BS An Giang
Fan Cứng
Hầu hết các trường hợp túi độn ngực sai lệch đều là do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ phẫu thuật và khách hàng. Có nghĩa là, khoang chứa túi độn được tạo một cách chính xác trong quá trình phẫu thuật nhưng các yếu tố như mô bị kéo giãn và mỏng đi, những thay đổi về sự liên kết giữa mô vú và cơ ngực lớn (trong những trường hợp túi độn được đặt dưới cơ), trọng lực, cho con bú, lão hóa…sẽ khiến cho bộ ngực thay đổi theo thời gian sau khi phẫu thuật đặt túi độn. Điều này xảy ra ở tất cả mọi khách hàng nâng ngực bằng túi độn.
Hiếm khi nào bộ ngực trông tự nhiên ngay sau khi phẫu thuật và phải sau một thời gian, nhờ những thay đổi mô tự nhiên như kéo giãn mô mà bộ ngực mới dần đẹp hơn sau khi đặt túi độn. Quá trình này thường mất từ 4 đến 12 tháng tùy thuộc vào độ đàn hồi mô của mỗi người. Nếu ngực không bao giờ thay đổi sau khi nâng thì 99% sẽ bị biến dạng và có hình dạng bất thường. Mặc dù có những thay đổi tự nhiên này nhưng đôi khi kết quả sau nâng ngực bằng túi độn vẫn không được như mong muốn do sai lệch túi độn.
Có một cách để giảm thiểu nguy cơ sai lệch túi độn đó là tránh chọn túi độn có kích cỡ quá lớn so với ngực tự nhiên. Điều này sẽ giúp giảm trọng lượng của túi độn lên mô vú và từ đó giảm mức độ giãn mô, tổn thương mô. Có thể khách hàng sẽ không có được kích cỡ ngực như mong muốn nhưng điều này sẽ giúp tránh phải phẫu thuật lần thứ hai để sửa chữa những vấn đề không mong muốn do chọn túi độn không phù hợp. Đôi khi, những vấn đề này thậm chí còn không thể sửa chữa được. Mặc dù mô vú sẽ luôn giãn ra sau khi đặt túi độn nhưng mức độ giãn là điều không thể dự đoán trước nên vẫn luôn có nguy cơ sai lệch túi độn. Nguy cơ này sẽ khá thấp khi chọn túi độn phù hợp với ngực. Mặt khác, khi chọn túi độn quá lớn thì nguy cơ sai lệch sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, đôi khi sai lệch túi độn lại xảy ra do lỗi của bác sĩ phẫu thuật, đó là bóc tách tạo khoang chứa túi độn không chính xác. Khi đặt một túi độn có đường kính 10cm thì sẽ cần tạo khoang chứa có đường kính tương đương và vị trí trung tâm của khoang chứa sau khi tạo phải ở đúng tại vị trí đã lên kế hoạch từ trước.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần đánh dấu lên cơ thể khách hàng. Việc đánh dấu khách hàng ở tư thế đứng sẽ giúp bác sĩ biết được những vị trí cần cắt rạch, chỉnh sửa khi khách hàng nằm xuống. Lúc này, các cấu trúc trên cơ thể sẽ có sự thay đổi do tác động của trọng lực, lực đè của bàn mổ lên mô... Vì vậy, bước đánh dấu sẽ cho phép bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật một cách chuẩn xác. Nếu bước này được thực hiện không chính xác thì ca phẫu thuật sẽ không thể cho ra kết quả như mong muốn. Hơn nữa, các đường đánh dấu còn mang lại cho bác sĩ cảm giác an tâm hơn khi thực hiện các thao tác. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi trong quá trinh bóc tách tạo khoang chứa túi độn.
Đây mới là nguyên nhân chính. Trước hết, cần biết khoang chứa túi độn được tạo ra như thế nào. Lấy ví dụ là đặt túi độn ở dưới cơ và sử dụng đường rạch ở nếp gấp chân ngực. Tuy nhiên, quy trình tương tự cũng áp dụng cho cả các trường hợp đặt túi độn trên cơ, qua đường rạch nách hay quanh quầng vú.
Để tạo khoang chứa túi độn, trước tiên bác sĩ rạch một đường ở nếp gấp chân ngực và cắt sâu xuống thành ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định bờ dưới của cơ ngực và nâng lên khỏi thành ngực. Lúc này có thể tiếp cận đến khoảng trống giữa bề mặt dưới của cơ và bề mặt trên của thành ngực. Bên dưới cơ chỉ có một lớp mô mỏng, giống như lớp màng và có thể tách ra dễ dàng, cho phép tiếp cận vào vùng giữa của khoang chứa. Bác sĩ sẽ cần mở rộng khoang chứa này sang hai bên và lên phía trên - nơi mô bám chắc vào thành ngực hơn. Có các kỹ thuật khác nhau để tách các vùng mô này, mở rộng khoang chứa vào bên trong, ra bên ngoài và lên trên. Mỗi kỹ thuật sẽ cho ra kết quả không giống nhau, không chỉ là về mức độ đau đớn, tốc độ phục hồi mà còn quyết định đến kích thước khoang chứa và vị trí trên thành ngực.
Quy trình tạo ra khoang chứa túi độn được thực hiện như sau: Sau khi bờ dưới của cơ ngực được xác định và tách ra khỏi thành ngực thì một dụng cụ lớn, đầu tù được gọi là phẫu tích được đưa vào giữa cơ và thành ngực. Sau đó phẫu tích được đẩy sang xung quanh về phía xương đòn, xương ức và cánh tay (đây được gọi là kỹ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù). Kỹ thuật này giúp tạo khoang chứa túi độn nhưng có hai nhược điểm:
Do một số nhược điểm nêu trên nên hiện nay một số bác sĩ không dùng kỹ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù. Thay vào đó, sau khi đánh dấu rìa của khoang chứa túi độn cần tạo trên bề mặt da thì dùng banh phẫu thuật nhẹ nhàng nâng mô vú và cơ lên từ thành ngực rồi tách bằng dao mổ điện. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát dễ dàng và xác định phạm vi cần bóc tách cho vừa với túi độn, đồng thời có thể kiểm soát các mạch máu nhỏ, giảm chảy máu và mức độ tổn thương xuống mức tối thiểu. Khi sử dụng kỹ thuật này thì thường chỉ mất vài cc máu ở mỗi bên ngực. Ngoài ra, sẽ không cần tác động mạnh lên thành ngực, không làm rách cơ và giảm được đáng kể nguy cơ phải phẫu thuật lại do bóc tách khoang chứa không chính xác.
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...
Hiếm khi nào bộ ngực trông tự nhiên ngay sau khi phẫu thuật và phải sau một thời gian, nhờ những thay đổi mô tự nhiên như kéo giãn mô mà bộ ngực mới dần đẹp hơn sau khi đặt túi độn. Quá trình này thường mất từ 4 đến 12 tháng tùy thuộc vào độ đàn hồi mô của mỗi người. Nếu ngực không bao giờ thay đổi sau khi nâng thì 99% sẽ bị biến dạng và có hình dạng bất thường. Mặc dù có những thay đổi tự nhiên này nhưng đôi khi kết quả sau nâng ngực bằng túi độn vẫn không được như mong muốn do sai lệch túi độn.
Có một cách để giảm thiểu nguy cơ sai lệch túi độn đó là tránh chọn túi độn có kích cỡ quá lớn so với ngực tự nhiên. Điều này sẽ giúp giảm trọng lượng của túi độn lên mô vú và từ đó giảm mức độ giãn mô, tổn thương mô. Có thể khách hàng sẽ không có được kích cỡ ngực như mong muốn nhưng điều này sẽ giúp tránh phải phẫu thuật lần thứ hai để sửa chữa những vấn đề không mong muốn do chọn túi độn không phù hợp. Đôi khi, những vấn đề này thậm chí còn không thể sửa chữa được. Mặc dù mô vú sẽ luôn giãn ra sau khi đặt túi độn nhưng mức độ giãn là điều không thể dự đoán trước nên vẫn luôn có nguy cơ sai lệch túi độn. Nguy cơ này sẽ khá thấp khi chọn túi độn phù hợp với ngực. Mặt khác, khi chọn túi độn quá lớn thì nguy cơ sai lệch sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, đôi khi sai lệch túi độn lại xảy ra do lỗi của bác sĩ phẫu thuật, đó là bóc tách tạo khoang chứa túi độn không chính xác. Khi đặt một túi độn có đường kính 10cm thì sẽ cần tạo khoang chứa có đường kính tương đương và vị trí trung tâm của khoang chứa sau khi tạo phải ở đúng tại vị trí đã lên kế hoạch từ trước.
Nguyên nhân khoang chứa được tạo không chính xác
Đánh dấu không chuẩn xác
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần đánh dấu lên cơ thể khách hàng. Việc đánh dấu khách hàng ở tư thế đứng sẽ giúp bác sĩ biết được những vị trí cần cắt rạch, chỉnh sửa khi khách hàng nằm xuống. Lúc này, các cấu trúc trên cơ thể sẽ có sự thay đổi do tác động của trọng lực, lực đè của bàn mổ lên mô... Vì vậy, bước đánh dấu sẽ cho phép bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật một cách chuẩn xác. Nếu bước này được thực hiện không chính xác thì ca phẫu thuật sẽ không thể cho ra kết quả như mong muốn. Hơn nữa, các đường đánh dấu còn mang lại cho bác sĩ cảm giác an tâm hơn khi thực hiện các thao tác. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi trong quá trinh bóc tách tạo khoang chứa túi độn.
Bóc tách không đúng cách trong khi phẫu thuật
Đây mới là nguyên nhân chính. Trước hết, cần biết khoang chứa túi độn được tạo ra như thế nào. Lấy ví dụ là đặt túi độn ở dưới cơ và sử dụng đường rạch ở nếp gấp chân ngực. Tuy nhiên, quy trình tương tự cũng áp dụng cho cả các trường hợp đặt túi độn trên cơ, qua đường rạch nách hay quanh quầng vú.
Để tạo khoang chứa túi độn, trước tiên bác sĩ rạch một đường ở nếp gấp chân ngực và cắt sâu xuống thành ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định bờ dưới của cơ ngực và nâng lên khỏi thành ngực. Lúc này có thể tiếp cận đến khoảng trống giữa bề mặt dưới của cơ và bề mặt trên của thành ngực. Bên dưới cơ chỉ có một lớp mô mỏng, giống như lớp màng và có thể tách ra dễ dàng, cho phép tiếp cận vào vùng giữa của khoang chứa. Bác sĩ sẽ cần mở rộng khoang chứa này sang hai bên và lên phía trên - nơi mô bám chắc vào thành ngực hơn. Có các kỹ thuật khác nhau để tách các vùng mô này, mở rộng khoang chứa vào bên trong, ra bên ngoài và lên trên. Mỗi kỹ thuật sẽ cho ra kết quả không giống nhau, không chỉ là về mức độ đau đớn, tốc độ phục hồi mà còn quyết định đến kích thước khoang chứa và vị trí trên thành ngực.
Các kỹ thuật bóc tách tạo khoang chứa túi độn
Tạo khoang chứa túi độn sử dụng dụng cụ đầu tù
Quy trình tạo ra khoang chứa túi độn được thực hiện như sau: Sau khi bờ dưới của cơ ngực được xác định và tách ra khỏi thành ngực thì một dụng cụ lớn, đầu tù được gọi là phẫu tích được đưa vào giữa cơ và thành ngực. Sau đó phẫu tích được đẩy sang xung quanh về phía xương đòn, xương ức và cánh tay (đây được gọi là kỹ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù). Kỹ thuật này giúp tạo khoang chứa túi độn nhưng có hai nhược điểm:
- Thứ nhất, cơ bị kéo giãn và rách khỏi thành ngực, gây chảy máu và viêm. Không những thế, kỹ thuật này còn gây đau do đầu của dụng cụ kim loại va chạm vào xương sườn trong quá trình bóc tách mô. Do đó mà khách hàng thường thấy rất đau trong thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
- Vấn đề thứ hai là không thể đảm bảo độ chính xác, ngay cả khi đã đánh dấu trước phẫu thuật. Do đó mà khoang chứa bị tạo quá rộng là điều rất phổ biến khi sử dụng kỹ thuật này và đây lại là vấn đề không hề dễ khắc phục. Ngoài ra, đôi khi khoang chứa lại được bóc tách quá hẹp nhưng điều này thường dễ khắc phục hơn. Khi khoang chứa được bóc tách quá rộng thì ca phẫu thuật sẽ kéo dài thêm do cần thời gian để điều chỉnh và cầm máu. Đó là lý do tại sao tỷ lệ cần phẫu thuật lần hai và co thắt bao xơ của kỹ thuật này thường rất cao.
Tạo khoang chứa túi độn bằng banh phẫu thuật và đốt điện
Do một số nhược điểm nêu trên nên hiện nay một số bác sĩ không dùng kỹ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù. Thay vào đó, sau khi đánh dấu rìa của khoang chứa túi độn cần tạo trên bề mặt da thì dùng banh phẫu thuật nhẹ nhàng nâng mô vú và cơ lên từ thành ngực rồi tách bằng dao mổ điện. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát dễ dàng và xác định phạm vi cần bóc tách cho vừa với túi độn, đồng thời có thể kiểm soát các mạch máu nhỏ, giảm chảy máu và mức độ tổn thương xuống mức tối thiểu. Khi sử dụng kỹ thuật này thì thường chỉ mất vài cc máu ở mỗi bên ngực. Ngoài ra, sẽ không cần tác động mạnh lên thành ngực, không làm rách cơ và giảm được đáng kể nguy cơ phải phẫu thuật lại do bóc tách khoang chứa không chính xác.
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...