuẩn. Do đó, cần được bảo vệ và vệ sinh đúng cách và thường xuyên.

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn
Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn

Với trẻ sơ sinh, vệ sinh mắt, mũi, tai lại càng quan trọng. Bởi đây là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn chỉnh và cũng chưa thể tự chăm sóc cho bản thân. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các cơ quan dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng và những bệnh lý khác. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh an toàn.

Nếu bạn cũng chưa biết nên vệ sinh cơ thể cho con như thế nào, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Hướng dẫn cách vệ sinh mắt cho bé​


Mắt là một bộ phận rất quan trọng đối với chúng ta. Đối với trẻ sơ sinh, khoảng 1 – 2 ngày đầu sau sinh, con thường có dấu hiệu đổ ghèn hoặc chảy nước mắt. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng các bà mẹ cũng cần phải chú ý vệ sinh đúng cách cho con. Bởi nếu không cẩn thận, trẻ có thể mắc các bệnh về nhãn khoa mà chủ yếu là bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ).

Nếu thấy hiện tượng chảy nước mắt và đổ ghèn kéo dài hơn một tuần, các mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh được thực hiện qua các bước sau đây:

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý
  • 2 miếng gạc vô khuẩn

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh mắt cho bé
  • Bước 2: Lấy nước muối sinh lý để thấm vào băng gạc vô trùng. Lưu ý là các mẹ phải dùng nước muối sinh lý chuyên biệt dùng để vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất là dùng loại đơn liều, vô trùng để bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm chéo.
  • Bước 3: Dùng băng gạc thấm nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng theo một chiều từ đầu mắt đến đuôi mắt.
  • Bước 4: Sau khi vệ sinh vùng mắt xong, dùng khăn sạch và nước ấm để rửa sạch mặt cho bé.

Để bảo đảm mắt của con luôn được sạch, các mẹ nên áp dụng cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn 3 lần mỗi ngày: Lần một là vào buổi sáng sau khi con ngủ dậy, lần 2 là sau khi tắm và lần thứ 3 là trước khi con đi ngủ vào buổi tối.

Một điều cần chú ý nữa là khăn để rửa mặt cho con cũng cần phải sạch sẽ, để bé dùng riêng. Sau khi sử dụng phải giặt, phơi nắng, thay khăn định kỳ. Các mẹ cũng không nên dùng khăn mặt để lau người cho con.

2. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh an toàn các mẹ cần biết​

Nên dùng nước muối sinh lý và bông sạch để vệ sinh mũi cho con
Nên dùng nước muối sinh lý và bông sạch để vệ sinh mũi cho con

Cũng giống như mắt, mũi là bộ phận quan trọng. Vệ sinh bộ phận này thường xuyên sẽ giúp loại bỏ được các chất nhầy thừa, vi khuẩn. Từ đó tránh được nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng… cho con.

Tuy nhiên, với đặc điểm là khoang mũi ngắn nhỏ, đường mũi đang còn hẹp, niêm mạc mũi mỏng, nhiều mạch máu nên mũi của bé rất nhạy cảm, khả năng thích ứng kém. Chỉ cần thời tiết có sự thay đổi hoặc bị bụi bặm cũng sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. Do đó, các mẹ nên vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng này.

Gia đình có dịp đi chơi xa, các mẹ cũng nên thực hiện để loại bỏ dị vật, vi khuẩn, bụi bẩn gây hại, làm thông thoáng đường thở cho con. Nếu chưa biết cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh, bạn có thể tham khảo các bước vệ sinh mũi cho bé dưới đây:

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý
  • Khăn sạch

Cách bước tiến hành:

  • Các mẹ rửa sạch tay trước khi vệ sinh mũi cho bé.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp và mông cao. Khi cho nằm ở tư thế này sẽ tránh được tình trạng nước muối chảy xuống cổ họng. Sau đó, cho một cái khăn phía dưới cổ để thấm nước chảy xuống.
  • Lấy lọ nước muối sinh lý, nhỏ từng giọt vào lỗ mũi. Lưu ý, để bảo đảm vệ sinh tránh lây nhiễm chéo, các mẹ nên sử dụng loại ống bơm đơn liều dùng một lần. Đồng thời, nên ưu tiên loại ống bơm có đầu nhỏ để không làm tổn thương đến niêm mạc mũi của con.
  • Sau khi nhỏ nước muối và lỗ mũi, để con nằm nguyên tư thế khoảng chừng 1 – 2 phút. Để bé từ từ ngồi dạy, nâng đầu con lên và lấy khăn thấm các dịch nhầy chảy ra.

Nếu trong mũi con có dịch gỉ, mẹ hãy dùng nước muối nhỏ vào mỗi bên khoảng 2 – 3 giọt để làm mềm. Sau đó, kích thích bé hắt hơi bằng cách dùng tăm bông sạch để tống các dịch bẩn ra ngoài. Để tránh làm cho con bị nôn trớ, các mẹ cũng chỉ nên vệ sinh mũi cho con trước bữa ăn.

Trong quá trình nhỏ nước muối, các mẹ không nên dùng xilanh để bơm rửa. Vì nó có thể gây áp lực lớn, làm rách niêm mạc mũi mỏng manh của con. Một lưu ý nữa là vào những ngày trời chuyển lạnh, các mẹ nên ngâm nước muối sinh lý vào nước ấm rồi mới nhỏ cho con.

3. Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ sơ sinh​

Có thể vệ sinh tai bằng khăn sạch trong khi tắm cho trẻ
Có thể vệ sinh tai bằng khăn sạch trong khi tắm cho trẻ

Tương tự như mắt, mũi, nếu vệ sinh tai không đúng cách có thể làm thủng màng nhĩ, hoặc dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn, khi vệ sinh tai cho con, các mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

Vì đường tai của bé thường khô, ít có chất bẩn tiết ra nên không cần phải chăm sóc đặc biệt. Nếu cần vệ sinh tai, phụ huynh chỉ cần sử dụng các nước rửa tai chuyên dụng để vệ sinh theo cách sau:

  • Đặt bé nằm nghiêng sang một bên, dùng một cái khăn sạch và thấm nước muối sinh lý để lau bên ngoài.
  • Đối với trẻ nhỏ, chúng ta không cần phải lấy ráy tai. Bởi nó có tác dụng làm ẩm, ngăn bụi bẩn, làm trơn và ngăn nguy cơ nhiễm trùphng tai. Do đó, chỉ cần làm sạch phần ống tai ngoài cho con là được.
  • Nếu ráy tai của con quá nhiều và không thể tự bong ra, hãy nhỏ vài gọt nước muối sinh lý vào để nó mềm và tự bong.
  • Tuyệt đối không được cố vệ sinh sâu vào bên trong để tránh làm rách màng nhĩ.
  • Cách tốt nhất là các mẹ nên có những biện pháp bảo vệ, tránh cho sữa, nước hoặc dịch thể lạ từ bên ngoài rơi vào tai của con. Các mẹ có thể kiểm tra tai của con bằng cách khi bé ngủ hoặc khi bú, chạm vào tai thấy có giật mình hay không. Nếu con hay quấy khóc, không chịu ăn, chạm vào tai thấy con khó chịu thì có khả năng tai con đang bị đau. Lúc này, các mẹ cần đưa con đi khám và điều trị, đừng để bệnh nặng lên rồi mới đưa con đi bệnh viện.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần phải chú ý đến thời điểm để vệ sinh tai cho bé. Tốt nhất là nên vệ sinh khi tắm cho con. Sở dĩ như vậy mà vì vào lúc này, phần ráy tai cũng đã ướt nên có dễ lau chùi hơn.

Các mẹ nên dùng khăn sạch thấm nước ấm rồi vệ sinh một cách nhẹ nhàng phần ngoài tai. Chú ý vào những vị trí có nếp gấp. Tiếp theo, xoắn nhẹ khăn để lau phần vành tai ngoài. Đồng thời, vệ sinh tai cũng chỉ nên thực hiện những lúc con đang thoải mái, vui vẻ, tránh những lúc con khuấy khóc, khó chịu.

Một vài sai lầm trong cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh cần tránh​

Nên đưa con đi khám khi thấy mắt, mũi, tai có dấu hiệu bị viêm
Nên đưa con đi khám khi thấy mắt, mũi, tai có dấu hiệu bị viêm

Đa phần các bậc phụ huynh có con nhỏ đều chăm sóc con theo thói quen. Chăm sóc sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những sai lầm khi vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh cần tránh để đảm bảo an toàn cho con:

*) Không vệ sinh mắt thường xuyên cho con:

Nhiều phụ huynh thường chủ quan, nghĩ rằng là trẻ nhỏ không tiếp xúc với bụi bẩn, nên không cần phải thường xuyên vệ sinh mắt cho con. Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bởi theo các bác sĩ, từ khi vừa chào đời, trong hốc mắt của trẻ đã dính các chất dịch nhầy từ cơ thể của người mẹ. Cộng với việc con chưa thể tự tiết ra các dịch để làm sạch mắt trong 3 tháng đầu. Do đó, nếu các mẹ không vệ sinh mắt thường xuyên cho con, rất có thể bé sẽ bị đau mắt hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng khác.

*) Sử dụng chung khăn, bông gòn để vệ sinh cả 2 mắt cho bé:

Đây cũng là một sai lầm mà các bậc phụ huynh thường hay mắc phải. Việc dùng một khăn mặt hoặc một bông gòn để làm sạch cả 2 mắt, mũi, tai sẽ vô tình làm cho vi khuẩn xâm nhập từ nơi này sang nơi khác, tăng các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Do đó, ngay cả khi con không bị đau mắt thì mẹ cũng nên chỉ dùng một bông gòn, một chiếc khăn mặt cho một bên mắt. Trong trường hợp con bị đau, lấy bông gòn thấm nước muối sinh lý vô trùng mắt cho bé và cũng chỉ dùng một miếng cho một lần.

Nếu là mũi thì cũng thực hiện tương tự. Dùng bông nhỏ khử trùng để thấm nước muối sinh lý, sau đó lau nhẹ phần bên trong mũi. Chúng ta cũng chỉ dùng một miếng bông cho một bên lỗ mũi.

Cần rửa sạch tay trước khi vệ sinh mắt, mũi, tai cho con
Cần rửa sạch tay trước khi vệ sinh mắt, mũi, tai cho con

*) Hút hoặc rửa mũi quá nhiều lần – cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh không an toàn:

Hút mũi, rửa mũi là phương pháp thường được nhiều bà mẹ áp dụng khi thấy con mình có dấu hiệu khò khè, khó thở. Nhưng thực hiện các phương pháp này thường xuyên và quá nhiều lần lại không tốt. Vì nó có thể làm cho niêm mạc của con bị tổn thương, viêm, dẫn đến các triệu chứng càng nặng nề.

Trong khi đó, giống như người lớn, mũi của trẻ nhỏ có cơ chế tự làm sạch. Dịch nhầy trong mũi cũng có những tác dụng tốt như tạo độ ẩm, ngăn bụi bẩn. Khi rửa quá nhiều lần sẽ khiến mũi bị mất lớp chất nhầy, mũi sẽ bị khô, nhiễm khuẩn, niêm mạc mũi bị tổn thương…

Nếu không may con bị sổ mũi, nghẹt mũi các mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ khoảng 1- 2 giọt vào mũi. Sau đó dùng khăn mỏng quấn nhỏ để thấm hết dịch trong mũi ra.

*) Sử dụng tăm bông để vệ sinh mũi cho bé:

Mũi của trẻ thường hẹp, con hắt hơi để tống hết các chất nhầy trong khoang mũi ra bên ngoài. Do đó, tốt nhất là không nên dùng tăm bông hoặc bất cứ dị vật gì để cho vòa bên trong mũi.

*) Không vệ sinh tay trước khi vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh:

Nhiều bậc cha mẹ do suy nghĩ chủ quan nên không vệ sinh tay trước khi vệ sinh tai, mũi, mắt cho bé. Trong khi đó, bàn tay chính là nơi chứa đầy vi khuẩn, virus. Nếu không được rửa sạch với xà phòng hoặc nước sát khuẩn sẽ rất dễ gây hại cho bé.

Trên đây là cách vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ sơ sinh an toàn và một số điều cần lưu ý. Trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì sức đề kháng còn yếu. Do đó ,các bậc cha mẹ cần chú ý hơn tới cách chăm sóc cho con.

Xem tiếp...
 
Top Bottom