SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Cách điều trị các vấn đề về tĩnh mạch khi mang thai

Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị được.


Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi và những thay đổi này dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. Một trong những vấn đề đó là chứng suy giãn tĩnh mạch.

Mặc dù không phải ai mang thai cũng đều sẽ bị các vấn đề với tĩnh mạch nhưng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai phổ biến hơn mọi người vẫn nghĩ. Các nghiên cứu cho thấy gần 50% phụ nữ mang thai đều bị một vấn đề nào đó với tĩnh mạch.

Và trên thực tế, một trong 5 yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch là mang thai.

Vậy tại sao một số phụ nữ lại bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi này cùng với một số cách để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tĩnh mạch trong thai kỳ và sau khi sinh.

Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch khi mang thai​

1. Thay đổi nội tiết tố​


Ngay khi thụ thai thành công, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể sẽ bắt đầu thay đổi ngay lập tức.

Sự thay đổi này sẽ gây ra một số vấn đề. Ví dụ, phụ nữ mang thai sẽ thay đổi tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hơn, cơ thể mệt mỏi và thèm ăn những món lạ.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố còn ảnh hưởng đến cả tĩnh mạch.

Tại sao lại như thế?

Sự sản xuất progesterone trong buồng trứng sẽ tăng vọt trong thai kỳ. Điều này khiến cho các mạch máu khó co thắt để lưu thông máu hơn so với trước khi mang thai. Và điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

2. Tăng lượng máu​


Trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Do lượng máu tăng lên nên các tĩnh mạch sẽ bị giãn ra.

3. Gen di truyền​


Khi không mang thai, nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sẽ tăng cao nếu gia đình có tiền sử bị các vấn đề về tĩnh mạch.

Và nếu có mẹ hoặc bà từng bị giãn tĩnh mạch khi mang thai thì khả năng cao là bạn cũng sẽ bị vấn đề này trong thai kỳ.

4. Tăng áp lực​


Khi ngày dự sinh ngày càng đến gần thì cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để chống lại trọng lực và đưa máu từ chân lên tim.

Và, khi thai nhi bên trong tử cung ngày càng phát triển, vùng chậu sẽ phải chịu áp lực lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả các tĩnh mạch đi qua vùng chậu.

Do phải chịu áp lực lớn nên các tĩnh mạch sẽ không còn hoạt động hiệu quả như trước. Khi máu dồn ứ lại thì sẽ khiến cho mạch máu phình lớn lên và nổi trên da.

Làm thế nào để bảo vệ tĩnh mạch khi mang thai?​


Có nhiều cách để giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh trong thời gian mang thai và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Tất cả những cách này đều phải được bắt đầu ngay từ sớm vì càng thực hiện muộn thì việc ngăn ngừa sẽ càng khó.

Vận động thường xuyên​


Khi mang thai, cơ thể thường bị nặng nề, mệt mỏi cùng với nhiều triệu chứng khó chịu khác. Điều này khiến cho phụ nữ không còn muốn di chuyển. Tuy nhiên, ngồi hoặc đứng ở một chỗ quá lâu sẽ đều gây hại cho tĩnh mạch. Hãy cố gắng đứng lên đi lại sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng để giữ cho máu lưu thông bình thường.

Tập thể dục hàng ngày​


Nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn ở thời gian đầu của thai kỳ.

Trong khi vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone endorphin. Hormone này giúp cải thiện tâm trạng tiêu cực và những cảm giác khó chịu do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra. Hơn nữa, tập thể dục còn là một cách tuyệt vời để giữ cho sự lưu thông máu ổn định.

Khi mang thai thì không cần và cũng không nên tập luyện nặng. Chỉ cần đi bộ 30 - 60 phút mỗi ngày là đủ để giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh và đồng thời kiểm soát cân nặng. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tư vấn những bài tập phù hợp nhất.

Mang tất nén​


Mang tất nén là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa các vấn đề ở tĩnh mạch, đặc biệt là trong thời gian mang thai. Loại tất này có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch đẩy máu về phía tim.

Nếu ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì hãy đi tất nén để giữ cho sự lưu thông máu diễn ra bình thường.

Ngoài ra cũng nên mang tất nén khi đi dạo hàng ngày.

Nâng cao chân​


Nhiều phụ nữ mang thai bị mỏi, sưng phù chân và đôi khi còn đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào cuối ngày

Để làm giảm tình trạng này và ngăn ngừa các vấn đề về tĩnh mạch thì hãy nằm xuống và kê một vài chiếc gối dưới chân để chân cao hơn tim.

Điều này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và hỗ trợ cơ thể lưu thông máu tự nhiên từ các tĩnh mạch ở cẳng chân đến tim.

Cố gắng ngủ nghiêng về bên trái​


Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch chính và giúp giữ cho sự tuần hoàn máu diễn ra ổn định.

Uống đủ nước​


Uống nhiều nước giúp giảm nhiều triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa các vấn đề với tĩnh mạch và còn cải thiện tình trạng táo bón – một vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai.

Không đi giày cao gót và các loại giày không thoải mái​


Các cơ ở bắp chân có vai trò đẩy máu từ chân và bàn chân trở về tim. Việc mang các loại giày không thoải mái, chẳng hạn như giày cao gót, sẽ hạn chế chuyển động của cơ bắp chân và làm chậm quá trình lưu thông máu, khiến máu ứ đọng lại ở chân và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Do đó, khi mang thai thì nên đi giày bệt để bàn chân và tĩnh mạch được thoải mái.

Điều trị bệnh tĩnh mạch sau khi sinh​


Nếu đã thử tất cả những biện pháp trên mà vẫn bị chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thì cũng đừng lo lắng. Hãy cứ tiếp tục thực hiện các phương pháp này để ngăn tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Và ở nhiều phụ nữ, vấn đề này sẽ tự hết trong vòng vài tháng sau khi sinh.

Nếu chứng giãn tĩnh mạch vẫn còn sau nhiều tháng thì có thể điều trị được bằng những biện pháp đơn giản và xâm lấn tối thiểu. Hai phương pháp phổ biến nhất là:

  • Tiêm xơ tĩnh mạch: Đây là thủ thuật tiêm một loại dung dịch gây xơ vào các tĩnh mạch bị giãn, khiến cho mạch máu hình thành sẹo và đóng lại, không còn lưu thông máu. Các tĩnh mạch này sẽ teo dần theo thời gian và cuối cùng được tái hấp thụ vào cơ thể.
  • Điều trị bằng laser nội mạch: Với phương pháp này, năng lượng laser được truyền vào tĩnh mạch có vấn đề, đốt nóng và làm cho mạch máu đóng lại rồi xẹp xuống. Sau đó, tĩnh mạch bị hỏng sẽ được cơ thể tái hấp thụ và dòng máu sẽ chuyển hướng sang các tĩnh mạch khác.

Xem tiếp...
 
Top Bottom