SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Cách nhận biết viêm dạ dày và trào ngược acid dạ dày

Ngọc Khuê

Tích Cực
SUCKHOE+ | Viêm loét dạ dày và trào ngược là hai bệnh về tiêu hoá phổ biến. Do đều xuất phát từ dạ dày nên có một số triệu chứng dễ gây nhầm lẫn giữa hai bệnh, dẫn đến chẩn đoán chậm trễ, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

  • 26/03/2024 08:39

  • cach-nhan-biet-va-cai-thien-viem-da-day-va-trao-nguoc-acid-da-day11711360161.PNG
    Làm thế nào phân biệt viêm dạ dày với trào ngược acid?

    Biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày ruột do vi khuẩn​


    Cách điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày ruột do vi khuẩn​


    Cha mẹ chớ chủ quan với những dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ!​


    Ăn tối sớm có lợi cho sức khoẻ thế nào?​



    Nguyên nhân viêm dạ dày và trào ngược acid dạ dày

    Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, trong khi trào ngược acid hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD) xảy ra khi acid dạ dày liên tục chảy ngược lên thực quản, gây ợ nóng và các triệu chứng liên quan khác.

    Bác sĩ Akash Chaudhary, chuyên gia tư vấn tiêu hoá, chuỗi bệnh viện CARE (Ấn Độ) cho biết, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài, uống quá nhiều rượu, căng thẳng và phản ứng tự miễn.

    Viêm niêm mạc dạ dày là tổn thương khá thường gặp. Trong đó, viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị teo mỏng, mất các tuyến, là hậu quả của quá trình viêm mạn tính kéo dài, được xếp vào nhóm tổn thương tiền ung thư. Theo Nhà xuất bản Y tế StatPearls, viêm teo dạ dày mạn tính được ước tính ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu, nguy cơ bệnh viêm teo dạ dày mạn tính cao hơn khoảng 2,4 lần ở những người nhiễm vi khuẩn H. pylori.

    Trong khi đó, trào ngược acid dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (Lower Esophageal Sphincter - LES) yếu đi hoặc giãn ra không đúng cách, khiến acid dạ dày chảy ngược vào thực quản. Một số yếu tố có thể dẫn đến trào ngược như béo phì, mang thai, thoát vị khe hoành (xảy ra khi dạ dày hoặc các cơ quan khác trồi vào trung thất qua lỗ thực quản của cơ hoành), hút thuốc và một số thói quen ăn kiêng.

    Gợi ý cách nhận biết viêm dạ dày và trào ngược acid dạ dày

    Bác sĩ Akash Chaudhary cho biết, viêm dạ dày và trào ngược acid có thể có một số triệu chứng giống nhau như ợ nóng hoặc cảm giác nóng ở ngực hay bụng trên, cảm thấy buồn nôn, đau bụng, đầy hơi. Nếu chỉ tập trung vào các triệu chứng có thể sẽ khó phân biệt giữa viêm dạ dày và trào ngược acid, bạn cần chú ý các điểm sau:

    Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực

    Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực​


    - Vị trí đau: Viêm dạ dày thường gây đau ở giữa vùng bụng trên rốn; Trong khi trào ngược acid thường dẫn đến đau ở ngực hoặc đau tức tại vùng thượng vị.

    - Tác nhân: Các triệu chứng viêm dạ dày có thể bị kích hoạt do ăn uống các chất kích thích như rượu, một số loại thuốc hoặc thức ăn cay; Các triệu chứng trào ngược acid thường tăng thêm khi bạn nằm xuống hoặc cúi xuống sau khi ăn.

    - Các triệu chứng khác: Viêm dạ dày có thể đi kèm biểu hiện nôn; Trong khi trào ngược acid khiến acid dạ dày trào ngược vào cổ họng, dẫn đến vị chua.

    Cách cải thiện viêm dạ dày và giảm trào ngược acid dạ dày

    Theo BS. Akash Chaudhary, điều trị bệnh viêm dạ dày thường liên quan đến giải quyết nguyên nhân cơ bản. Nếu nhiễm H. pylori, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Đồng thời, bạn cần tránh các chất kích thích như rượu bia, hạn chế thuốc NSAID, thực hiện chế độ ăn uống thân thiện với dạ dày để có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

    Đối với chứng trào ngược acid, bạn nên điều chỉnh lối sống, gồm giảm cân nếu đang thừa cân hay béo phì, tránh ăn no trước giờ ngủ, nên kê cao gối nằm và tránh các thức ăn gây kích ứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm tiết acid.

    Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)

Xem tiếp...
 
Top Bottom