Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Mới ra trường hoặc chuyển ngành nghề, chưa có kinh nghiệm nên bạn vô cùng lo lắng và căng thẳng khi bước vào buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, dù là “lính mới” thì bạn vẫn có cơ hội để thể hiện bản thân, gây ấn tượng thậm chí “hạ gục” nhà tuyển dụng ngay lần đầu tiên. Tất cả nhờ vào việc bạn thể hiện khéo léo được 5 điều sau khi trả lời phỏng vấn.
Một trong những câu hỏi đầu tiên nhà tuyển dụng thường hỏi là: “Vì sao bạn chọn công việc này?”. Họ muốn biết ứng viên có mục tiêu, tiêu chí ra sao về công việc. Tuy nhiên, nhiều sinh viên mới ra trường suy nghĩ rất đơn giản và đưa ra lý do hời hợt như: cần một công việc, cần tiền để trang trải cuộc sống hoặc thấy các công việc được tuyển dụng ở Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương trên CareerLink hoặc nhiều web việc làm khác quá hấp dẫn…
Điều này không sai nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, bạn ngay lập tức sẽ bị loại. Nhà tuyển dụng cần người hiểu rõ vị trí và đóng góp của ứng viên nếu được chọn. Họ sẵn sàng chọn nhân sự thiếu kinh nghiệm, miễn là hứng thú và có mục tiêu trong công việc.
Do đó, hãy đưa ra lý do thuyết phục dựa trên sự hiểu biết của bạn về công việc, công ty thậm chí đối thủ cạnh tranh của họ. Hãy cho họ thấy, dù ít kinh nghiệm nhưng bạn hiểu rõ công việc cần làm gì, làm như thế nào và có thể tạo ra giá trị gì cho doanh nghiệp.
Nhìn vào CV ứng viên, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra, bạn mới ra trường hoặc chuyển ngành nên không có hoặc có ít kinh nghiệm. Tuy nhiên bạn vẫn lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp, tức là nhà tuyển dụng đã nhìn thấy ít nhiều tố chất, tiềm năng của bạn. Quan trọng hơn, họ muốn cho bạn cơ hội.
Do đó, đừng “cố” thể hiện bằng cách liệt kê những kinh nghiệm, kỹ năng không liên quan, tệ hơn là không hề có ở bạn. Hãy tập trung vào các kỹ năng, sở trường liên quan, cho thấy bạn hiểu rõ những gì nhà tuyển dụng trao đổi, công việc cần trang bị kỹ năng gì cũng như sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện việc đó một cách tốt nhất.
Hãy tin, nhà tuyển dụng có rất nhiều lý do để lựa chọn bạn. Chỉ cần thể hiện một cách có chủ đích, chân thành, đúng con người là bạn đã có khả năng chiến thắng.
Cách phỏng vấn theo kiểu nhà tuyển dụng hỏi, ứng viên trả lời đã lỗi thời. Do đó, việc ngồi thụ động và trả lời theo kiểu “dạ – vâng” sẽ khiến bạn tự đánh mất cơ hội.
Nhà tuyển dụng không chỉ tuyển ứng viên có chuyên môn. Họ cần nhân sự chủ động, biết cách giao tiếp ứng xử. Vì thế, bạn cần mạnh dạn trao đổi thậm chí đặt câu hỏi ngược lại. Điều đó cho thấy sự nghiêm túc, tự tin của bạn. Ngược lại, khi không dám chia sẻ, rụt rè, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu hứng thú, tẻ nhạt, không có mục tiêu công việc rõ ràng. Đó là tín hiệu xấu bởi không nhà tuyển dụng nào muốn lựa chọn một nhân sự như vậy.
Do đó, sự chủ động trong bất kể trường hợp nào cũng được đánh giá cao. Kể cả không được chọn vì chưa phù hợp với vị trí tuyển dụng hiện tại thì nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ và gọi cho bạn đầu tiên khi có vị trí tuyển dụng mới phù hợp.
Là ứng viên thiếu kinh nghiệm, bạn được khuyên phải tự tin nhất là khi trả lời phỏng vấn. Nhưng tự tin không có nghĩa, vừa bước vào buổi phỏng vấn bạn đã vội vàng khẳng định là ứng viên phù hợp nhất, là giải pháp cho vấn đề của doanh nghiệp mà không có dẫn chứng cụ thể.
Ở vị trí người tuyển dụng, họ sẽ đánh giá bạn “kiêu ngạo, tự mãn”. Bởi họ chưa biết bạn là ai và bạn cũng chưa biết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Họ lại không thể bị thuyết phục chỉ bởi một lời nói suông.
Tốt nhất, thay vì nói phù hợp nhất hãy nói bạn hứng thú với công việc. Sau đó, một cách khéo léo và từ từ, dành thời gian tìm hiểu vì sao vị trí tuyển dụng được mở ra. Tiếp đó, bạn chia sẻ năng lực có thể giải quyết vấn đề họ đang gặp phải bằng dẫn chứng cụ thể.
Nhà tuyển dụng không tìm một ứng viên hoàn hảo. Đó là lý do dù bạn thiếu kinh nghiệm nhưng CV vẫn lọt vào vòng phỏng vấn. Bởi thế khi trả lời phỏng vấn bạn cần thể hiện dù không có kinh nghiệm trực tiếp thì bạn vẫn nổi bật vì bạn có năng lượng tích cực, cầu tiến.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn muốn được đào tạo, sẵn sàng học hỏi. Thậm chí bạn không “ngại khó, ngại khổ”, dám bước ra khỏi vùng an toàn để làm việc.
Nam Khánh
Xem tiếp...
Đưa ra lý do rõ ràng
Một trong những câu hỏi đầu tiên nhà tuyển dụng thường hỏi là: “Vì sao bạn chọn công việc này?”. Họ muốn biết ứng viên có mục tiêu, tiêu chí ra sao về công việc. Tuy nhiên, nhiều sinh viên mới ra trường suy nghĩ rất đơn giản và đưa ra lý do hời hợt như: cần một công việc, cần tiền để trang trải cuộc sống hoặc thấy các công việc được tuyển dụng ở Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương trên CareerLink hoặc nhiều web việc làm khác quá hấp dẫn…
Do đó, hãy đưa ra lý do thuyết phục dựa trên sự hiểu biết của bạn về công việc, công ty thậm chí đối thủ cạnh tranh của họ. Hãy cho họ thấy, dù ít kinh nghiệm nhưng bạn hiểu rõ công việc cần làm gì, làm như thế nào và có thể tạo ra giá trị gì cho doanh nghiệp.
Đề cập đến kỹ năng, sở trường cần thiết cho vị trí ứng tuyển
Nhìn vào CV ứng viên, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra, bạn mới ra trường hoặc chuyển ngành nên không có hoặc có ít kinh nghiệm. Tuy nhiên bạn vẫn lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp, tức là nhà tuyển dụng đã nhìn thấy ít nhiều tố chất, tiềm năng của bạn. Quan trọng hơn, họ muốn cho bạn cơ hội.
Do đó, đừng “cố” thể hiện bằng cách liệt kê những kinh nghiệm, kỹ năng không liên quan, tệ hơn là không hề có ở bạn. Hãy tập trung vào các kỹ năng, sở trường liên quan, cho thấy bạn hiểu rõ những gì nhà tuyển dụng trao đổi, công việc cần trang bị kỹ năng gì cũng như sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện việc đó một cách tốt nhất.
Hãy tin, nhà tuyển dụng có rất nhiều lý do để lựa chọn bạn. Chỉ cần thể hiện một cách có chủ đích, chân thành, đúng con người là bạn đã có khả năng chiến thắng.
Chủ động dẫn dắt câu chuyện
Cách phỏng vấn theo kiểu nhà tuyển dụng hỏi, ứng viên trả lời đã lỗi thời. Do đó, việc ngồi thụ động và trả lời theo kiểu “dạ – vâng” sẽ khiến bạn tự đánh mất cơ hội.
Nhà tuyển dụng không chỉ tuyển ứng viên có chuyên môn. Họ cần nhân sự chủ động, biết cách giao tiếp ứng xử. Vì thế, bạn cần mạnh dạn trao đổi thậm chí đặt câu hỏi ngược lại. Điều đó cho thấy sự nghiêm túc, tự tin của bạn. Ngược lại, khi không dám chia sẻ, rụt rè, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu hứng thú, tẻ nhạt, không có mục tiêu công việc rõ ràng. Đó là tín hiệu xấu bởi không nhà tuyển dụng nào muốn lựa chọn một nhân sự như vậy.
Do đó, sự chủ động trong bất kể trường hợp nào cũng được đánh giá cao. Kể cả không được chọn vì chưa phù hợp với vị trí tuyển dụng hiện tại thì nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ và gọi cho bạn đầu tiên khi có vị trí tuyển dụng mới phù hợp.
Đưa dẫn chứng thuyết phục
Là ứng viên thiếu kinh nghiệm, bạn được khuyên phải tự tin nhất là khi trả lời phỏng vấn. Nhưng tự tin không có nghĩa, vừa bước vào buổi phỏng vấn bạn đã vội vàng khẳng định là ứng viên phù hợp nhất, là giải pháp cho vấn đề của doanh nghiệp mà không có dẫn chứng cụ thể.
Ở vị trí người tuyển dụng, họ sẽ đánh giá bạn “kiêu ngạo, tự mãn”. Bởi họ chưa biết bạn là ai và bạn cũng chưa biết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Họ lại không thể bị thuyết phục chỉ bởi một lời nói suông.
Tốt nhất, thay vì nói phù hợp nhất hãy nói bạn hứng thú với công việc. Sau đó, một cách khéo léo và từ từ, dành thời gian tìm hiểu vì sao vị trí tuyển dụng được mở ra. Tiếp đó, bạn chia sẻ năng lực có thể giải quyết vấn đề họ đang gặp phải bằng dẫn chứng cụ thể.
Thể hiện tinh thần sẵn sàng và cầu tiến
Nhà tuyển dụng không tìm một ứng viên hoàn hảo. Đó là lý do dù bạn thiếu kinh nghiệm nhưng CV vẫn lọt vào vòng phỏng vấn. Bởi thế khi trả lời phỏng vấn bạn cần thể hiện dù không có kinh nghiệm trực tiếp thì bạn vẫn nổi bật vì bạn có năng lượng tích cực, cầu tiến.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn muốn được đào tạo, sẵn sàng học hỏi. Thậm chí bạn không “ngại khó, ngại khổ”, dám bước ra khỏi vùng an toàn để làm việc.
Nam Khánh
Xem tiếp...