BS An Giang
Fan Cứng
Lộ sóng (lộ sống), bóng đỏ da là những biến chứng khá phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là khi bệnh nhân đặt miếng độn mũi bằng sụn nhân tạo như silicone hay goretex…
Bóng đỏ da là tình trạng đỏ da sống mũi và/hoặc đầu mũi, có thể tồn tại lâu sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có da mỏng. Còn lộ sóng là tình trạng có thể nhìn thấy miếng độn dưới ánh sáng. Đặc biệt, các trường hợp dùng GoreTex, có thể nhìn rõ đường viền sống mũi qua lớp da bên trên, do không có bao xơ hình thành bao quanh miếng goretex nên miếng độn có xu hướng làm trơ khung mũi ra và co rút lại.
Miếng độn goretex được nhìn thấy sau 4 ngày phẫu thuật
Bóng dỏ da sau nâng mũi
Mũi lộ sóng
Mũi lộ sóng do nâng quá cao
Nguyên nhân gây ra những vấn đề này có thể là do nâng mũi quá cao, đặt miếng độn quá cứng, chất liệu kém hoặc thiết kế miếng độn quá dày không phù hợp với tỉ lệ sống mũi. Việc đặt miếng độn như thế sẽ khiến da mũi phải giãn căng quá mức để có thể bọc lên sụn độn, mạch máu bị chèn ép, theo thời gian sẽ có nguy cơ bào mỏng da, dần dần gây bóng đỏ, lộ sóng và đau nhức trong nhiều ngày. Những trường hợp nặng và không can thiệp kịp thời còn có thể dẫn đến biến dạng, co rút mũi và thậm chí miếng sụn còn có thể gây thủng đầu mũi và hoại tử da, rất khó và mất rất nhiều thời gian để khắc phục.
Ngoài ra cũng có thể do đặc điểm da mũi tự nhiên của bệnh nhân quá mỏng, dẫn đến việc không thể bọc được phần sụn gây lộ sóng, bóng đỏ. Hay có nhiều trường hợp chọn vật liệu đặt không phù hợp, ví dụ đặt miếng độn silicone màu trắng, cũng chính là lý do gây bóng đỏ da và lộ sóng theo thời gian. Vì loại silicone này thường làm cho da mũi nhanh bị mỏng đi hơn.
Hầu hết các trường hợp bóng đỏ, lộ sóng sau nâng mũi đều yêu cầu phải phẫu thuật chỉnh sửa lại và mặc dù quy trình chỉnh sửa không quá phức tạp nhưng sẽ tốn thời gian và đòi hỏi bác sĩ phải có sự phán đoán cũng như tính toán tốt. Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các cách xử lý khác nhau.
Khi xuất hiện tình trạng bóng đỏ, lộ sóng hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân rút miếng độn ra. Vì miếng độn kém chất lượng nếu để lâu có thể ăn sâu vào phần da thịt, mô mũi và để càng lâu sẽ càng kéo theo nhiều biến chứng. Sau khi rút ra nếu miếng độn chưa ảnh hưởng nhiều đến mô mũi thì bệnh nhân sẽ chỉ cần chờ 2- 3 tuần là có thể nâng mũi lại, nhưng nếu mô mũi bị ảnh hưởng nhiều thì cần chờ tối thiểu 3 tháng để mô mũi ổn định.
Miếng sụn được bọc cân cơ thái dương ướm trên sống mũi
Để chỉnh sửa, đầu tiên bác sĩ sẽ bóc tách, tháo bỏ hoàn toàn miếng độn cũ và bao xơ xung quanh. Sau đó với những trường hợp trước đó đã sử dụng sụn nhân tạo thì bác sĩ thường sẽ chuyển sang dùng sụn tự thân là sụn sườn. Tuy nhiên với những bệnh nhân vẫn muốn dùng sụn nhân tạo như silicone thì bác sĩ thường sẽ khuyên không nên dùng miếng phôi silicone màu trắng.
Sau khi chọn vật liệu thay thế, miếng độn sẽ được điêu khắc, chạm khắc cho phù hợp với hình dạng cũng như cấu trúc mô da ở sống mũi. Sau đó để đảm bảo sống mũi được tự nhiên, bác sĩ có thể dùng mô da nhân tạo để tái tạo lại phần da bị mỏng, cụ thể có thể dùng mô sinh học như megaderm (được chiết xuất từ biểu bì của con người)… hay cân cơ thái dương để bọc miếng sụn. Việc bọc như thế này có tác dụng tạo một lớp đệm gia cố giữa sụnvà da mũi giúp bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng lộ sóng, bóng đỏ về sau. Ngoài ra để đảm bảo, miếng độn cũng cần được đặt ở khoang chứa dưới màng xương, giúp che phủ miếng độn tốt hơn.
Về phần đầu mũi, bác sĩ sẽ cần dùng sụn tai để bọc và tạo hình lại. Sụn tai có độ cong và mềm mại tự nhiên sẽ là vật liệu lý tưởng để duy trì vùng đầu mũi ổn định về lâu dài.
Dù các biến chứng y khoa đều có thể được khắc phục, tuy nhiên sẽ rất mất thời gian, công sức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần bệnh nhân. Vì thể để tránh tình trạng lộ sóng, bóng đỏ sau nâng mũi, ngay từ đầu bệnh nhân cần lưu ý chọn địa điểm phẫu thuật thật uy tín, tránh ham rẻ mà chịu hậu quả về sau.
Dưới đây là một số hình ảnh mũi bóng đó, lộ sóng trước và sau chỉnh sửa
Xem tiếp...
Bóng đỏ da là tình trạng đỏ da sống mũi và/hoặc đầu mũi, có thể tồn tại lâu sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có da mỏng. Còn lộ sóng là tình trạng có thể nhìn thấy miếng độn dưới ánh sáng. Đặc biệt, các trường hợp dùng GoreTex, có thể nhìn rõ đường viền sống mũi qua lớp da bên trên, do không có bao xơ hình thành bao quanh miếng goretex nên miếng độn có xu hướng làm trơ khung mũi ra và co rút lại.
Nguyên nhân gây biến chứng lộ sóng, bóng đỏ da sau nâng mũi
Nguyên nhân gây ra những vấn đề này có thể là do nâng mũi quá cao, đặt miếng độn quá cứng, chất liệu kém hoặc thiết kế miếng độn quá dày không phù hợp với tỉ lệ sống mũi. Việc đặt miếng độn như thế sẽ khiến da mũi phải giãn căng quá mức để có thể bọc lên sụn độn, mạch máu bị chèn ép, theo thời gian sẽ có nguy cơ bào mỏng da, dần dần gây bóng đỏ, lộ sóng và đau nhức trong nhiều ngày. Những trường hợp nặng và không can thiệp kịp thời còn có thể dẫn đến biến dạng, co rút mũi và thậm chí miếng sụn còn có thể gây thủng đầu mũi và hoại tử da, rất khó và mất rất nhiều thời gian để khắc phục.
Ngoài ra cũng có thể do đặc điểm da mũi tự nhiên của bệnh nhân quá mỏng, dẫn đến việc không thể bọc được phần sụn gây lộ sóng, bóng đỏ. Hay có nhiều trường hợp chọn vật liệu đặt không phù hợp, ví dụ đặt miếng độn silicone màu trắng, cũng chính là lý do gây bóng đỏ da và lộ sóng theo thời gian. Vì loại silicone này thường làm cho da mũi nhanh bị mỏng đi hơn.
Cách khắc phục biến chứng lộ sóng, bóng đỏ da
Hầu hết các trường hợp bóng đỏ, lộ sóng sau nâng mũi đều yêu cầu phải phẫu thuật chỉnh sửa lại và mặc dù quy trình chỉnh sửa không quá phức tạp nhưng sẽ tốn thời gian và đòi hỏi bác sĩ phải có sự phán đoán cũng như tính toán tốt. Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các cách xử lý khác nhau.
Khi xuất hiện tình trạng bóng đỏ, lộ sóng hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân rút miếng độn ra. Vì miếng độn kém chất lượng nếu để lâu có thể ăn sâu vào phần da thịt, mô mũi và để càng lâu sẽ càng kéo theo nhiều biến chứng. Sau khi rút ra nếu miếng độn chưa ảnh hưởng nhiều đến mô mũi thì bệnh nhân sẽ chỉ cần chờ 2- 3 tuần là có thể nâng mũi lại, nhưng nếu mô mũi bị ảnh hưởng nhiều thì cần chờ tối thiểu 3 tháng để mô mũi ổn định.
Để chỉnh sửa, đầu tiên bác sĩ sẽ bóc tách, tháo bỏ hoàn toàn miếng độn cũ và bao xơ xung quanh. Sau đó với những trường hợp trước đó đã sử dụng sụn nhân tạo thì bác sĩ thường sẽ chuyển sang dùng sụn tự thân là sụn sườn. Tuy nhiên với những bệnh nhân vẫn muốn dùng sụn nhân tạo như silicone thì bác sĩ thường sẽ khuyên không nên dùng miếng phôi silicone màu trắng.
Sau khi chọn vật liệu thay thế, miếng độn sẽ được điêu khắc, chạm khắc cho phù hợp với hình dạng cũng như cấu trúc mô da ở sống mũi. Sau đó để đảm bảo sống mũi được tự nhiên, bác sĩ có thể dùng mô da nhân tạo để tái tạo lại phần da bị mỏng, cụ thể có thể dùng mô sinh học như megaderm (được chiết xuất từ biểu bì của con người)… hay cân cơ thái dương để bọc miếng sụn. Việc bọc như thế này có tác dụng tạo một lớp đệm gia cố giữa sụnvà da mũi giúp bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng lộ sóng, bóng đỏ về sau. Ngoài ra để đảm bảo, miếng độn cũng cần được đặt ở khoang chứa dưới màng xương, giúp che phủ miếng độn tốt hơn.
Về phần đầu mũi, bác sĩ sẽ cần dùng sụn tai để bọc và tạo hình lại. Sụn tai có độ cong và mềm mại tự nhiên sẽ là vật liệu lý tưởng để duy trì vùng đầu mũi ổn định về lâu dài.
Dù các biến chứng y khoa đều có thể được khắc phục, tuy nhiên sẽ rất mất thời gian, công sức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần bệnh nhân. Vì thể để tránh tình trạng lộ sóng, bóng đỏ sau nâng mũi, ngay từ đầu bệnh nhân cần lưu ý chọn địa điểm phẫu thuật thật uy tín, tránh ham rẻ mà chịu hậu quả về sau.
Dưới đây là một số hình ảnh mũi bóng đó, lộ sóng trước và sau chỉnh sửa
Xem tiếp...