SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Hồ Phương Khánh Nhi khoa Đã hỏi: Ngày 13/07/2021

Chào bác sĩ, bé nhà em bắt đầu xuất hiện những vết mụn nước ở toàn thân nhưng nhiều nhất là trong miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Em nghĩ đây là bệnh tay chân miệng. Vậy có cách nào để điều trị bệnh tại nhà không ạ?​


4.824 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh - Khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 13/07/2021
Nhi khoa


Chào Phương Khánh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

Trước hết, bạn nên cho bé tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có kết luận chính xác. Như vậy, chúng ta mới có thể áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Việc điều trị chủ yếu là tập trung giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và chăm sóc sức khỏe của trẻ thật tốt.

Nếu bác sĩ không chỉ định bé nhập viện, hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát, khó chịu của trẻ:

– Cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh

– Uống đồ lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước ướp lạnh

– Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda

– Tránh thức ăn mặn, cay, chua hay nóng

– Ăn thức ăn lỏng, mềm (những thức ăn không đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều)

– Nếu trẻ lớn và biết súc miệng, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng gạc rơ miệng và làm vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Điều này khiến các vết loét ở miệng bớt đau, giảm phản ứng viêm giúp trẻ có thể ăn uống được.

– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch và thoáng. Bạn có thể bôi thuốc xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế nhiễm trùng.

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách

– Bạn có thể cho bé sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Hy vọng những thông tin trên đây có ích với bạn. Chúc em bé của bạn mau khỏi bệnh!

Xem tiếp...
 
Top Bottom