SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Cách điều trị di chứng bại liệt chi trên

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Do nhiều nguyên nhân, việc điều trị di chứng bại liệt chi trên gặp khá nhiều khó khăn. Trong số các biện pháp điều trị, chuyển gân là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả cao nhất.


1. Tìm hiểu về di chứng bại liệt chi trên​



Tổn thương dây thần kinh ở chi trên là tình trạng thường gặp, do các nguyên nhân như tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... Việc điều trị bại liệt chi trên gặp khá nhiều khó khăn, nhiều trường hợp chưa được quan tâm đúng mức, bị bỏ qua.

Theo nhiều khảo sát, việc nối bao ngoài dây thần kinh bằng kỹ thuật thông thường cho tỷ lệ kết quả tốt là 65 - 70%; khâu nối bao bó sợi thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu cho tỷ lệ kết quả tốt là 85 - 90%. Ngoài ra, vẫn còn những bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả, để lại di chứng bại liệt chi trên, biến dạng chi thể, mất chức năng vận động, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và lao động của bệnh nhân.

2. Tìm hiểu về phương pháp chuyển gân điều trị di chứng bại liệt chi trên​


Chuyển gân được xem là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị di chứng liệt thần kinh. Chuyển gân là kỹ thuật đưa 1 gân của cơ có chức năng từ vị trí ban đầu chuyển tới vị trí khác để thay thế chức năng của cơ bị liệt hoặc bị tổn thương. Có nhiều phương pháp chuyển gân và mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Một số phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay là:

  • Trường hợp tổn thương dây thần kinh mũ: Liệt thần kinh mũ có biểu hiện là teo cơ delta, khiến bệnh nhân mất động tác dang vai và đưa cánh tay ra trước. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật chuyển cơ gân thang để phục hồi liệt cơ delta;
  • Tổn thương dây thần kinh quay: Liệt thần kinh quay có biểu hiện là teo cơ khu sau cẳng tay, người bệnh mất duỗi cổ tay, các ngón tay, bị mất duỗi hoặc dạng ngón cái, bàn tay rủ như cổ cò. Phương pháp chuyển gân Smith được sử dụng để điều trị phục hồi duỗi cổ tay, ngón tay, duỗi và dạng ngón cái;
  • Tổn thương dây thần kinh cơ bì: Bệnh nhân liệt thần kinh cơ bì có biểu hiện teo cơ khu trước cánh tay, mất gấp khuỷu tay. Chuyển gân theo phương pháp Steindler sẽ giúp điều trị phục hồi gấp khuỷu tay cho người bệnh;
  • Tổn thương dây thần kinh giữa: Biểu hiện của bệnh nhân liệt thần kinh giữa là mất đối chiếu ngón cái, mất gấp ngón trỏ, ngón giữa, ngón cái. Nên điều trị theo phương pháp Burkhalter để chuyển gân cơ ngửa dài cho gấp dài ngón tay cái; khâu gân gấp sâu ngón tay 2, 3 vào ngón 4, 5; thực hiện chuyển gân phục hồi đối chiếu ngón cái;
  • Tổn thương dây thần kinh trụ: Biểu hiện của người bị liệt thần kinh trụ là teo cơ liên cốt bàn tay; mất duỗi đốt 2, 3 của ngón 4, 5; biến dạng ưỡn đốt 1 các ngón tay; mất khép ngón cái; biến dạng bàn tay khỉ hoặc bàn tay vuốt trụ. Điều trị chuyển gân theo phương pháp Zancolli để sửa chữa biến dạng vuốt trụ.
Cách điều trị di chứng bại liệt chi trên

Chuyển gân là phương pháp điều trị bại liệt chi trên hiệu quả

3. Theo dõi và điều trị sau phẫu thuật​


Thời gian nằm viện trung bình cho các trường hợp phẫu thuật điều trị di chứng bại liệt chi trên là khoảng 10 ngày. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng vết thương và đầu ngón tay trong thời gian này. Tay mổ sẽ được bất động bằng nẹp bột, được treo tay cao. Người bệnh được hướng dẫn tập vận động sau mổ, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm sưng nề và thuốc an thần. Nếu có nhiễm trùng bàn tay, bệnh nhân được cắt chỉ, thay băng và cắt lọc lại.

Khi ra viện, tay bệnh nhân tiếp tục được cố định trên nẹp bộ trong 6 tuần, được hướng dẫn tập vận động. Khi đã đủ 6 tuần, người bệnh đến khám lại, bỏ nẹp và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Khi được chỉ định điều trị di chứng bại liệt chi trên bằng phương pháp chuyển gân, người bệnh cần phối hợp với mọi chỉ định của bác sĩ. Nếu có triệu chứng bất thường phát sinh, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp, xử trí.

Xem tiếp...
 
Top Bottom