SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Cách nong bao quy đầu cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả [Thủ thuật]

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Nong bao quy đầu cho bé tại nhà là một trong những biện pháp thường được dùng trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Quá trình này cần thực hiện đúng cách và đòi hỏi sự kiên trì cao từ các bậc phụ huynh.

Cách nong bao quy đầu cho bé tại nhà


Hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì?​


Hẹp bao quy đầu ở trẻ em diễn ra khá phổ biến, là tình trạng bao quy đầu không thể tuột xuống dưới đầu dương vật ngay cả khi cố gắng lộn xuống bằng tay. Đa số các trường hợp sẽ tự khắc phục khi trẻ khoảng 3 – 4 tuổi, được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu do bệnh lý (chỉ chiếm khoảng 1%), thường xảy ra do viêm nhiễm, sẹo xơ ảnh hưởng đến sự co rút của bao quy đầu.

Bao quy đầu có vai trò bảo vệ, che chắn quy đầu dương vật khỏi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn tình trạng này gây cản trở việc vệ sinh quy đầu, khiến các chất bẩn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi, từ đó tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Nhiều trường hợp hẹp bao quy đầu có thể khiến dương vật bị kẹt, cản trở quá trình lưu thông máu, nghiêm trọng có thể gây hoại tử, ung thư dương vật hoặc vô sinh. (1)

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ không?​


Dựa vào độ tuổi, mức độ, nguyên nhân hẹp bao quy đầu, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ phù hợp. Nguyên tắc chính của điều trị hẹp bao quy đầu là ưu tiên các biện pháp bảo tồn, không gây tổn thương tâm lý cho trẻ.

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ và chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, bác sĩ sẽ hướng dẫn tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà, có thể kết hợp với một số thuốc bôi hỗ trợ. Đây là phương pháp giúp lớp bao quy đầu rộng ra, từ đó giúp cho quy đầu lộ hẳn ra ngoài, dễ vệ sinh và tránh được tình trạng ứ đó nước tiểu, cặn bẩn gây viêm da quy đầu. Phương pháp này được đánh giá là khá đơn giản, dễ thực hiện và an toàn cho bé. (2)

Hẹp bao quy đầu khiến trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh
Hẹp bao quy đầu khiến trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, vùng kín có mùi hôi, mất tự tin.

Hướng dẫn cách nong bao quy đầu cho bé đúng chuẩn​


Nong bao quy đầu cho bé có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín hoặc thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

1. Nong bao quy đầu cho bé tại cơ sở y tế​


Quá trình nong bao quy đầu cho bé tại bệnh viện thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 phút. Trường hợp bao quy đầu quá khít, bác sĩ có thể gây tê tại chỗ để giảm đau cho trẻ.

Sau khi nong, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm cho trẻ với liều lượng phù hợp. Khi mới nong xong, bao quy đầu của trẻ có thể rướm máu và trẻ cảm thấy đau nhưng các triệu chứng này sẽ nhanh chóng khỏi sau đó.

Chọn phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu phù hợp
Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu phù hợp cho trẻ.

2. Cách nong bao quy đầu cho bé tại nhà​


Đa số trẻ nhỏ hẹp bao quy đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu tại nhà. Bố mẹ lưu ý thực hiện đúng thao tác và kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả. Nếu sau khoảng 1 tháng thực hiện, tình trạng hẹp bao quy đầu của bé không có dấu hiệu cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ.
  • Thoa Vaseline, dầu dưỡng hoặc thuốc bôi trơn do bác sĩ chỉ định bôi lên bao quy đầu của trẻ.
  • Kéo da quy đầu về phía trước rồi kéo về phía sau một cách nhẹ nhàng, không khiến trẻ bị đau. Khi kéo ngược về phía sau, phụ huynh giữ nguyên bao quy đầu tại vị trí này trong vài phút. Tăng dần mức kéo sau mỗi lần tập luyện. Lưu ý: không làm trẻ bị đau.
  • Thời gian đầu, cho trẻ ngâm mình trong nước sẽ giúp bài tập dễ thực hiện và trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ​


Ngoài phương pháp điều trị trên, hẹp bao quy đầu còn có thể được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thủ thuật cắt bao quy đầu:

  • Thuốc bôi: Một số loại thuốc Corticosteroid, như Betamethasone 0.05% có các dụng thúc đẩy quá trình làm căng và mỏng bao da quy đầu có thể được sử dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu cho bé. Khi ngưng dùng thuốc, độ dày của bao quy đầu sẽ trở về bình thường. Thuốc bôi cần được thực hiện kết hợp với các bài tập nong bao quy đầu bằng tay và thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong khoảng 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Phẫu thuật cắt bao quy đầu: Phẫu thuật cắt bao quy đầu thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, trẻ có biểu hiện viêm nhiễm nghiêm trọng, hẹp bao quy đầu ở mức độ nặng. Phương pháp được thiện hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Trẻ được gây mê, gây tê trong suốt quá trình thực hiện. Sau phẫu thuật cắt bao quy đầu, trẻ có thể vận động bình thường nhưng lưu ý tránh các hoạt động mạnh, tổn thương đến khu vực phẫu thuật. Bố mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ và chú ý chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.

>>>Tham khảo thêm: Bao quy đầu dài ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Biến chứng do nong bao quy đầu ở trẻ em​


Nong bao quy đầu ở trẻ em được đánh giá là khá an toàn cho trẻ, dễ thực hiện nhưng nhiều trường hợp nóng vội, nong sai cách có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề như chảy máu, rách bao quy đầu, đứt dây thắng dương vật, tổn thương tâm lý, thắt nghẹt bao quy đầu, gây sẹo, hẹp bao quy đầu bệnh lý,… Do đó, bố mẹ lưu ý cẩn thận trong quá trình nong bao quy đầu cho trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ ngay lập tức.

Cách chăm sóc bao quy đầu cho trẻ em​


Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ em, đặc biệt ở trẻ hẹp bao quy đầu sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm bao quy đầu. Một số lưu ý trong chăm sóc bao quy đầu cho trẻ em, bố mẹ cần lưu ý:

  • Ở trẻ nhỏ, khi bao quy đầu chưa tuột xuống được, vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhưng vệ sinh các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Để vùng kín khô thoáng, ngăn ngừa tình trạng hăm tã (ở trẻ nhỏ).
  • Không tự ý dùng các loại nước tẩy rửa, vệ sinh vùng kín cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng tăm bông, vòi xịt nước xịt thẳng vào đầu dương vật.
  • Ở trẻ trên 3 tuổi, đã có thể tuột bao quy đầu xuống: rửa sạch tay rồi tuột nhẹ bao quy đầu về phía bụng, rửa sạch quy đầu dưới vòi nước chảy nhẹ rồi tuột bao quy đầu về vị trí cũ.
  • Trẻ lớn hơn, bố mẹ hướng dẫn trẻ tự vệ sinh đúng cách.
  • Dùng khăn giấy lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh.
  • Thay đồ lót định kỳ.

Một số lưu ý khi nong bao quy đầu cho bé tại nhà​


Khi nong bao quy đầu cho bé tại nhà, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đảm bảo các yếu tố vệ sinh, rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ trước khi thực hiện.
  • Thực hiện các thao tác đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách nhẹ nhàng, không nóng vội.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau đớn, có dịch hôi,… để được bác sĩ thăm khám và xử lý đúng cách.

Nong bao quy đầu cho trẻ ở đâu đáng tin cậy?​


Khi nhận thấy trẻ có các bất thường về bao quy đầu, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa Nhi để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Hiện nay, Khoa Nhi – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hiện đang là những địa chỉ được nhiều bố mẹ lựa chọn để chăm sóc, thăm khám và điều trị sức khỏe cho trẻ.

Với mục tiêu mang đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu, tạo môi trường khám chữa bệnh thân thiện, đạt chuẩn quốc tế, Khoa Nhi được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

Đặc biệt, là một bệnh viện đa khoa chuyên sâu, Khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều chuyên khoa khác, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhi và gia đình. Khi thăm khám sức khỏe tại đây, mỗi bệnh nhi sẽ được điều trị theo một phác đồ riêng, với những kỹ thuật tân tiến nhất trong chẩn đoán và điều trị. Nguyên tắc chung của của điều trị là ưu tiên các biện pháp ít xâm lấn, ngăn ngừa biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh; từ đó giúp trẻ nhanh chóng bình phục, xuất viện.

Khoa Nhi là địa điểm thăm khám sức khỏe cho trẻ
Khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh là địa điểm thăm khám sức khỏe cho trẻ được nhiều gia đình lựa chọn.

Tại phòng khám Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh điều trị thành công các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ;
  • Dư ngón, chai mắt cá chân, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa Vaccine lao;
  • Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh;
  • Dính thắng lưỡi, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay;
  • Bướu máu, kén mô mềm, các u vùng mặt kích thước nhỏ, mụn nhọt vùng hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em;
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách nong bao quy đầu cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả. Nong bao quy đầu đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục và giảm nguy cơ cắt bao quy đầu ở trẻ.

Xem tiếp...
 
Top Bottom