Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh vảy nến bị tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Với căn bệnh này, việc tiến hành phòng chống bệnh vảy nến tái phát có ý nghĩa quan trọng, giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều xuất hiện các mảng đỏ với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Đồng thời, các vảy trắng phủ đầy trên nền đỏ,gây ngứa ngáy, bong tróc da,… Hiện tại, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến nhưng một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này do tính di truyền, rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tác dụng phụ của thuốc, thời tiết thay đổi, stress kéo dài,… Đây là bệnh lý rất dễ tái phát nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và thực hiện nghiêm túc các chế độ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo.
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nên vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn. Khi tắm, không được sử dụng nước nóng và các loại xà phòng, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh. Sau khi tắm, người bệnh nên dùng khăn tắm để làm khô da và sử dụng kem dưỡng ẩm để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho làn da của mình.
Sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể khi trời quá lạnh như áo khoác, khăn choàng cổ, bao tay,… Đồng thời, người bệnh không được uống nước đá lạnh hoặc ăn những thực phẩm lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường lạnh, người bệnh nên thận trọng, tránh gây kích ứng da khiến các lớp vảy nến hình thành và tái phát trở lại.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát bệnh vảy nến tái phát hiệu quả.
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh vảy nến. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Người bệnh vảy nến nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, bia,… Đồng thời, tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và nước ép trái cây, thực phẩm chứa axit béo có lợi như omega-3. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên uống đầy đủ nước, không được ăn thực phẩm cay, nóng, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn trong việc điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức. Đồng thời, sắp xếp thời gian ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ để tinh thần thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ và tránh gây ảnh hưởng đến làn da bị vảy nến.
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thích tắm vòi sen với nước nóng. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến cho làn da đang bị vảy nến dễ kích ứng hơn. Làn da nhanh chóng ửng đỏ, dễ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, nếu kết hợp nước nóng với xà phòng tắm sẽ càng khiến cho da bị khô, bong tróc, sần sùi, dễ chảy máu hơn.
Người bệnh vảy nến không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ánh nắng mặt trời có tác dụng không tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người bệnh vảy nến có thể tắm nắng nhưng chỉ nên thực hiện trong khoảng thời gian 7h – 9h sáng. Nếu bệnh nhân ở dưới ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ gây tổn thương da, khiến cho bệnh vảy nến càng trầm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Tốt nhất, người bệnh vảy nến nên tắm nắng 3 lần/tuần, đồng thời chú ý cẩn thận khi bị vảy nến toàn thân và ở các vị trí như bàn tay, mặt, tai,…
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cho người bệnh vảy nến. Bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập yoga đơn giản hoặc đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tập những động tác quá sức, gây ảnh hưởng sức khỏe. Khi tập, mồ hôi ra quá nhiều có thể khiến cho vùng da bị vảy nến dễ bị ửng đỏ và tái phát trở lại.
Những trang phục rộng rãi, thoáng mát sẽ có giúp bệnh nhân phòng ngừa được bệnh vảy nến tái phát. Người bệnh nên lựa chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp làn da luôn khô ráo, không ẩm ướt do mồ hôi tích tụ, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Ngoài ra, người bệnh không được mặc đồ quá bó sát, gây kích ứng da, khiến làn da dễ bị tổn thương.
Uống đủ nước là cách giúp phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát.
Đây là điều vô cùng quan trọng, người bệnh vảy nến cần phải thực hiện để làn da không bị khô, bong tróc vảy. Mỗi ngày, bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước. Đồng thời, bạn có thể uống nước ép sinh tố trái cây để thay thế và không nên uống nước ngọt có ga hoặc các loại nước gây kích ứng da. Uống đủ nước sẽ giúp làn da giữ được độ ẩm tự nhiên, mềm mại, mịn màng hơn.
Kem dưỡng ẩm có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến. Để đảm bảo an toàn cho da, tránh tình trạng kích ứng, người bệnh nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với làn da, có mùi thơm dễ chịu. Tùy thuộc vào từng loại kem dưỡng ẩm, bạn có thế sử dụng vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Với căn bệnh vảy nến, người bệnh không nên tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Nếu đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng các vật dụng che chắn làn da cẩn thận, tránh tình trạng da bị kích ứng dễ tái phát bệnh nhiều hơn. Người bệnh nên lựa chọn loại kem chống nắng có thành phần phù hợp với da để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trên đây là những cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả, người bệnh cần biết để bảo vế sức khỏe cho bản thân mình. Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết bởi bệnh vảy nến rất dễ tái phát. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem tiếp...
Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều xuất hiện các mảng đỏ với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Đồng thời, các vảy trắng phủ đầy trên nền đỏ,gây ngứa ngáy, bong tróc da,… Hiện tại, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến nhưng một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này do tính di truyền, rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tác dụng phụ của thuốc, thời tiết thay đổi, stress kéo dài,… Đây là bệnh lý rất dễ tái phát nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và thực hiện nghiêm túc các chế độ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo.
1. Vệ sinh làn da sạch sẽ
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nên vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn. Khi tắm, không được sử dụng nước nóng và các loại xà phòng, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh. Sau khi tắm, người bệnh nên dùng khăn tắm để làm khô da và sử dụng kem dưỡng ẩm để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho làn da của mình.
2. Bảo vệ cơ thể khi thời tiết lạnh
Sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể khi trời quá lạnh như áo khoác, khăn choàng cổ, bao tay,… Đồng thời, người bệnh không được uống nước đá lạnh hoặc ăn những thực phẩm lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường lạnh, người bệnh nên thận trọng, tránh gây kích ứng da khiến các lớp vảy nến hình thành và tái phát trở lại.
3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh vảy nến. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Người bệnh vảy nến nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, bia,… Đồng thời, tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và nước ép trái cây, thực phẩm chứa axit béo có lợi như omega-3. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên uống đầy đủ nước, không được ăn thực phẩm cay, nóng, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
4. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ
Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn trong việc điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức. Đồng thời, sắp xếp thời gian ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ để tinh thần thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ và tránh gây ảnh hưởng đến làn da bị vảy nến.
5. Không được tắm bằng nước nóng
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thích tắm vòi sen với nước nóng. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến cho làn da đang bị vảy nến dễ kích ứng hơn. Làn da nhanh chóng ửng đỏ, dễ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, nếu kết hợp nước nóng với xà phòng tắm sẽ càng khiến cho da bị khô, bong tróc, sần sùi, dễ chảy máu hơn.
6. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có tác dụng không tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người bệnh vảy nến có thể tắm nắng nhưng chỉ nên thực hiện trong khoảng thời gian 7h – 9h sáng. Nếu bệnh nhân ở dưới ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ gây tổn thương da, khiến cho bệnh vảy nến càng trầm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Tốt nhất, người bệnh vảy nến nên tắm nắng 3 lần/tuần, đồng thời chú ý cẩn thận khi bị vảy nến toàn thân và ở các vị trí như bàn tay, mặt, tai,…
7. Luyện tập thể dục
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cho người bệnh vảy nến. Bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập yoga đơn giản hoặc đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tập những động tác quá sức, gây ảnh hưởng sức khỏe. Khi tập, mồ hôi ra quá nhiều có thể khiến cho vùng da bị vảy nến dễ bị ửng đỏ và tái phát trở lại.
8. Mặc quần áo rộng rãi
Những trang phục rộng rãi, thoáng mát sẽ có giúp bệnh nhân phòng ngừa được bệnh vảy nến tái phát. Người bệnh nên lựa chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp làn da luôn khô ráo, không ẩm ướt do mồ hôi tích tụ, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Ngoài ra, người bệnh không được mặc đồ quá bó sát, gây kích ứng da, khiến làn da dễ bị tổn thương.
9. Uống đủ nước mỗi ngày
Đây là điều vô cùng quan trọng, người bệnh vảy nến cần phải thực hiện để làn da không bị khô, bong tróc vảy. Mỗi ngày, bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước. Đồng thời, bạn có thể uống nước ép sinh tố trái cây để thay thế và không nên uống nước ngọt có ga hoặc các loại nước gây kích ứng da. Uống đủ nước sẽ giúp làn da giữ được độ ẩm tự nhiên, mềm mại, mịn màng hơn.
10. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến. Để đảm bảo an toàn cho da, tránh tình trạng kích ứng, người bệnh nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với làn da, có mùi thơm dễ chịu. Tùy thuộc vào từng loại kem dưỡng ẩm, bạn có thế sử dụng vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
11. Sử dụng kem chống nắng
Với căn bệnh vảy nến, người bệnh không nên tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Nếu đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng các vật dụng che chắn làn da cẩn thận, tránh tình trạng da bị kích ứng dễ tái phát bệnh nhiều hơn. Người bệnh nên lựa chọn loại kem chống nắng có thành phần phù hợp với da để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trên đây là những cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả, người bệnh cần biết để bảo vế sức khỏe cho bản thân mình. Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết bởi bệnh vảy nến rất dễ tái phát. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem tiếp...