Phương Nga
Tích Cực
Nắm được các mẹo dưới đây, bạn có thể trải qua quá trình hồi phục dễ dàng hơn.
Sau khi phẫu thuật hàm, đa số bệnh nhân đều không cảm thấy đau mà chỉ cảm thấy khó chịu do sưng nề xảy ra. Tình trạng sưng diễn ra khá lâu, là triệu chứng gây phiền toái nhất cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Mức độ sưng đạt đỉnh trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày phẫu thuật, sau đó giảm dần vào những ngày sau. Phần lớn bệnh nhân thấy sưng nhất vào ngày thứ 3 sau khi phẫu thuật hàm trong khi một số ít bệnh nhân thấy sưng nhất vào ngày thứ 4 hậu phẫu.
Sưng là một trong 4 dấu hiệu điển hình của quá trình viêm. Có 2 loại viêm cơ bản cần phân biệt:
Các y tá, điều dưỡng sẽ giúp bạn ngồi dậy càng sớm càng tốt để lượng dịch, chất lỏng còn lại chảy xuống và dễ dàng đào thải hơn. Tư thế nửa nằm nửa ngồi với độ nghiêng khoảng 45 độ được khuyến cáo duy trì sau phẫu thuật.
Trong suốt thời gian nằm viện, hầu hết các thuốc sẽ được truyền tĩnh mạch nên bạn không cần lo lắng vấn đề này.
Đi lại: nên đi lại càng sớm càng tốt miễn là bạn cảm thấy có đủ sức khỏe. Kể cả khi bạn vận động nhẹ, cơ thể bạn cũng sẽ “huy động” chất lỏng tham gia vào hệ tuần hoàn, từ đó giúp giảm sưng.
Chườm lạnh: chườm túi đá lạnh sau phẫu thuật vừa giúp giảm sưng vừa giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Chất lỏng: uống nước sẽ giúp bạn loại bỏ độc tố và làm sạch cơ thể, cũng giúp ích cho quá trình giảm viêm.
Chế độ ăn uống: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để giai đoạn hồi phục diễn ra tốt đẹp là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo loại bỏ các thực phẩm độc hại hoặc biến tính, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau). Một số thực phẩm được đề xuất có tác dụng chống lại quá trình viêm bao gồm: dứa, hành tây, hạt tiêu, trái cây màu đỏ, các loại hạt, hạt lanh, ca cao, dầu oliu, các loại cá béo, tỏi, nghệ, gừng. Ngoài ra, trà xanh cũng là một thức uống chống viêm tốt và lợi tiểu.
Tập luyện: các bài tập mà điều dưỡng hướng dẫn cho bạn không chỉ giúp giảm sưng viêm ở mặt mà còn giúp phục hồi biểu cảm và dần dần khôi phục chức năng ăn nhai. Tương tự, các hoạt động như Yoga hoặc thiền có thể giúp bạn ổn định tinh thần cũng như thể chất.
Thuốc men: sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Chú ý: cần cẩn trọng khi chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Mặc dù chườm nóng có thể giúp giảm sự khó chịu, nhưng đồng thời làm tăng lưu lượng máu, góp phần làm quá trình viêm nặng hơn và cần thêm thời gian để giảm sưng. Đối với chườm lạnh, bệnh nhân nên chườm lạnh trong vài ngày đầu tiên sau khi gọt hàm vì lúc này tình trạng sưng viêm đang có xu hướng đạt đỉnh, sau đó thì giảm dần. Nếu chườm lạnh liên tục vào nhiều ngày sau đó, có thể làm cứng vùng phẫu thuật, tạo ra phù nề cứng, đỏ và khó loại bỏ hơn.
Cuối cùng, duy trì một tâm trạng thoải mái, tích cực cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong giai đoạn hồi phục vì căng thẳng có thể làm cho quá trình hồi phục trở nên dai dẳng hơn và khó khăn hơn.
Xem tiếp...
Sau khi phẫu thuật hàm, đa số bệnh nhân đều không cảm thấy đau mà chỉ cảm thấy khó chịu do sưng nề xảy ra. Tình trạng sưng diễn ra khá lâu, là triệu chứng gây phiền toái nhất cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Mức độ sưng đạt đỉnh trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày phẫu thuật, sau đó giảm dần vào những ngày sau. Phần lớn bệnh nhân thấy sưng nhất vào ngày thứ 3 sau khi phẫu thuật hàm trong khi một số ít bệnh nhân thấy sưng nhất vào ngày thứ 4 hậu phẫu.
Sưng là một trong 4 dấu hiệu điển hình của quá trình viêm. Có 2 loại viêm cơ bản cần phân biệt:
- Viêm ở lớp thượng bì trên cùng: gây chú ý nhất và khó chịu nhất, nhưng chỉ tấn công trong thời gian ngắn rồi biến mất rất nhanh.
- Viêm tồn lưu sau khi phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật: quá trình viêm tập trung ở các mô gần xương nhất, không gây chú ý. Thông thường chỉ có bệnh nhân và những người hiểu rõ về tình trạng viêm mới nhận thấy loại viêm này. Viêm tồn lưu tấn công trong thời gian dài, có thể kéo dài tới 18 tháng rồi mới biến mất hoàn toàn (vậy nên bạn hãy kiên nhẫn nhé).
Tại bệnh viện
Các y tá, điều dưỡng sẽ giúp bạn ngồi dậy càng sớm càng tốt để lượng dịch, chất lỏng còn lại chảy xuống và dễ dàng đào thải hơn. Tư thế nửa nằm nửa ngồi với độ nghiêng khoảng 45 độ được khuyến cáo duy trì sau phẫu thuật.
Trong suốt thời gian nằm viện, hầu hết các thuốc sẽ được truyền tĩnh mạch nên bạn không cần lo lắng vấn đề này.
Đi lại: nên đi lại càng sớm càng tốt miễn là bạn cảm thấy có đủ sức khỏe. Kể cả khi bạn vận động nhẹ, cơ thể bạn cũng sẽ “huy động” chất lỏng tham gia vào hệ tuần hoàn, từ đó giúp giảm sưng.
Chườm lạnh: chườm túi đá lạnh sau phẫu thuật vừa giúp giảm sưng vừa giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Chất lỏng: uống nước sẽ giúp bạn loại bỏ độc tố và làm sạch cơ thể, cũng giúp ích cho quá trình giảm viêm.
Tại nhà
Chế độ ăn uống: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để giai đoạn hồi phục diễn ra tốt đẹp là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo loại bỏ các thực phẩm độc hại hoặc biến tính, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau). Một số thực phẩm được đề xuất có tác dụng chống lại quá trình viêm bao gồm: dứa, hành tây, hạt tiêu, trái cây màu đỏ, các loại hạt, hạt lanh, ca cao, dầu oliu, các loại cá béo, tỏi, nghệ, gừng. Ngoài ra, trà xanh cũng là một thức uống chống viêm tốt và lợi tiểu.
Tập luyện: các bài tập mà điều dưỡng hướng dẫn cho bạn không chỉ giúp giảm sưng viêm ở mặt mà còn giúp phục hồi biểu cảm và dần dần khôi phục chức năng ăn nhai. Tương tự, các hoạt động như Yoga hoặc thiền có thể giúp bạn ổn định tinh thần cũng như thể chất.
Thuốc men: sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Chú ý: cần cẩn trọng khi chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Mặc dù chườm nóng có thể giúp giảm sự khó chịu, nhưng đồng thời làm tăng lưu lượng máu, góp phần làm quá trình viêm nặng hơn và cần thêm thời gian để giảm sưng. Đối với chườm lạnh, bệnh nhân nên chườm lạnh trong vài ngày đầu tiên sau khi gọt hàm vì lúc này tình trạng sưng viêm đang có xu hướng đạt đỉnh, sau đó thì giảm dần. Nếu chườm lạnh liên tục vào nhiều ngày sau đó, có thể làm cứng vùng phẫu thuật, tạo ra phù nề cứng, đỏ và khó loại bỏ hơn.
Cuối cùng, duy trì một tâm trạng thoải mái, tích cực cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong giai đoạn hồi phục vì căng thẳng có thể làm cho quá trình hồi phục trở nên dai dẳng hơn và khó khăn hơn.
Xem tiếp...