THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
397K

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tuổi cha mẹ cần biết rõ

Trẻ sinh non là những em bé chào đời trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi, còn non yếu, thậm chí có nhiều cơ quan chưa sẵn sàng với môi trường bên ngoài. Vậy cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần như thế nào là đúng cách, an toàn, giúp trẻ phát triển tốt?

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tuổi


Nguyên nhân trẻ sinh non 36 tuần tuổi​


Nguyên nhân dẫn đến sinh non ở 36 tuần tuổi được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi và các vấn đề về lối sống, môi trường sống. Ở một số trường hợp, sinh non 36 tuần tuổi không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số yếu tố có thể gây sinh non như: (1)

  • Mẹ bầu bị suy cổ tử cung, tử cung bất thường.
  • Mẹ có tiền sử sinh non.
  • Mẹ có một số bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, các vấn đề về thận.
  • Khoảng cách giữa hai lần sinh quá ngắn.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng màng ối, viêm màng ối.
  • Mẹ bầu bị tiền sản giật.
  • Chăm sóc trước sinh không phù hợp, thiếu dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu có các thói quen xấu, dùng chất kích thích như ma túy, hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động,… thường xuyên căng thẳng, stress, thiếu ngủ.
  • Mẹ bầu mang đa thai.
  • Thai phụ quá trẻ hoặc lớn tuổi (dưới 16 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi).

Đặc điểm trẻ sinh non 36 tuần​


Theo chia sẻ của các chuyên gia, dựa vào số tuần tuổi thai nhi đạt được đến khi chào đời, trẻ sinh non được chia làm 4 nhóm:

  • Trẻ sinh cực non tháng: Trẻ chào đời trước 28 tuần tuổi thai.
  • Trẻ sinh rất non tháng: Trẻ chào đời từ 28 đến trước 32 tuần tuổi thai.
  • Trẻ sinh non vừa: Trẻ chào đời từ tuần 32 đến trước tuần 35 tuần tuổi thai.
  • Trẻ sinh non muộn: Trẻ chào đời từ tuần thứ 35 đến trước 37 tuần tuổi thai.

Như vậy, trẻ sinh non 36 tuần tuổi sẽ được xếp vào nhóm trẻ sinh non muộn. Trung bình các em bé này sẽ có cân nặng khoảng từ 2.6 – 3.1kg, và chiều dài đạt 44.5 – 48.3cm, nếu mẹ bầu được chăm sóc tốt và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong hành trình mang thai.

Với những trẻ sinh non ở 36 tuần tuổi thai, hầu hết cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nếu mẹ và trẻ đều không có bệnh lý gì đặc biệt thì các trẻ sinh ở 36 tuần sẽ có thể hoàn toàn ổn định sau sinh như cac trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Tuy nhiên, tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp các vấn đề sau:

  • Cân nặng thấp.
  • Trương lực cơ giảm.
  • Khóc yếu.
  • Hạ đường máu, hạ thân nhiệt.
  • Một số cơ quan như hệ hô hấp chưa hoàn thiện có thể gặp vấn đề về hô hấp cần hỗ trợ tích cực sau sinh.
Trẻ sinh non 36 tuần có vẻ ngoài khá giống với trẻ sinh đủ tháng
Trẻ sinh non 36 tuần có vẻ ngoài khá giống với trẻ sinh đủ tháng.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại bệnh viện​


Với hầu hết các trẻ sinh ở 36 tuần, cơ thể trẻ đã tương đối hoàn thiện như một trẻ đủ tháng, việc chăm sóc trẻ sẽ tương tự như với một trẻ sơ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, các vấn đề của trẻ sinh non cần được lưu ý bao gồm:

  • Đảm bảo thân nhiệt, đường huyết ổn định cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ được bú thường xuyên, bú đúng cách.
  • Đảm bảo hô hấp cho trẻ.
  • Sàng lọc các yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn, vàng da cho trẻ…

Khi trẻ đã dần ổn định, có thể tự thực hiện được các kỹ năng cơ bản như thở, bú, nuốt, khả năng điều hòa thân nhiệt tốt hơn,… bác sĩ sẽ cho trẻ xuất viện và hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ tại nhà phù hợp.

Hướng dẫn cách chăm sóc em bé sinh non 36 tuần tại nhà​


Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại nhà đúng cách giúp trẻ phát triển an toàn, khỏe mạnh. Trẻ sinh non khi đã được xuất viện, tình trạng sức khỏe của trẻ đã ổn định nên việc chăm sóc tại nhà được thực hiện tương tự như chăm sóc em bé sinh đủ tháng. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chú ý các vấn đề như dinh dưỡng, vệ sinh,… cho trẻ.

1. Giúp bé bắt đầu ăn sữa như thế nào?​


Nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời là lựa chọn hoàn hảo nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng nếu vì một số lý do, mẹ không thể cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng về sữa non công thức phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ sinh non 36 tuần cơ nguy cơ bú, nuốt chưa hiệu quả. Vậy nên, khi cho trẻ bú, mẹ cần kiên nhẫn, cho trẻ bú từ từ, từng chút một, đảm bảo tư thế bú đúng và cho trẻ bú đúng thời điểm, đảm bảo bữa bú của trẻ ở trạng thái tốt nhất để trẻ có thể bú hiệu quả nhất.

2. Thời gian và tần suất cho ăn​


Cho trẻ bú theo nhu cầu là lời khuyên tốt nhất khi cho trẻ sinh non 36 tuần bú. Giai đoạn đầu, kích thước dạ dày trẻ còn nhỏ, trẻ bú nhanh no nhưng cũng nhanh đói. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Tần suất cho trẻ bú dao động trong khoảng 8 – 12 cữ/ngày (mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng – tùy trường hợp).

3. Lượng thức ăn cho trẻ sinh non 36 tuần​


Đảm bảo đủ theo nhu cầu của trẻ, điều chỉnh, hỗ trợ tư thế bú cho trẻ được bú hiệu quả nhất. Đánh giá bữa bú của trẻ có hiệu quả, trẻ bú xong có được no không? và theo dõi lượng đi tiểu của trẻ (số lần thay bỉm, số lần đi tiểu của trẻ).

4. Phương pháp cho ăn​


Trẻ sinh non 36 tuần tuổi không có bất thường hoặc khó khăn trong việc bú – nuốt, mẹ có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn từ ngay sau sinh. Các kỹ thuật cho trẻ bú và hỗ trợ trẻ bú cần được chú ý hơn để đảm bảo bữa bú của trẻ được hiệu quả. Mẹ nên chú ý cho trẻ bú đúng tư thế để tránh khiến trẻ bị sặc sữa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

Với những trẻ không thể bú mẹ cần được hỗ trợ bú bình đúng cách, đảm bảo núm bình phù hợp, tư thế bú đúng. Một số trẻ sinh ở 36 tuần thai có thể gặp một số khó khăn khi bú có thể cần được hỗ trợ như trợ ti (với trẻ bú mẹ) hoặc các núm bình với dòng chảy chậm, hỗ trợ tư thể cho bé, ngắt nhịp cho trẻ khi trẻ bú tránh nguy cơ trẻ bị sặc sữa.

sua-me-la-nguon-duong-chat-ly-tuong


5. Theo dõi biểu hiện bệnh khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà​


Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời. Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Bú kém, bỏ bú hoặc kích thích, quấy khóc bất thường.
  • Trẻ li bì, ngủ nhiều, khó đánh thức dậy.
  • Trẻ nôn ói liên tục, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp hoặc có các dấu hiệu mắc bệnh thường gặp.

6. Giữ ấm cơ thể chăm sóc trẻ sinh non tại nhà​


Trẻ sinh non, lượng mỡ dưới da ở trẻ khá ít nên chưa thể giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Lúc này, phần lớn dinh dưỡng của trẻ sẽ được sử dụng để chuyển hóa thành mỡ, giữ ấm cho trẻ nếu trẻ không được giữ ấm phù hợp. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất để phát triển đầy đủ.

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), thân nhiệt của trẻ sinh non nên được duy trì trong khoảng 36,5 độ C (được đo tại nách). Phương pháp Kangaroo là phương pháp giữ nhiệt hiệu quả, được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Phương pháp không chỉ giúp mẹ kiểm soát được thân nhiệt của trẻ, ủ ấm trẻ vừa đủ mà còn giúp tăng tình cảm, tiếp xúc giữa mẹ và bé. (2)

7. Đảm bảo môi trường xung quanh an toàn​


Được chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh, chứa đầy tình yêu thương của bố mẹ và người thân sẽ giúp trẻ sinh non 36 tuổi phát triển tốt hơn. Trẻ có thể gặp phải một số khó khăn trong phát triển, vì vậy việc chăm sóc trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ từ người thân.

Trẻ sinh non rất dễ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp. Vì vậy, mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh khu vực chăm sóc trẻ: thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, khử khuẩn các vật dụng cá nhân của trẻ; tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, động vật, người có dấu hiệu mắc bệnh. Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được thăm khám và theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, từ đó cân chỉnh, hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần qua phương pháp bổ sung năng lượng​


Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số dưỡng chất bố mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng hàng cho trẻ.

1. Bổ sung sắt​


Thiếu hụt sắt trong giai đoạn đầu đời ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan, đặc biệt là não bộ. Sinh non khiến lượng sắt cần thiết cho trẻ tăng cao để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung đủ sắt cho trẻ sinh non, lưu ý tránh để quá tải sắt. Liều lượng sắt bổ sung nên dao động trong khoảng 2 – 3mg/kg/ngày sau 6 tuần tuổi sau sinh, bổ sung liên tục trong 6 – 12 tháng đầu đời. (3)

2. Bổ sung Vitamin D​


Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mô và xương. Thiếu hụt vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của mô, xương mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, dị ứng, ảnh hưởng thần kinh và hành vi. Do vậy, mẹ nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ sinh non 36 tuần tuổi. Theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sinh non nên được bổ sung 400 IU vitamin D/ngày.

Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ sinh non 36 tuần tuổi
Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ sinh non 36 tuần tuổi.

>>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Cách giảm nguy cơ hiệu quả

Trẻ sinh non 36 tuần có nguy hiểm không?​


Hầu hết trẻ sinh non ở 36 tuần mà không có cá bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mẹ-con nặng khác, thì ở 36 tuần tuổi thai, cơ thể của trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên tình trạng sau sinh của trẻ không quá khác biệt với trẻ sơ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể vẫn gặp các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non như sau:

  • Vấn đề về hô hấp: Suy hô hấp, ngưng thở, viêm phổi.
  • Vàng da.
  • Thân nhiệt không ổn định.
  • Vấn đề về dinh dưỡng: Khả năng bú kém, nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao, viêm ruột hoại tử, dễ bị hạ đường huyết,…
  • Nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh cao.
  • Thiếu máu.
  • Còn ống động mạch.

Với các trường hợp bệnh lý, trẻ cần được chăm sóc và điều trị tại các đơn vị chăm sóc sơ sinh chuyên biệt để đảm bảo các hỗ trợ cho trẻ được an toàn.

>>>Xem ngay: Hướng dẫn cách chăm sóc em bé sinh non 35 tuần tuổi

Câu hỏi thường gặp​


Một số câu hỏi thường gặp về trẻ sinh non 36 tuổi, bố mẹ có thể tham khảo:

1. Trẻ sinh ra ở tuần 36 có cần nằm NICU không?​


Hầu hết các trẻ sinh non ở 36 tuần mà không có bệnh lý gì đặc biệt có thể được chăm sóc cùng mẹ như các trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sinh non 36 tuần tuổi có thể gặp các vấn đề về suy hô hấp, hạ đường máu, hạ thân nhiệt hay nhiễm khuẩn cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại các đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) cho đến khi sức khỏe của trẻ ổn định. Một nghiên cứu cho thấy, có đến 5% trẻ sinh non 36 tuần tuổi cần được chăm sóc tích cực tại các đơn vị hồi sức sơ sinh do suy hô hấp.

2. Bé 36 tuần có về nhà được không?​


Trẻ sinh non 36 tuần tuổi sẽ được về nhà, chăm sóc tại nhà khi sức khỏe của trẻ đã ổn định và trẻ đã có thể tự thực hiện được các kỹ năng cơ bản như hô hấp, bú, nuốt.

3. Sinh con ở tuần 36 có an toàn không?​


Nhìn chung, trẻ sinh non 36 tuần tuổi có khả năng sống tương tự như trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể gặp phải một số biến chứng sinh non như các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng, vàng da, cân nặng khi sinh thấp, chậm phát triển,… (4)

4. Phổi của trẻ có phát triển ở tuần thứ 36 không?​


Phổi của trẻ 36 tuần tuổi dường như đã phát triển đầy đủ nhưng các cơ quan thuộc hệ hô hấp vẫn chưa sẵn sàng và hoạt động hiệu quả khi chào đời. Do vậy, trẻ vẫn có nguy cơ suy hô hấp, tỷ lệ gặp các vấn đề về hô hấp cao.

5. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 có phát triển chậm hơn không?​


Trẻ sinh non ở tuần thứ 36 có thể gặp một số trở ngại phát triển. Các vấn đề này thường xoay quanh khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí nhớ, hành vi và học tập. Do vậy, bố mẹ và người thân cần hỗ trợ trẻ nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về trẻ sinh non 36 tuần cũng như nắm được cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần an toàn tại nhà. Khi chăm sóc tại nhà, bố mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Xem tiếp...
 
Top Bottom